Symphorus nematophorus
Symphorus nematophorus | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Lutjaniformes |
Họ (familia) | Lutjanidae |
Chi (genus) | Symphorus Günther, 1872 |
Loài (species) | S. nematophorus |
Danh pháp hai phần | |
Symphorus nematophorus (Bleeker, 1860) | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Symphorus nematophorus là loài cá biển duy nhất thuộc chi Symphorus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1860.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Không rõ từ nguyên của chi. Theo các nhà ngư học hiện tại, từ này có thể được ghép từ hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: súmphusis (σύμφῠσῐς; “cùng nhau phát triển”) và phérō (φέρω, “mang theo”), hàm ý đề cập đến các gai và tia mềm phát triển tạo thành một vây lưng liên tục. Còn từ định danh được ghép từ nêmatos (νῆματος; “sợi chỉ”) và phérō, đề cập đến một (hoặc nhiều) tia mềm ở trước vươn dài thành sợi ở cá con.[2]
Phạm vi phân bố và môi trường sống
[sửa | sửa mã nguồn]Từ biển Andaman, S. nematophorus được phân bố trải dài về phía đông đến Fiji và Tonga, mở rộng ở phần lớn khu vực Đông Nam Á, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), xa về phía nam đến bờ bắc Úc và Nouvelle-Calédonie.[1][3] S. nematophorus cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam.[4][5]
S. nematophorus sống tập trung trên các rạn san hô ở độ sâu từ ít nhất là 20 đến 100 m.[6]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. nematophorus là 100 cm.[6] Cá trưởng thành màu nâu xám hoặc đỏ nhạt với các vạch sọc dọc màu đậm. Cá con màu nâu cam nhạt với các sọc ngang màu xanh óng ở hai bên lườn. Vây lưng có các tia trước vươn dài thành sợi.
Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 14–18; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–11; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số vảy đường bên: 53–59.[7]
Sinh học
[sửa | sửa mã nguồn]Thức ăn của S. nematophorus là các loài cá nhỏ hơn.[6] S. nematophorus có thể sống đến 36 năm.[8]
Thương mại
[sửa | sửa mã nguồn]S. nematophorus được đánh bắt trên khắp các vùng biển thuộc phạm vi của chúng. Do có thể gây ra ngộ độc ciguatera mà loài cá này đã bị cấm bán ở một số nước như Úc và Vanuatu. S. nematophorus được đánh giá là một trong những loài cá độc nhất ở Vanuatu.[1]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Russell, B.; Lawrence, A.; Myers, R.; Carpenter, K. E.; Smith-Vaniz, W. F. “Symphorus nematophorus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa: e.T194347A2317915. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T194347A2317915.en. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Mesoprion nematophorus”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ Lê Thị Thu Thảo (2011). “Danh sách các loài thuộc họ cá Hồng Lutjanidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Symphorus nematophorus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ Gerald R. Allen (1985). “Symphorus” (PDF). Vol.6. Snappers of the world. Roma: FAO. tr. 160–161. ISBN 92-5-102321-2.
- ^ Currey, Leanne M.; Simpfendorfer, Colin A.; Williams, Ashley J. (2009). “Resilience of reef fish species on the Great Barrier Reef and in Torres Strait” (PDF). Project Milestone Report: 1–32.