Sơn Ca (băng nhạc)
Băng nhạc Sơn Ca | |
---|---|
Collage bìa trước của chuỗi băng nhạc Sơn Ca theo thứ tự trái sang phải, trên xuống dưới, khuyết bìa Sơn Ca 2. Hình bao gồm cả bìa in sang lại sau này tại Hoa Kỳ. | |
Album phòng thu của Phương Dung, Giao Linh, Khánh Ly, Sơn Ca, Lệ Thu, Thái Thanh và nhiều nghệ sĩ khác | |
Phát hành | 1971 - 1975 |
Thu âm | 1971 - 1974 |
Địa điểm | Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa |
Phòng thu | Hãng dĩa hát Sơn Ca |
Thể loại | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Hãng đĩa | Sơn Ca |
Sản xuất | Phượng Linh |
Hãng dĩa hát Sơn Ca
|
|
---|---|
Thành lập | 1967 |
Nhà sáng lập |
|
Giải thể | 30 tháng 4 năm 1975 |
Hãng phân phối | Quầy 116, thương xá Tax |
Thể loại |
|
Quốc gia | Việt Nam Cộng hòa |
Trụ sở | Thương xá Tax, 135 đại lộ Nguyễn Huệ, quận Nhứt, Sài Gòn |
Băng nhạc Sơn Ca là một chương trình nghệ thuật của nhạc sĩ Phượng Linh (tức Nguyễn Văn Đông) được phát hành từ 1971 đến 1975 tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa dưới dạng băng magnetophon và băng cassette. Chương trình này gồm tất cả 10 băng nhạc, đánh số từ 1 đến 11 nhưng không có băng số 4. Các giọng ca nổi tiếng được hãng dĩa hát Sơn Ca thu âm băng riêng ca sĩ có Phương Dung, Giao Linh, Khánh Ly, Sơn Ca, Lệ Thu và Thái Thanh.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hãng dĩa hát Sơn Ca là một công ty ghi âm và phát hành âm nhạc do doanh nhân có tiếng ở Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa là Huỳnh Văn Tứ và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đồng sáng lập vào cuối năm 1967, có biểu trưng là hình con chim hót đậu trên quả địa cầu,[1][2] kinh doanh sản phẩm tại quầy 116, thương xá TAX. Thể loại âm nhạc đa dạng từ nhạc vàng đến tân cổ giao duyên. Ngoài việc thu âm và phát hành dĩa hát, từ năm 1971 trở đi hãng này cho ra đời loạt băng nhạc dưới hình thức băng magnetophon[Ghi chú 1] (thời này còn gọi đơn giản là "băng lớn") và băng cassette, gọi chung là băng nhạc Sơn Ca.
Băng nhạc Sơn Ca gồm tất cả 10 băng được đánh số từ 1 đến 11 nhưng không có băng số 4. Mở đầu và kết thúc băng thường là đoạn nhạc hiệu độc đáo "Sơn Ca, Sơn Ca, Sơn Ca" do Nguyễn Văn Đông soạn, Lê Văn Thiện phối khí,[1] với lời giới thiệu và tạm biệt do nữ xướng ngôn viên tên Hiền diễn đọc.[Ghi chú 2] Nội dung băng là những ca khúc có thể được tạm xếp vào các thể loại là nhạc vàng, tình khúc 1954-1975, nhạc tiền chiến và hiếm hoi là một vài ca khúc nhạc nước ngoài lời Việt. Mỗi băng có từ 17 đến 20 bài hát (thường là 18) của nhiều tác giả, riêng băng Sơn Ca 7 đặc biệt dành riêng cho các sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Hai năm đầu 1971-1972, hãng phát hành ba băng nhạc theo chủ đề, quy tụ nhiều giọng ca thượng thặng đương thời. Từ băng Sơn Ca 5 trở đi, hãng chuyển hướng làm băng đơn ca, mỗi băng một ca sĩ, khởi màn là ca sĩ Phương Dung và đây cũng là giọng ca duy nhất mà hãng Sơn Ca làm nhiều hơn một băng đơn ca. Băng Sơn Ca 6 là băng đơn ca đầu tiên của Giao Linh - một trong hai học trò nổi tiếng của Nguyễn Văn Đông bên cạnh ca sĩ Thanh Tuyền. Băng Sơn Ca 10 có sự cộng tác của danh ca Thái Thanh và ban hợp ca nổi tiếng nhất thời bấy giờ là ban Thăng Long. Việc làm băng đơn ca riêng cho từng ca sĩ, được nhìn nhận là ý tưởng tiên phong,[3] mới mẻ, mở đầu xu hướng cho nhiều băng khác về sau,[4] trong bối cảnh các băng nhạc đương thời phần lớn là băng tổng hợp nhiều ca sĩ.
Chuỗi băng nhạc Sơn Ca được phát hành liên tục cho đến khi hãng dĩa Sơn Ca chấm dứt tồn tại từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Băng nhạc cuối cùng là Sơn Ca 11 thực tế không kịp phát hành tại Việt Nam dù công việc hậu kỳ đã xong từ cuối năm 1974. Sau này, ông chủ Tứ đi định cư Pháp, hành trang mang theo bản thu gốc của Sơn Ca 11 rồi giao lại cho Thúy Nga Paris phát hành chỉ dưới hình thức cassette.
Riêng về Sơn Ca 4, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết băng này có bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, không được cơ quan kiểm duyệt của Việt Nam Cộng hòa cấp phép. Có người nhầm lẫn Sơn Ca 4 với một băng cassette khác mang tên Chương trình nhạc tuyển Sơn Ca 4: Đưa em vào hạ được thực hiện tại California, Hoa Kỳ vào thập niên 1980, vốn dĩ nằm trong chuỗi băng do ca sĩ Sơn Ca thực hiện theo nghệ danh của bà và không có mối liên quan nào với hãng dĩa hát Sơn Ca. Tại hải ngoại, băng Sơn Ca được một số cơ sở phát hành băng nhạc in sang lại đều ở hình thức cassette.
Danh sách băng và nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Sơn Ca 1: Những chuyến đi mùa ly loạn (1971)
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 2: Xuân 72 - Xuân hạnh phúc, xuân nhớ nhau (1972)
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 3: Mừng Giáng Sinh – Tình yêu và thanh bình (1972)
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 5: Phương Dung
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 6: Giao Linh
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 7: Khánh Ly và những tình khúc của Trịnh Công Sơn (1974)
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 8: Tiếng hát Sơn Ca (1974)
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 9: Lệ Thu và những tình khúc tiền chiến (1974)
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 10: Tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long (1975)
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Sơn Ca 11: Tiếng hát Phương Dung
[sửa | sửa mã nguồn]Mặt A
|
Mặt B
|
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Có người còn gọi tắt loại băng này là "băng ma-nhê" ("magnet") hoặc "băng reel" (reel-to-reel), riêng miền Bắc Việt Nam khi tiếp cận loại băng này thì quen gọi thông tục là "băng cối" hoặc là "băng Akai" do sự phổ biến của loại máy phát nhạc do hãng điện tử Akai Nhật Bản chế tạo.
- ^ Từ đầu thập niên 2000, một số nguồn Internet cho rằng xướng ngôn viên diễn đọc phần lời giới thiệu và tạm biệt của băng Sơn Ca là nữ nghệ sĩ Tú Trinh hiện vẫn còn hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2022 qua kênh liên lạc điện thoại, nghệ sĩ Tú Trinh đã xác nhận đây không phải là giọng bà mà là giọng cô Hiền, hiện sống tại hải ngoại.
- ^ Có người nhầm thơ của Kim Tuấn. "Tôi trở về thành phố" được NXB Trăm Hoa Miền Nam (chủ trương: nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông) phát hành năm 1966.
- ^ Bài tân cổ giao duyên này được Ngọc Giàu thâu vào dĩa 45 vòng C.167-168 số 88 của hãng Continental. Đờn kìm Năm Cơ, vĩ cầm Văn Vĩ. Trước đây nhầm lẫn là "7 câu vọng cổ chúc Tết".
- ^ Bài "Stille Nacht" còn có lời Việt khác do nhạc sĩ Hùng Lân đặt, khác với lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trong băng Sơn Ca 3 này. Bản lời do Nguyễn Văn Đông đặt được Bộ Thông tin VNCH kiểm duyệt theo giấy phép số 4781/BTT ngày 11 tháng 12 năm 1972; băng Sơn Ca 3 độc quyền giới thiệu.
- ^ Nhan đề gốc nhạc sĩ đặt là "hoa soan" [sic], không phải "hoa xoan".
- ^ Nhạc sĩ Tu My (1928-1986) là một nhạc công và giáo viên dạy nhạc. Sau năm 1954 ông ở lại Bắc Việt Nam. Ông viết "Tan tác" vào cuối năm 1949 tại Thanh Hóa, ban đầu đặt nhan đề là "Hận lòng", về sau đổi thành "Tan tác" (theo bản in của NXB An Phú, 163 Lê Lợi, Sài Gòn, Quốc gia Việt Nam).
- ^ Bài này Trần Trịnh đặt nhạc xong rồi mới nhờ Hà Huyền Chi đặt lời cho hợp nốt nhạc, không phải nhạc phổ thơ. (Hà Đình Nguyên (23 tháng 10 năm 2021). “Những khúc ca huyền bí: 'Lệ đá' vào phim kinh dị”. Thanh Niên Online.)
- ^ Trúc Sơn & Kim Tuấn còn có bài hát khác là "Sao anh không về". Cả "Còn thương nhau hoài" và "Sao anh không về" cùng ra mắt năm 1963. Ngoài ra, Trúc Sơn cũng đồng sáng tác với Y Vũ trong bài "Những tâm hồn hoang lạnh", với Thăng Long trong bài "Nói với người tình".
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Gibbs, Jason (23 tháng 3 năm 2018). “Nguyễn Văn Đông: 'Đường đời mưa bay gió cuốn'”. Viết cho BBC Tiếng Việt. Truy cập 28 tháng 8 năm 2022.}
- ^ “Tâm tình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như "Hồi ký" tiếp theo các cuộc phỏng vấn thu âm”. Người Việt Tây Bắc. 17 tháng 10 năm 2016.
- ^ Trường Kỳ (26 tháng 11 năm 2008). “Nguyễn Văn Đông: Giữa binh nghiệp và âm nhạc”. TiVi Tuần-san số 1091 và 1092. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012.
- ^ Du Tử Lê. “Binh nghiệp và nhạc nghiệp của Nguyễn Văn Đông”. Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập 24 tháng 8 năm 2022.