Ướt mi
"Ướt mi" | |
---|---|
Bài hát | |
Thu âm | Thanh Thúy |
Thể loại | Tình khúc 1954–1975 |
Sáng tác | Trịnh Công Sơn |
"Ướt mi" là một ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được sáng tác vào năm 1958 để tặng cho ca sĩ Thanh Thúy khi ông đi xem bà hát tại nhà hàng Mỹ Cảnh, từ năm ông mới 17 tuổi.[1][2] Tuy bài hát đầu tay của ông là bài "Sương đêm", "Sao chiều" và "Chơi vơi" do ông viết vào năm 1957,[3] nhưng ông đã từng công nhận "Ướt mi" là sáng tác đầu tay thật sự của mình[4] và là tác phẩm đầu tiên chính thức được công bố.[5][6] Bài hát sau đó đã đưa tên tuổi ông thành danh với giọng ca của nữ ca sĩ Thanh Thúy và đã được nhà xuất bản An Phú phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 1960.[7][8]
Sáng tác
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1958, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang đi học, ông đã được nghe tiếng hát của một ca sĩ 16 tuổi tên Thanh Thúy. Tiếng hát đã làm cho ông có suy nghĩ đặc biệt về bà.[1] Một buổi tối, ông cùng với một vài người bạn đến Mỹ Cảnh, một nhà hàng ở Sài Gòn để nghe bà hát.[9] Tại đây, ông được nghe Thanh Thúy hát bài "Giọt mưa thu" của Đặng Thế Phong với cảm xúc mãnh liệt, nhớ về người mẹ ở nhà đang bị bệnh lao phổi, nằm chờ con về trên con hẻm nhỏ.[10] Từ cảm xúc trên, ông đã viết bài "Ướt mi".[5] Toàn bộ bài hát được sáng tác theo nhịp 3
4, âm giai La thứ và mang giai điệu valse chậm. [11]
Đón nhận
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi bài hát được viết xong, ông luôn mang theo bên mình bài "Ướt mi" và chờ cơ hội được tặng Thanh Thúy.[1] Trong một lần, ông đã đưa bài "Ướt mi" cho Thanh Thúy và trình bày trong phòng trà.[1] Bài hát này đã đưa tên tuổi ông trở nên thành danh, ngay từ sáng tác đầu tiên ông đã công bố với công chúng.[12] Một thời gian sau, nhà xuất bản An Phú đã mua bản quyền bài "Ướt mi" với số tiền bản quyền lên đến 5000 đồng thời đó.[13] Sau khi mua bản quyền, nhà xuất bản này đã tiến hành ấn hành nhạc tờ.[11] Tiền nhuận bút sau khi được trả thì ông đã tặng lại cho ca sĩ Thanh Thúy để chia sẻ những khó khăn trước mắt.[14]
Bài hát đã được ca sĩ Thanh Thúy trình bày trong các phòng trà đã gây nhiều tiếng vang lớn và thành công cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về sau này.[7] Ngoài ra, bài hát cũng được ca sĩ Hà Thanh trình bày trên Đài phát thanh Huế.[15][16] Đầu thập niên 1970, cô đã thu dĩa nhựa bài này với thời lượng hơn 7 phút.[a] Sau này, "Ướt mi" được một số ca sĩ trong nước lẫn hải ngoại trình diễn như Khánh Ly,[17] Họa Mi, Quang Dũng... trình bày.
Về sau, ông còn viết thêm bài "Thương một người" tặng ca sĩ Thanh Thúy.[18][19] Bài hát đã được nhận nhiều đánh giá ấn tượng từ giới chuyên môn lẫn người nghe. Một bài viết trên trang Nhacxua nhận xét bài hát có những giai điệu chậm, trầm, buồn, kéo dài ít nhiều mang âm hưởng lãng mạn của nhạc tiền chiến rất hợp với tình điệu thẩm mỹ ca từ của bài hát.[20] Nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn đã từng nhận xét "Ướt mi" mang những giọt mưa của nó rơi rớt xuống hầu khắp các nhạc phẩm, làm hoen ướt đến từng giai điệu của Trịnh Công Sơn bởi nó là những âm giai thuộc về ngọn nguồn.[21]
Trong văn hóa đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi được ca sĩ Thanh Thúy trình bày, bài hát đã trở nên thành công và khiến tác giả thành danh hơn. Theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông đã từng kể lại rằng, một dàn nhạc giao hưởng ở Nhật Bản đã dùng bài hát "Ướt mi" để trình diễn và thu thanh.[22]
Năm 2022, trong phim Em và Trịnh, diễn viên Nhật Linh đã thủ vai ca sĩ Thanh Thúy và trình diễn bài hát này trong một phân cảnh.[23][24]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Theo thời lượng trong băng Thanh Thúy.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Hà Đình Nguyên (11 tháng 6 năm 2011). “Ướt mi với giọng hát khói sương”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Vũ Hoàng (28 tháng 3 năm 2011). “10 năm ngày mất Trịnh Công Sơn”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Lam Điền (27 tháng 8 năm 2019). “Đêm nhạc 'Nối vòng tay lớn' ra mắt tại hội trường Trịnh Công Sơn”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
- ^ Nhà xuất bản Thuận Hóa 2002, tr. 191.
- ^ a b Minh Anh (1 tháng 4 năm 2022). “Nghe những ca khúc bất hủ nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Trần Thanh Hưng (3 tháng 4 năm 2022). “Trịnh Công Sơn - Nhẹ gót lãng du...”. Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
- ^ a b Cung Trịnh 2001, tr. 40-275.
- ^ Trịnh Công Sơn 1960, tr. 4.
- ^ Tử Kế Tường (22 tháng 4 năm 2022). “Giải mã ca khúc "Ướt mi" và người con gái khóc trong đêm mưa”. Báo Bà Rịa Vũng Tàu. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Du Tử Lê (8 tháng 9 năm 2018). “Thanh Thúy và ca khúc 'Ướt Mi' của Trịnh Công Sơn”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ a b Hoài Dịu (31 tháng 3 năm 2018). “Ướt mi, cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mong manh”. RFI. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Giai nhân Sài Gòn khiến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn yêu đơn phương là ai?”. VTC News. 2 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Tố Uyên (13 tháng 4 năm 2022). “Thanh Thúy - nàng thơ đầu tiên trong cuộc đời Trịnh Công Sơn”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Bội Kỳ (17 tháng 12 năm 2018). “Một thuở "Ướt mi"”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Ý Bửu 2003, tr. 20.
- ^ Bửu Ý (29 tháng 3 năm 2003). “Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Đức Trí (26 tháng 3 năm 2017). “Khánh Ly ngẫu hứng hát "Ướt mi"”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Hải Trung (19 tháng 1 năm 2018). “Bóng hồng trong cuộc đời và sáng tác của Trịnh Công Sơn”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ BBC (11 tháng 12 năm 2012). “Thanh Thúy 'không về nước hát sinh kế'”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Cảm nhận âm nhạc: Ướt Mi – Những giọt buồn trong mưa”. Nhacxua.vn. 25 tháng 6 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Văn Sơn Chu 2003, tr. 199.
- ^ Trịnh Công Sơn (20 tháng 2 năm 2002). “Lưu bút của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về ca khúc "Ướt mi"”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ P. C. Tùng (1 tháng 4 năm 2021). “Phim 'Em và Trịnh' sẽ ra rạp vào dịp Giáng sinh 2021”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
- ^ Minh Khuê (13 tháng 4 năm 2022). “Công bố áp-phích nàng thơ đầu tiên của Trịnh Công Sơn”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2022.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Cung Trịnh (2001). Trịnh Công Sơn, 1939-2001: cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội họa & suy tưởng. TP. HCM: Nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM.
- Nhà xuất bản Thuận Hóa (2002). Một cõi Trịnh Công Sơn. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.
- Trịnh Công Sơn (1960). Ướt mi. Sài Gòn: An Phú.
- Ý Bửu (2003). Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ thiên tài. TP. HCM: Nhà xuất bản Trẻ.
- Văn Sơn Chu (2003). Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyẽ̂n Bính, Hàn Mặc Tử. Nhà xuất bản giáo dục.