Bước tới nội dung

Sư đoàn 312, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sư đoàn 312
Quân đoàn 12

Chỉ huy
Đại tá Đỗ Trung Dũng – Sư đoàn trưởng Trung tá Phạm Quang Huy - Chính ủy
từ tháng 7/2024 (Chính ủy 2/ Phạm Quang Huy)

Quốc gia Việt Nam
Thành lập27/12/1950
Quân chủng Lục quân
Phân cấpSư đoàn
Nhiệm vụSư đoàn biên chế hỏa lực mạnh
Quy mô10.000 quân
Bộ phận của Quân đoàn 12
Bộ chỉ huyPhổ Yên, Thái Nguyên
Tên khácSư đoàn Chiến Thắng
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Vinh danhAnh hùng LLVTND năm 1973
Thành tíchAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Chỉ huy
Sư đoàn trưởngĐại tá Đỗ Trung Dũng – Sư đoàn trưởng
Chính ủyTrung tá Phạm Quang Huy - Chính ủy
Chỉ huy nổi bật[Trần Độ]]}}





Sư đoàn 312, còn gọi là Sư đoàn Chiến Thắng, trực thuộc Quân đoàn 12 Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm các trung đoàn 141, 165, 209, 68. Là một trong những sư đoàn bộ đội chủ lực cơ động đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (Ngày 24-10-1973 đến ngày 21-11-2023 sư đoàn nằm trong đội hình Quân đoàn 1).[1][2]

  • Ngày truyền thống: 27/12/1950 (ngày ra quân chiến thắng Xuân Trạch).
  • Trụ sở Bộ Chỉ huy Sư đoàn: thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mở chiến dịch Trần Hưng Đạo, trung đoàn 141 và 209 đã cùng tập kết tham gia chiến dịch và phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh Vĩnh Phúc chặn đánh Binh đoàn cơ động số 3 của Pháp càn vào vùng Việt Minh tập trung quân chủ lực. Riêng trong ngày 27 tháng 12 năm 1950, các đơn vị của F312 đã tiêu diệt và bắt sống gần như toàn bộ tiểu đoàn Bắc Phi số 24 của Binh đoàn cơ động số 3 tại Xuân Trạch (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Sau đó ngày 27 tháng 12 năm 1950 được lấy làm ngày thành lập sư đoàn 312.[1]

Ngày 3/9/1951, Đại đoàn 312 nhận nhiệm vụ lên Tây Bắc mở chiến dịch mang tên "Lý Thường Kiệt". Trong chiến dịch này, Đại đoàn đã đánh 9 trận, tiêu diệt 430 tên địch, làm bị thương gần 400 tên, bắt 200 tên.[1]

Các đơn vị của sư đoàn đã tiêu diệt cứ điểm Him Lam ngày 13 tháng 3 năm 1954 để mở màn và bắt sống bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954 để kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ.[1]

Tháng 2/1963, Sư đoàn nhận lệnh cử một tiểu đoàn gồm 600 cán bộ, chiến sĩ thuộc trung đoàn 141 vào chiến trường Trị-Thiên. [1]

Trong 6 năm (1963-1968), Sư đoàn đã liên tiếp đưa 4 trung đoàn, 9 tiểu đoàn độc lập cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Nhiều đơn vị của Sư đoàn khi vào Nam đã tham gia những trận chiến đấu mở đầu cao trào diệt Mỹ, diệt ngụy ở miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. Từ một Sư đoàn 312, các đơn vị vào chiến trường đã tổ chức thành một sư đoàn hoàn chỉnh ở miền Đông Nam bộ (Sư đoàn 7), làm nòng cốt xây dựng một sư đoàn và một trung đoàn ở Quân khu 5 (Sư đoàn 3 và trung đoàn Ba Gia).[1]

Tháng 4/1969, với tinh thần "Giúp bạn là tự giúp mình", Sư đoàn 312 được giao nhiệm vụ tổ chức một bộ phận lực lượng tương đương một trung đoàn hỗn hợp gồm bộ binh, công binh, pháo binh, đặc công, phòng không sang chiến trường Lào làm nhiệm vụ quốc tế, phối hợp với các lực lượng vũ trang yêu nước Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch tiến công địch ở Mường Sủi.[1]

Tiếp đó, Sư đoàn lại 180 ngày đêm (25/10/1969 - 25/4/1970) liên tục chiến đấu, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, sát cánh cùng các đơn vị bạn đập tan cuộc hành quân "Cù Kiệt" (Rửa Hận) của địch, thu hồi cao nguyên Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng.[2]

Trong mùa khô 1971-1972, Sư đoàn 312 lại được giao nhiệm vụ phố hợp với các đơn vị bạn Lào mở chiến dịch tiến công khôi phục Cánh đồng Chum, mang mật danh là chiến dịch Z. Trong chiến dịch này, Sư đoàn đã đánh 2 trận lớn quy mô sư đoàn, có các đơn vị binh chủng phối hợp; 2 trận quy mô trung đoàn; 4 trận quy mô tiểu đoàn, tiêu diệt 8 tiểu đoàn địch, đánh thiệt hại nặng 5 tiểu đoàn khác, loại khỏi vòng chiến đấu 2.811 tên, bắt 109 tên, phá hủy 3 trận địa pháo, bắn rơi 54 máy bay, giải phóng hoàn toàn khu vực Cánh đồng Chum - Thẩm Lửng - Sảm Thông (chưa kể việc đánh tan các đơn vị quân Vàng Pao trong đợt phản kích ở nam Cánh đồng Chum tháng 2/1972).[2]

Tháng 7/1972, Sư đoàn được lệnh lên đường tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị. Đến tháng 3/1973, Sư đoàn 312 đã chiến đấu liên tục 8 tháng trên chiến trường Quảng Trị.[2]

Ngày 24/10/1973, Quân đoàn 1 được thành lập gồm 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn phòng không, 1 lữ đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn công binh, 1 lữ đoàn pháo binh, 1 trung đoàn thông tin, các đơn vị binh chủng, phục vụ và các cơ quan.[2]

Trong đội hình Quân đoàn 1 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975), Sư đoàn 312 đã thực hiện thắng lợi cuộc hành quân thần tốc từ Thanh Hóa vào Đồng Xoài trong 14 ngày đêm, kịp thời tham gia trận quyết chiến chiến lược- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.[2]

Ngày 1/5/1975, cùng với các đơn vị thuộc cánh quân chủ lực tiến vào giải phóng Sài Gòn, Sư đoàn 312 được giao nhiệm vụ quân quản thành phố và tiếp quản các cơ sở quân sự của địch[2]

Tham gia các chiến dịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sư đoàn trưởng: Đại tá Đỗ Trung Dũng
  • Chính ủy: Trung tá Phạm Quang Huy
  • Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng: Đại tá Trần Văn Bích
  • Phó Sư đoàn trưởng: Đại tá Phùng Minh Nam
  • Phó Sư đoàn trưởng:Thượng tá Nguyễn Quốc Trung
  • Phó Chính ủy: Đại tá Lê Huỳnh Quang

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung đoàn Bộ binh 141 (đoàn Ba Vì)
  • Trung đoàn Bộ binh 165 (đoàn Thành Đồng Biên Giới), thành lập ngày 19-1-1946
  • Trung đoàn Bộ binh 209 (đoàn Sông Lô), thành lập ngày 2-9-1947
  • Trung đoàn Pháo binh 68
  • Tiểu đoàn Phòng không 16
  • Tiểu đoàn Công binh 17
  • Tiểu đoàn Thông tin 18
  • Tiểu đoàn Quân y 24
  • Tiểu đoàn Vận tải 25
  • Đại đội Hóa học 19
  • Đại đội Trinh sát 20
  • Đại đội Cảnh vệ 23
  • Đại đội Sửa chữa 26
  • Đại đội Kho 29

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ[3]

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư đoàn trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính ủy (sư đoàn phó chính trị)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1950 – 1955: Trần Độ, Trung tướng
  • 1955 – 1960: Nguyễn Anh Bảo
  • 1961 - 1963: Lê Chiêu, Thiếu tướng
  • 1964 – 1967: Vũ Đức Thái, Thiếu tướng
  • 1967 - 1968: Hoàng Phương, Trung tướng
  • 1968 – 1971: Lê Chiêu
  • 1971 – 1974: Phạm Sinh, Trung tướng
  • 1974 – 1976: Nguyễn Văn Xuyên
  • 1976 – 1979: Đỗ Trường Quân
  • 1980: Trần Văn Trấn
  • 1981 – 1984: Lê Viết Viên
  • 1985 - 8-1988: Nguyễn Đức Sơn, sau là Trung tướng Cục trưởng Cục Chính trị BTTM(2000-2008)
  • 8-1988 - 8-1991: Ngô Luân
  • 8.1991- 1996: Lê Xuân Thu BTTM(2000-2008).
  • 2003- 2009: Hồ Trọng Đào, sau là Thiếu tướng, Phó Chính ủy, Tổng Cục Kỹ thuật (2017-2019).
  • 2009- 6/2011: Lương Đình Hồng, sau là Thượng tướng Chính ủy Học viện Quốc phòng (Việt Nam)
  • 7/2011- 8/2013: Nguyễn Văn Hùng, nay là Trung tướng, Phó Chủ nhiệm, Ủy ban kiểm tra Quân ủy trung ương.
  • 9/2013- 10/2014: Bùi Quốc Oai, nay là Trung tướng Chính ủy, Cảnh sát biển Việt Nam (2020-nay)
  • 11/2014-9/2016: Phạm Quốc Hóa, nay là Thiếu tướng, Phó chính ủy Bộ tư lệnh 86 (2022-nay).
  • 9/2016-9/2018: Trần Văn Thưởng, nay là Thiếu tướng, Chính ủy, Học viện Kỹ thuật Quân sự (2022-nay).
  • 9/2018-02/2020: Phạm Quang Hải, nay là Đại tá, Chính ủy Sư đoàn 390, Quân đoàn 12.
  • 02/2020-2021: Ngô Công Trực, nay là Đại tá, Phó chủ nhiệm Chính trị, Cục Chính trị, Quân đoàn 12.
  • 2021- 7/2024, Nguyễn Văn Tấn, nay là Đại tá, Phó chủ nhiệm Chính trị, Cục Chính trị, Quân đoàn 12.
  • 7/2024- nay: Trung tá Phạm Quang Huy.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2005
  • Lịch sử sư đoàn bộ binh 312, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2000

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử sư đoàn bộ binh 312

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “Sư đoàn 312 (phần 1)”.
  2. ^ a b c d e f g “Sư đoàn 312 (tiếp theo và hết)”.
  3. ^ “Lãnh đạo qua các thời kỳ”.