Bước tới nội dung

Tôm càng đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôm càng đỏ
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Phân ngành: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Parastacidae
Chi: Cherax
Loài:
C. quadricarinatus
Danh pháp hai phần
Cherax quadricarinatus
(Von Martens, 1868)

Tôm càng đỏ[2] (Danh pháp khoa học: Cherax quadricarinatus), còn được biết đến với tên gọi như Tôm càng Úc hay Tôm càng đỏ Queensland hay là tôm càng xanh nhiệt đới hay tôm càng xanh nước ngọt) làm một loài tôm càng nước ngọt của nước Úc.[1] Nó được xem là loài xâm lấn và đã thiết lập được các quần thể hoang dã tại Nam Phi, Mexico, Jamaica, Puerto Rico,[1] Indonesia,[3] Zambia[4]Singapore.[5]. Chúng được xếp vào nhóm Tôm hùm đất (Crayfish).

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng là một loài tôm nhiệt đới, có màu xanh sẫm và nâu đỏ, đầu và ngực được vỏ che kín, bụng có 6 đốt, đuôi hình cánh quạt xoè ra thành 5 phần và có 5 cặp chân khoẻ để đào hang. Đôi mắt kép nên thị giác rất tốt, hai cặp hàm rất khoẻ với ba cặp chân ở hàm dùng để đưa thức ăn vào miệng. Khi bị đe doạ, chúng có thể chạy giật lùi cực nhanh bằng cách búng mạnh gai đuôi ở cuối bụng[6]. Loài tôm này di chuyển nhanh dưới đáy ao hồ, sông suối, ưa đào hang, có khả năng sinh sản nhanh chóng và chống chịu trước biến động môi trường. Với đôi càng màu đỏ to khỏe, chúng có thể cắt ngang thân lúa cứng, ăn tất cả loại búp cây non, thậm chí cả tôm, cá nhỏ. Chúng ăn tất cả thủy sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với sinh vật bản địa. Trong mùa sinh sản, tôm cái tiết ra một chất dẫn dụ tôm đực gọi là pheromone rồi con đực dùng cặp chân bụng đầu tiên để rót tinh trùng vào một chiếc túi trên cơ thể tôm cái, tôm cái có thể sinh ra 300 đến 800 trứng một lần, tôm non thường nở ra vào mùa xuân[6].

Tác động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc phải đối phó với nạn tôm hùm đất phát triển dọc sông Trường Giang.[cần dẫn nguồn]Việt Nam, loài này được nhập về qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.[cần dẫn nguồn] Nếu loài phát tán ra đồng ruộng Việt Nam sẽ nguy hại hơn ốc bươu vàng, làm lây lan mầm bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng gây thiệt hại nặng nề cho các đầm nuôi tôm. Những loài tôm, cá đặc trưng của Việt Nam có thể biến mất khi tôm hùm đất xâm lấn.

Chúng từng được nuôi thử nghiệm tại tỉnh Phú Thọ năm 2012. Tôm hùm đất đã được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, phát triển từ năm 2013. Sau đó xác định đây là loài ngoại lai nguy hại, các nhà khoa học đề nghị không nhân giống phát triển, nếu không ngăn chặn kịp thời, tôm hùm đất sẽ trở thành "đại họa" cho nền nông nghiệp và hệ sinh thái. Việc kiểm soát tôm hùm đất gặp khó khăn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Austin C. M.; Jones C. & Wingfield M. (2010). “Cherax quadricarinatus”. The IUCN Red List of Threatened Species. 2010: e.T4621A11041003. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-3.RLTS.T4621A11041003.en.
  2. ^ Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
  3. ^ Patoka, Jiří; Wardiatno, Yusli; Yonvitner; Kuříková, Pavlína; Petrtýl, Miloslav; Kalous, Lukáš (2016). “Cherax quadricarinatus (von Martens) has invaded Indonesian territory west of the Wallace Line: evidences from Java”. Knowledge and Management of Aquatic Ecosystems. 417 (417): 39. doi:10.1051/kmae/2016026.
  4. ^ Nakayama, Shouta M. M.; Ikenaka, Yoshinori; Muzandu, Kaampwe; Choongo, Kennedy; Oroszlany, Balazs; Teraoka, Hiroki; Mizuno, Naoharu; Ishizuka, Mayumi (2010). “Heavy Metal Accumulation in Lake Sediments, Fish (Oreochromis niloticus and Serranochromis thumbergi), and Crayfish (Cherax quadricarinatus) in Lake Itezhi-tezhi and Lake Kariba, Zambia”. Archives of Environmental Contamination and Toxicology. 59 (2): 291–300. doi:10.1007/s00244-010-9483-8. ISSN 0090-4341. PMID 20162262.
  5. ^ Shane T. Ahyong; Darren C. J. Yeo (2007). “Feral populations of the Australian Red-Claw crayfish (Cherax quadricarinatus von Martens)”. Biol Invasions. 9 (8): 943–946. doi:10.1007/s10530-007-9094-0.
  6. ^ a b Không ăn Tôm càng đỏ

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Austin, C.M.; Jones, C. & Wingfield, M. (2010). "Cherax quadricarinatus". The IUCN Red List of Threatened Species. 2010: e.T4621A11041003. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-3.RLTS.T4621A11041003.en.
  • Patoka, Jiří; Wardiatno, Yusli; Yonvitner; Kuříková, Pavlína; Petrtýl, Miloslav; Kalous, Lukáš (2016). "Cherax quadricarinatus (von Martens) has invaded Indonesian territory west of the Wallace Line: evidences from Java". Knowledge and Management of Aquatic Ecosystems. 417 (417): 39. doi:10.1051/kmae/2016026.
  • Shane T. Ahyong; Darren C. J. Yeo (2007). "Feral populations of the Australian Red-Claw crayfish (Cherax quadricarinatus von Martens)". Biol Invasions. 9 (8): 943–946.