Bước tới nội dung

Sakine Cansız

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sakine Cansız
Sinh1958
tỉnh Tunceli, Thổ Nhĩ Kỳ
Mất9 tháng 1 2013 (54–55 tuổi)
Paris, Pháp
Nguyên nhân mấtHành quyết
Dân tộcKurdish-Zaza[1]
Tư cách công dânThổ Nhĩ Kỳ
Nghề nghiệpTranh đấu cho quyền người Kurd
Tổ chứcĐảng Công nhân Kurd (PKK)

Sakine Cansız (12 tháng 2 năm 1958 – 9 tháng 1 năm 2013) là một trong những người đồng sáng lập Đảng Công nhân Kurd (hay PKK). Một nhà hoạt động người Kurd vào những năm 1980, bà bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ và tra tấn.[2] Là một cộng sự viên thân tín của Abdullah Öcalan và một thành viên cao cấp của PKK, bà đã bị bắn chết tại Paris, Pháp vào ngày 9 tháng 1 năm 2013, cùng với hai nhà hoạt động nữ người Kurd khác là Fidan Doğan và Leyla Söylemez.

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cansiz sinh năm 1958 tại Tunceli, một thành phố ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ, trong một gia đình theo đạo Alevi [1][3]. Khi còn trẻ, vào đầu những năm 70, cô bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng, mà không được tán thành bởi gia đình cô ta.[4] Cô đã bỏ nhà đến Ankara, nơi cô gặp Abdullah Öcalan,[4] người mà cô sẽ làm việc chặt chẽ với[2]. Trong một cuộc phỏng vấn, bà nói về giai đoạn này: "Về một khía cạnh nào đó, tôi đã từ bỏ gia đình, tôi đã không chấp nhận áp lực đó, khăng khăng đòi chủ nghĩa cách mạng, đó là lý do tôi bỏ nhà và đi đến Ankara.Trong bí mật tất nhiên"[4]

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Cansız đã bị bắt vào năm 1979 ngay sau khi tốt nghiệp trung học.[5] Theo tờ The Guardian, bà đã bị bắt ngay sau cuộc đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ năm 1980.[2]

Cô là một trong những thành viên sáng lập của PKK (mật hiệu là "Sara"), và là thành viên nữ cao cấp đầu tiên của tổ chức này [5]. Tại cuộc họp sáng lập của PKK tại Lice ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 9 hoặc tháng 11 năm 1978 (với 22 người tham dự), cô đã đại diện cho Elâzığ, trung tâm hành chính của tỉnh Elosik.[4][6][7] Cansız và vợ cũ của Öcalan Kesire Yıldırım là những phụ nữ duy nhất tham gia cuộc họp này.[6] Cansız bị bắt giam trong những năm 1980 tại Nhà tù Diyarbakır và bị tra tấn ở đó, nhưng vẫn tiếp tục dẫn dắt phong trào người Kurd trong khi đang bị giam giữ, trở thành "huyền thoại giữa các thành viên PKK".[2][8]

Sau khi được phóng thích vào năm 1991, Cansız ở trong các trại PKK ở Thung lũng Beqaa ở Lebanon và sau đó ở miền bắc Iraq, nơi cô đã chiến đấu dưới sự chỉ huy của Osman Ocalan [9][10] Ngoài việc chiến đấu cô tổ chức và lãnh đạo đội phụ nữ của PKK ở đó.[8][9] Bà đã đi đến châu Âu vào giữa những năm 1990.[9] Murat Karayılan đã gửi bà đến đó [2] để chịu trách nhiệm về chi nhánh ở châu Âu của PKK,[8] đầu tiên ở Đức và sau đó ở Pháp, để giải quyết các vấn đề dân sự của nhóm.[2][10] Theo Hürriyet, bà đã chuyển đến châu Âu sau khi phản đối việc hành quyết thành viên PKK Mehmet Şener.[5] Pháp đã cho Cansız tị nạn vào năm 1998 [11] sau khi bà không đồng ý với một số nhân vật PKK cao cấp.[4]

Theo tường thuật, "cô ấy là một nhà hoạt động nữ người Kurd nổi bật và quan trọng nhất, cô ấy không ngại nói ra suy nghĩ của mình, đặc biệt khi nói về vấn đề của phụ nữ." [2] Cũng có thông báo rằng cô ấy không đồng ý với Zübeyir Yılmaz, giám đốc tài chính của PKK, mà theo giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã quấy rầy tình dục cô.[5]

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 10 tháng 1 năm 2013, Cansız, ở độ tuổi 50, đã được tìm thấy đã chết với hai nhà hoạt động nữ người Kurd, Fidan Doğan và Leyla Şaylemez. Kết quả khám nghiệm tử thi cho là ba phụ nữ chết vào khoảng từ 6 giờ đến 7 giờ tối ngày hôm trước [8][12][13]. Cơ thể của họ được tìm thấy trong Trung tâm Thông tin Kurdistan ở Paris.[11]

Vụ giết người xảy ra vào thời điểm khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán với các nhà lãnh đạo PKK gồm cả Öcalan. Các nhà hoạt động PKK ở Paris coi những vụ giết người này là một nỗ lực của "lực lượng đen tối" trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để phá hoại các cuộc đàm phán này. PKK đổ lỗi cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra những xung đột thường xuyên trong PKK,[14] với tờ báo hàng ngày Hürriyet của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng Cansız đã xung đột với Ferman Hussein, người chỉ huy quân đội của PKK [5]. Cũng bị giết là Fidan Doğan của Quốc hội Kurdistan (có trụ sở tại Brussels) và Leyla Söylemez, một "nhà hoạt động cấp dưới". Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls đã thông báo rằng ba phụ nữ đều bị giết chết theo kiểu hành quyết.[15]

Vào ngày 17 tháng 12 năm 2016, Ömer Güney, người duy nhất bị nghi ngờ ám sát Sakine Cansız, Fidan Doğan và Leyla Şaylemez chết vì bệnh nặng trong nhà tù ở Paris.[16]

A group of people marching down an urban street behind a red flag with a star in the middle. They are holding up placards with pictures of three different women on them
Cuộc biểu tình của người Kurd ở Paris sau vụ giết người

Cơ thể của Cansız cùng với hai người phụ nữ kia đã bị sát hại đã được đưa từ Paris đến Istanbul vào ngày 16 tháng 1 năm 2013 và chuyển tới Diyarbakır.[17] Một nghi lễ tang lễ cho ba phụ nữ bị giết đã được tổ chức tại Diyarbakir với sự có mặt của hàng chục ngàn người Kurd vào ngày 17 tháng 1 năm 2013.[18] Mỗi người được chôn tại quê hương: Cansız ở Tunceli, Doğan ở Kahramanmaraş, và Söylemez ở Mersin[19].

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp lên án vụ giết người ba phụ nữ.[20] Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho rằng các vụ giết người đã được thực hiện vì hai lý do có thể: 1) làm hỏng các cuộc đàm phán hiện tại hoặc 2) thực hiện một cuộc hành quyết bên trong PKK. Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ và phát ngôn viên chính phủ Bülent Arınç lên án cuộc tấn công và bày tỏ sự chia buồn của mình.[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Slain Kurdish activist Cansiz leaves stamp on militant PKK”. Reuters. ngày 11 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  2. ^ a b c d e f g Letsch, Constanze (ngày 10 tháng 1 năm 2013). “Sakine Cansiz: 'a legend among PKK members'. The Guardian. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ Jacinto, Leela (ngày 11 tháng 1 năm 2013). “Slain PKK member was a rebel with a cause”. France 24. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ a b c d e Buller, Daren (ngày 11 tháng 1 năm 2013). “Slain Kurdish activist Cansiz leaves stamp on militant PKK”. Reuters. İstanbul. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  5. ^ a b c d e “Three PKK members killed in Paris attack”. Hürriyet. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ a b “Paris slaying puts spotlight on Kurdish female warriors”. The Times of Israel. ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ Jongerden, Joost; Akkaya, Ahmet Hamdi (2011). “The Making of the PKK”. Trong Marlies Casier (biên tập). Nationalisms and Politics in Turkey: Political Islam, Kemalism, and the Kurdish Issue. Joost Jongerden. Taylor & Francis. tr. 136. ISBN 9780415583459. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ a b c d “Kurdish PKK co-founder Sakine Cansiz shot dead in Paris”. BBC. ngày 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  9. ^ a b c Fraser, Suzan (ngày 11 tháng 1 năm 2013). “Sakine Cansiz Murdered”. Huffington Post. Ankara. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
  10. ^ a b “Murder of Kurdish activists' possible inside job”. Asharq Alawsat. ngày 11 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  11. ^ a b Elaine Ganley; Suzan Fraser (ngày 10 tháng 1 năm 2013). “PKK Executions In Paris”. Huffington Post. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  12. ^ “Autopsy: Kurdish women died between 6 and 7pm”. FIRAT news agency. ngày 11 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  13. ^ “Funeral for PKK members set to take place Jan 16”. Hurriyet Daily News. Istanbul. ngày 14 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  14. ^ Morris, Harvey (ngày 10 tháng 1 năm 2013). “Theories Link Paris Murders to Kurdish Peace Moves”. The New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  15. ^ Memmott, Mark (ngày 10 tháng 1 năm 2013). “Three Kurdish Activists Found Dead In Paris; 'Without Doubt An Execution'. NPR. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013.
  16. ^ “Culprit of the murder in Paris of Sakine, Fidan and Leyla dies”. ANF. ngày 17 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
  17. ^ “Female deputies carry the bodies of the Paris victims”. Sabah. ngày 17 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  18. ^ “PKK shooting: Kurds mass for women's funerals”. BBC. ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  19. ^ “Funerals held in hometowns for three Kurdish women killed in Paris”. Today's Zaman. ngày 18 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  20. ^ “Police hunt killers of PKK co-founder Sakine Cansiz”. BBC. ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
  21. ^ “Three Kurdish women murdered in Paris”. Deutsche Welle. ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.