Somaliland
Cộng hòa Somaliland[1]
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
| |||||
| |||||
Bản đồ Vị trí của Somaliland (xanh) trên thế giới Vị trí Somaliland (đỏ) trong khu vực
| |||||
Tiêu ngữ | |||||
لا إله إلا الله محمد رسول الله(Ả Rập) Lā ilāhā illā-llāhu; muhammadun rasūlu-llāhi (tiếng Ả rập: "Không có Thiên Chúa nào khác ngoài Đức Ala; Muhammad là tiên tri của Đức Ala") | |||||
Quốc ca | |||||
Samo ku waar (Somalia) حياة طويلة مع السلام (Ả Rập) (tiếng Việt: "Muôn năm hòa bình") | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa tổng thống | ||||
Tổng thống Phó tổng thống | Muse Bihi Abdi Abdirahman Saylici | ||||
Lập pháp | Quốc hội | ||||
Thượng viện | Viện trưởng lão | ||||
Hạ viện | Hạ viện | ||||
Thủ đô | Hargeisa 9°33′N 44°03′E 9°33′B 44°03′Đ / 9,55°B 44,05°Đ | ||||
Thành phố lớn nhất | Hargeisa | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 137.600 km² | ||||
Múi giờ | EAT (UTC +3) (UTC+3); mùa hè: không theo (UTC+3) | ||||
Lịch sử | |||||
18 tháng 5 năm 1991 | Tách ra từ Somalia | ||||
Công nhận | chưa được công nhận | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Somali, tiếng Ả Rập | ||||
Dân số ước lượng (2013) | 4,500,000[3] người | ||||
Mật độ | 25 người/km² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2015) | Tổng số: 320 triệu USD[4] Bình quân đầu người: $577 [4] | ||||
Đơn vị tiền tệ | Somaliland shilling (SLSH ) | ||||
Thông tin khác | |||||
Mã ISO 3166-1 | SO | ||||
Tên miền Internet | .so | ||||
Mã điện thoại | +252 (Somalia) | ||||
Cách ghi ngày tháng | d/m/yy (AD) | ||||
Lái xe bên | phải | ||||
Ghi chú
|
Somaliland (tiếng Somali: Somaliland, tiếng Ả Rập: صوماليلاند Ṣūmālīlānd hay أرض الصومال Arḍ aṣ-Ṣūmāl) là một quốc gia tự tuyên bố độc lập, nhưng vẫn chưa được quốc tế công nhận là một khu vực tự trị của Somalia.[5][6] Chính phủ Somaliland tự xác định mình là quốc gia kế thừa của lãnh thổ bảo hộ Somaliland thuộc Anh, vốn độc lập vào ngày 26 tháng 6 năm 1960 với tên gọi Quốc gia Somaliland,[7][8] trước khi hợp nhất với Lãnh thổ ủy trị Somalia vào ngày 1 tháng 7 năm 1960 để hình thành nước Cộng hòa Somalia.[7][8][9][10][11]
Somaliland giáp với Ethiopia ở phía nam và tây, với Djibouti ở phía tây bắc, với vịnh Aden ở phía bắc, và với vùng tự trị Puntland của Somalia ở phía đông.[12]
Sau khi chính phủ trung ương sụp đổ vào năm 1991, chính phủ địa phương đã tuyên bố độc lập khỏi phần còn lại của Somalia vào ngày 18 tháng 5 cùng năm.[5][13][14] Kể từ đó, lãnh thổ này nằm dưới quyền quản lý của một chính phủ nước Cộng hòa Somaliland (tiếng Somali: Jamhuuriyadda Somaliland, tiếng Ả Rập: جمهورية صوماليلاند Jumhūrīyat Ṣūmālīlānd). Chính phủ này duy trì các quan hệ phi chính thức với một số chính phủ nước ngoài, những nước này cử phái đoàn ngoại giao đến Hargeisa. Ethiopia cũng duy trì một văn phòng thương mại tại Somaliland. Tuy nhiên, tuyên bố độc lập của Somaliland vẫn không được quốc gia hay tổ chức quốc tế nào công nhận.[5][15][16]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Các văn vật sớm nhất của loài người trong khu vực là các bích họa hang động Laas Geel, có niên đại trước 3000 TCN. Hồi giáo được đưa đến vùng duyên hải phía bắc Somalia từ bán đảo Ả Rập, một thời gian ngắn sau hành trình hijra của Muhammad.[17] Nhiều vương quốc Somalia Hồi giáo được thành lập trong khu vực vào giai đoạn này.[18] Nhiều thế kỷ sau, đến thập niên 1500, Đế quốc Ottoman chiếm đóng Berbera và vùng xung quanh. Pasha của Ai Cập là Muhammad Ali sau đó thiết lập chỗ đứng tại khu vực từ năm 1821 đến năm 1841.[19]
Năm 1888, sau khi ký kết các hiệp định liên tiếp với các Sultan người Somalia đương nhiệm như Mohamoud Ali Shire của Vương quốc Warsangali, Anh Quốc thiết lập một vùng đất bảo hộ trong khu vực, được gọi là Somaliland thuộc Anh.[20] Người Anh tiến hành đóng quân, và xếp vùng đất bảo hộ này vào thành phần của Ấn Độ thuộc Anh cho đến năm 1898. Somaliland thuộc Anh sau đó nằm dưới quyền quản lý của Bộ Ngoại giao cho đến năm 1905, và sau đó là Bộ Thuộc địa.
Nhìn chung, người Anh không quan tâm nhiều đến khu vực nghèo tài nguyên này.[21] Theo tuyên bố thì mục đích của việc thiết lập vùng đất bảo hộ là để "đảm bảo một thị trường cung ứng, kiểm soát buôn bán nô lệ, và loại trừ việc các cường quốc khác can thiệp."[22] Người Anh chủ yếu nhìn nhận vùng đất bảo hộ này là một nguồn cung cấp thịt cho các tiền đồn Ấn Độ thuộc Anh của họ tại Aden. Do vậy, khu vực có biệt danh là "cửa hàng thịt của Aden".[23] Chính phủ thuộc địa trong giai đoạn này không mở rộng cơ sở hạ tầng hành chính vượt quá vùng duyên hải,[24] trong khi Somalia thuộc Ý trải qua can thiệp thuộc địa nhiều hơn.[25]
Somaliland thuộc Anh độc lập vào ngày 26 tháng 6 năm 1960, còn Lãnh thổ ủy thác Somalia (tức Somalia thuộc Ý cũ) cũng độc lập năm ngày sau đó.[9] Ngày 1 tháng 7 năm 1960, đúng như kế hoạch, hai lãnh thổ hợp nhất để hình thành nước Cộng hòa Somalia.[10][11] Ngày 20 tháng 7 năm 1961, thông qua trưng cầu dân ý đại chúng, người dân Somalia thông qua một hiến pháp mới.[26] Đến thập niên 1990, chính phủ của Mohamed Siad Barre sụp đổ. Nhiều người Somalia vỡ mộng với sinh hoạt dưới chế độ độc tài quân sự, chính phủ trở nên ngày càng chuyên chế, các phong trào kháng chiến xuất hiện trên toàn quốc và được Ethiopia khuyến khích, cuối cùng dẫn đến Nội chiến Somalia. Trong số các nhóm vũ trang có Mặt trận Dân tộc Somalia (SNM) có cơ sở tại Hargeisa.
Mặt trận Dân tộc Somalia ban đầu chủ trương hợp nhất, song cuối cùng chuyển sang theo đuổi độc lập, muốn tách khỏi phần còn lại của Somalia.[27] Dưới quyền lãnh đạo của Abdirahman Ahmed Ali Tuur, chính phủ địa phương tuyên bố các lãnh thổ ở tây bắc bộ Somalia độc lập trong một hội nghị được tổ chức tại Burao từ ngày 27 tháng 4 năm 1991 đến ngày 15 tháng 5 năm 1991.[28] Abdirahman Ahmed Ali Tuur sau đó trở thành Tổng thống đầu tiên của chính thể Somaliland, song từ chức vào năm 1994 và bắt đầu công khai mưu cầu và chủ trương hòa giải với phần còn lại của Somalia theo thể chế liên bang phân quyền.[27] Đại hội Hòa giải dân tộc tại Borama bổ nhiệm Muhammad Haji Ibrahim Egal làm tổng thống thứ nhì. Đại hội này họp trong bốn tháng, khiến an ninh dần được cải thiện, cũng như hợp nhất lãnh thổ mới.[29] Muhammad Haji Ibrahim Egal được tái bổ nhiệm vào năm 1997, và tại nhiệm cho đến khi mất vào năm 2002. Phó tổng thống Dahir Riyale Kahin tuyên thệ nhậm chức tổng thống một thời gian ngắn sau đó.[30]
Cuộc chiến tại nam bộ Somalia giữa một bên là quân Hồi giáo nổi dậy và bên còn lại là chính phủ trung ương Somalia cùng Liên minh châu Phi hầu như không có ảnh hưởng trực tiếp đến Somaliland, lãnh thổ này cùng với Puntland láng giếng vẫn tương đối ổn định.[31]
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Somaliland nằm tại tây bắc bộ Somalia, giữa 08°00' – 11°30' vĩ Bắc và giữa 42°30' – 49°00' kinh Đông. Lãnh thổ này giáp với Djibouti ở phía tây, với Ethiopia ở phía nam, và với Puntland ở phía đông. Somaliland có 740 kilômét (460 mi) đường bờ biển, phần lớn là dọc theo vịnh Aden. Lãnh thổ có diện tích 137.600 km2 (53.100 dặm vuông Anh).
Khí hậu Somaliland pha trộn giữa các điều kiện ẩm và khô. Phần phía bắc của lãnh thổ có nhiều đồi, và nhiều nơi có cao độ 900 và 2.100 mét (3.000 và 6.900 ft) trên mực nước biển. Những nơi như Awdal, Sahil và Maroodi Jeex (Woqooyi Galbeed) có đất đai phì nhiêu và nhiều núi, còn Togdheer thì phần lớn là bán hoang mạc. Awdal có một số đảo, ám tiêu san hô, rừng ngập mặn.
Một bình nguyên cây bụi bao phủ, bán hoang mạc được gọi là Guban nằm song song với vùng duyên hải vịnh Aden. Với chiều rộng 12 km ở phía tây đến 2 km ở phía đông, bình nguyên bị các sông suối chia cắt, song lòng các sông suối này về cơ bản là cát khô ngoại trừ trong mùa mưa. Khi có mưa, các bụi cây thấp và bụi cỏ của Guban biến thành thảm thực vật tươi tốt.[32]
Cal Madow là một dãy núi ở phần phía bắc của lãnh thổ, kéo dài từ tây bắc của Erigavo đến cách vài km phía tây của Bosaso. Dãy núi này có đỉnh cao nhất của Somalia là Shimbiris với cao độ 2.416 mét (7.927 ft).[33] Các rặng núi gồ ghề theo chiều đông-tây thuộc dãy Karkaar cũng nằm trong vùng nội địa của vùng duyên hải vịnh Aden.[32] Tại các khu vực trung bộ, các dãy núi phía bắc nhường chỗ cho các cao nguyên thấp và sông suối thường khô hạn, được người địa phương gọi là Ogo. Cao nguyên phía tây của Ogo dẫn kết hợp vào Haud, một khu vực quan trọng đối với chăn thả gia súc.[32]
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Shilling Somaliland là một tiền tệ ổn định song không được quốc tế công nhận và hiện nay không có tỷ giá hối đoái chính thức. Đơn vị tiền tệ này do Ngân hàng Somaliland điều chỉnh, ngân hàng được thành lập vào năm 1994 theo quy định trong hiến pháp.
Do Somaliland không được quốc tế công nhận, các nhà tài trợ quốc tế gặp khó khăn trong việc cung cấp viện trợ. Do vậy, chính phủ dựa chủ yếu vào tiền thuế thu được, và kiều hối từ cộng đồng người Somalia tha hương đóng góp rất nhiều cho kinh tế của Somaliland.[34] Ngân hàng Thế giới ước tính rằng 1 tỷ USD kiều hối đến Somalia hàng năm từ những người tha hương tại Hoa Kỳ, châu Âu, và các quốc gia vùng Vịnh. Các nhà phân tích cho rằng công ty Dahabshiil có thể giải quyết hai phần ba trong số đó, và rằng có đến một nửa trong đó là đến Somaliland.[35]
Nông nghiệp thường được coi là một ngành kinh tế có tiềm năng, đặc biệt là sản xuất ngũ cốc và trồng hoa. Khai mỏ cũng có tiềm năng, dẫu cho việc khai thác đá giản đơn đã dẫn đến việc chúng có chứa hỗn tạp nhiều loại khoáng sản khác nhau.
Nghiên cứu gần đây tại Somaliland cho thấy rằng khu vực có dự trữ lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở ngoài khơi và ven bờ. Cũng có một vài giếng đã được khoan trong những năm gần đây, song do tình trạng không được công nhận của khu vực, các công ty dầu mỏ nước ngoài không thể kinh doanh tại đây.
Từ sau chiến tranh Eritrea-Ethiopia, Somaliland trở thành nơi quá cảnh xuất khẩu chính của Ethiopia. Ethiopia đã ký một hợp đồng với chính phủ Somaliland, ghi rõ rằng thành phố cảng Berbera sẽ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đi và đến từ Ethiopia.
Nhân khẩu
[sửa | sửa mã nguồn]Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết người dân tại Somaliland nói hai ngôn ngữ chính thức của khu vực: tiếng Somali và tiếng Ả Rập. Điều 6 trong Hiến pháp năm 2001 quy định rằng ngôn ngữ chính thức của Somaliland là tiếng Somali, mặc dù tiếng Ả Rập là một môn học bắt buộc trong trường học và được sử dụng tại các nhà thờ Hồi giáo quanh khu vực. Tiếng Anh cũng được sử dụng và được dạy trong trường học.
Tiếng Somali là một tập hợp các ngôn ngữ gọi là Các ngôn ngữ Đất thấp Đông Cushitic bởi người Somali sống tại Somalia, Djibouti và các lãnh thổ lân cận. Đông Cushitic là một nhánh của Nhóm ngôn ngữ Cushitic, một phần của Ngữ hệ Á-Phi rộng lớn.
Phơng ngữ Somali được sử dụng rộng rãi nhất là tiếng Somali tiêu chuẩn, một thuật ngữ được dùng để chỉ một vài phương ngữ nhỏ, những người sử dụng có thể hiểu lẫn nhau một cách dễ dàng. Tiếng Somali tiêu chuẩn được nói tại hầu hết Somali và các lãnh thổ lân cận (Djibouti, Ogaden, đông bắc Kenya) và được các đài truyền thông tại Somaliland sử dụng.
Khả năng ngôn ngữ có ý nghĩa lớn trong xã hội Somali, khả năng có thể cầu hôn, được chiến đấu, tở thành một chính trị gia hay lãnh đạo tôn giáo một phần dựa trên sự khéo léo về mặt ngôn ngữ của người đó. Thời kỳ trước cách mạng, tiếng Anh là ngôn ngữ chiếm ưu thế tại hệ thống trường học và trong chính quyền.
Tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Với một vài ngoại lệ, toàn bộ người dân Somaliland là người Hồi giáo, phần lớn thuộc hệ phái Hồi giáo Sunni và phái Shài'i của luật học Hồi giáo. Hồi giáo cũng đóng vai trò là tôn giáo quốc gia. Có những dầu tích về tôn giáo truyền thống tiền Hồi giáo từng tồn tại ở Somaliland, song hiện Hồi giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ý thức dân tộc của người Somali. Nhiều quy tắc xã hội của người Somali xuất phát từ tôn giáo của họ. Nhiều phụ nữ Somali mang hijab khi họ ở nơi công cộng. Thêm vào đó, người Somali không dùng thịt lợn, cờ bạc và đồ uống có cồn. Người Hồi giáo thường tụ tập vào chiều thứ sáu để nghe thuyết pháp và cầu nguyện tập thể.
Hệ thống thị tộc
[sửa | sửa mã nguồn]Có khoảng 3,5 triệu cư dân tại Somaliland. Xã hội Somaliland được tổ chức thành các thị tộc. Thị tộc lớn nhất tại Somaliland là Isaaq và thị tộc lớn thứ hai là Gadabuursi Dir, một số thị tộc lớn khác hiện diện tại Somaliland là Issa, Gabooye, và Harti Darod (như Warsangali và Dhulbahante). Người Warsangali và Dhulbahante chủ yếu cư trú tại Sool, một số phần ở Đông Sanaag và một phần nhỏ ở đông nam Togdheer, trong khi người Isaaq tập trung chủ yếu tại các vùng Maroodi Jeex, Sanaag, Gabiley, Togdheer và Saaxil. Các thị tộc được chia tiếp thành các dòng tộc.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Susan M. Hassig, Zawiah Abdul Latif, Somalia, (Marshall Cavendish: 2007), p.10.
- ^ Tên gọi sử dụng trong The Constitution of the Republic of Somaliland và trong Somaliland Official Gazette
- ^ “As Somalia Struggles, Can Neighboring Somaliland Become East Africa's Next Big Commercial Hub?”. International Business Times. ngày 18 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2015.
- ^ a b World Bank. New World Bank GDP and Poverty Estimates for Somaliland 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
- ^ a b c Lacey, Marc (ngày 5 tháng 6 năm 2006). “The Signs Say Somaliland, but the World Says Somalia”. New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
- ^ “The Transitional Federal Charter of the Somali Republic” (PDF). University of Pretoria. ngày 1 tháng 2 năm 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010. "The Somali Republic shall have the following boundaries. (a) North; Gulf of Aden. (b) North West; Djibouti. (c) West; Ethiopia. (d) South south-west; Kenya. (e) East; Indian Ocean."
- ^ a b “Somaliland Marks Independence After 73 Years of British Rule” (fee required). The New York Times. ngày 26 tháng 6 năm 1960. tr. 6. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
- ^ a b “How Britain said farewell to its Empire”. BBC News. ngày 23 tháng 7 năm 2010.
- ^ a b Encyclopaedia Britannica, The New Encyclopaedia Britannica, (Encyclopaedia Britannica: 2002), p.835
- ^ a b “The dawn of the Somali nation-state in 1960”. Buluugleey.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2009.
- ^ a b “The making of a Somalia state”. Strategy page.com. ngày 9 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2009.
- ^ Analysis: Time for jaw-jaw, not war-war in Somaliland
- ^ “The Constitution of the Republic of Somaliland” (PDF). Government of Somaliland. ngày 1 tháng 5 năm 2001. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Somaliland Celebrates 18 May Independence Day”. The Somaliland Times. ngày 19 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Reforming Somaliland's Judiciary” (PDF). United Nations. ngày 9 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Arab League condemns Israel over Somaliland recognition”. Ethjournal.com. ngày 7 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2010.
- ^ Encyclopedia Americana, Volume 25. Americana Corporation. 1965. tr. 255.
- ^ Lewis, I.M. (1955). Peoples of the Horn of Africa: Somali, Afar and Saho. International African Institute. tr. 140.
- ^ E. H. M. Clifford, "The British Somaliland-Ethiopia Boundary", Geographical Journal, 87 (1936), p. 289
- ^ Hugh Chisholm (ed.), The encyclopædia Britannica: a dictionary of arts, sciences, literature and general information, Volume 25, (At the University press: 1911), p.383.
- ^ Samatar, Abdi Ismail (1989). The state and rural transformation in Northern Somalia, 1884–1986. Madison: University of Wisconsin Press. tr. 31. ISBN 0-299-11990-4.
- ^ Samatar p. 31
- ^ Samatar, Unhappy masses and the challenge of political Islam in the Horn of Africa, Somalia Online [1] Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2010
- ^ Samatar, The state and rural transformation in Northern Somaliap. 42
- ^ Tristan McConnell, The Invisible Country, Virginia Quarterly Review, ngày 15 tháng 1 năm 2009,[2] Lưu trữ 2010-06-13 tại Wayback Machine Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2010
- ^ Greystone Press Staff, The Illustrated Library of The World and Its Peoples: Africa, North and East, (Greystone Press: 1967), p.338
- ^ a b “Somaliland's Quest for International Recognition and the HBM-SSC Factor”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
- ^ Somaliland Constitution
- ^ Lewis, A Modern History, pp. 282–286
- ^ Human Rights Watch (Organization), Chris Albin-Lackey, Hostages to peace: threats to human rights and democracy in Somaliland, (Human Rights Watch: 2009), p.13.
- ^ “Somalia: Somaliland appeals for 'cooperation with Puntland' a second time”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2014.
- ^ a b c Hadden, Robert Lee. 2007. "The Geology of Somalia: A Selected Bibliography of Somalian Geology, Geography and Earth Science." Lưu trữ 2009-03-27 tại Wayback Machine Engineer Research and Development Laboratories, Topographic Engineering Center
- ^ “Somalia”. World Factbook. Central Intelligence Agency. ngày 14 tháng 5 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2009.
- ^ Daniel Harris with Marta Foresti 2011. Somaliland's progress on governance: A case of blending the old and the new Lưu trữ 2020-08-07 tại Wayback Machine. London: Overseas Development Institute
- ^ “Remittances a lifeline to Somalis”. Global Post. ngày 4 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2010. [liên kết hỏng]
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Wales Strikes Out On Its Own In Its Recognition of Somaliland Lưu trữ 2010-06-05 tại Wayback Machine
- Hoehne, Markus V. 2009: Mimesis and mimicry in dynamics of state and identity formation in northern Somalia, Africa 79/2, pp. 252–281.
- Hoehne, Markus V. 2007: Puntland and Somaliland clashing in northern Somalia: Who cuts the Gordian knot?, published online on ngày 7 tháng 11 năm 2007. https://web.archive.org/web/20090703051338/http://hornofafrica.ssrc.org/Hoehne/
- "As Somalia Struggles, Can Neighboring Somaliland Become East Africa's Next Big Commercial Hub?". International Business Times. ngày 18 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2019.
- Warmington, Eric Herbert (1995). The Commerce Between the Roman Empire and India. South Asia Books. ISBN 81-215-0670-0.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Bradbury, Mark, Becoming Somaliland (James Currey, 2008)
- Michael Schoiswohl: Status and (Human Rights) Obligations of Non-Recognized De Facto Regimes in International Law: The Case of 'Somaliland' (Martinus Nijhoff, Leiden 2004), ISBN 90-04-13655-X
- Richards, Rebecca (2014). Understanding Statebuilding: Traditional Governance and the Modern State in Somaliland (bằng tiếng Anh). Surrey: Ashgate. ISBN 9781472425898.
Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch guide từ Wikivoyage | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |