Sùng bái cá nhân Tập Cận Bình
Sự sùng bái cá nhân đã hình thành xung quanh Tập Cận Bình kể từ khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhà cầm quyền và là lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa kể từ năm 2012.[1][2][3][4][5]
Bối cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách kinh tế Trung Quốc và đưa ra khái niệm tập thể lãnh đạo vào cuối những năm 1970 thì không còn tồn tại sự sùng bái cá nhân xung quanh các nhà lãnh đạo Trung Quốc.[6] Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã bắt đầu tập trung quyền lực và mở đường cho sự sùng bái cá nhân.[7] Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phủ nhận tồn tại bất kỳ sự sùng bái cá nhân nào. Tạ Xuân Đào, trưởng khoa học thuật của Trường Đảng Trung ương do chính phủ tài trợ đã tuyên bố cho rằng "sự kính trọng và yêu mến" mà người dân Trung Quốc dành cho ông Tập là "tự nhiên" và "chân thành"; nó không có điểm gì tuơng đồng với sự sùng bái cá nhân.[6][8] Hiện nay, Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm mọi hình thức sùng bái cá nhân.[9]
Sự sùng bái cá nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, sách, phim hoạt hình, bài hát nhạc pop và điệu nhảy tôn vinh sự lãnh đạo của ông đã xuất hiện.[10] Vào năm 2017, chính quyền địa phương của tỉnh Giang Tây đã yêu cầu những người theo đạo Cơ Đốc giáo thay ảnh Giê-su của họ bằng ảnh Tập Cận Bình.[11][12][13] Viết trên tờ Sydney Morning Herald, nhà báo Philip Wen đã cho rằng "có lẽ đặc điểm ấn tượng nhất mà ông Tập tương đồng với Mao là văn hóa sùng bái cá nhân ngày càng trở nên phổ biến, nó được thổi phồng bởi ban tuyên truyền trung ương thực hiện, tạo ra những kết quả chói tay như: trang nhất các tờ báo đều xuất hiện mọi hành động của ông Tập, những đoạn video nhạc ngọt ngào khẳng định về tình yêu và lòng trung thành đối với nhà lãnh đạo". Vào tháng 5 năm 2016, ngay trước lễ kỷ niệm 50 năm Đại Cách mạng Văn hóa vô sản của Mao Trạch Đông, nhiều "buổi biễu diễn phục hưng theo chủ đề Mao" được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân cùng với các "bài nhạc đỏ" cách mạng được sáng tác để khơi dậy nỗi nhớ về kỷ nguyên của Mao với "hình ảnh khổng lồ của Mao và Tập được chiếu trên sân khấu".[14]
Ông Tập đã từng tuyên bố đã khiêng bao lúa mì nặng 110 kg đi 3 dặm đường núi mà không đổi vai,[15] một kỳ tích được xem là phi thường và được CCTV phát sóng trong một chiến dịch được mô tả là xây dựng hình ảnh.[16] Khi tái đắc cử vào năm 2017, ông Tập đã chiếm sóng toàn bộ trang nhất của Nhân Dân nhật báo khi so với các ấn bản trước đó, vốn chính quyền nước này nhấn mạnh mô hình "tập thể lãnh đạo".[17] Hệ tư tưởng chính trị mang tên ông, tư tưởng Tập Cận Bình đã được ghi vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017[18] và được đưa vào hiến pháp một năm sau đó.[19] CCTV đã mô tả các Đại biểu Quốc hội đã "khóc trong hạnh phúc" vì ông Tập Cận Bình tái đắc cử Chủ tịch nước vào năm 2018.[20]
Kể từ tháng 10 năm 2017, nhiều trường đại học trên khắp Trung Quốc đã đặt Tư tưởng Tập Cận Bình làm cốt lõi trong chương trình giảng dạy, đây là lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, một nhà lãnh đạo Trung Quốc được coi là có tầm vóc học thuật tương tự.[21] Đại học Phục Đán đã sửa đổi điều lệ của trường nhằm loại bỏ "độc lập học thuật và tự do tư tưởng" bao gồm "cam kết tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản", dẫn đến nhiều cuộc biểu tình của sinh viên đã diễn ra.[22][23] Đồng thời, Đại học Phục Đán đã phải "trang bị cho giáo viên và nhân viên" tư tưởng Tập Cận Bình, dẫn đến nhiều lo ngại về việc tự do học thuật của Phục Đán đang giảm dần.[24][25] Thậm chí, một số cựu tù nhân trong trại cải tạo Tân Cương đã xác nhận họ đã bị buộc phải cảm ơn nhà lãnh đạo bằng cách hô to, "Tập Cận Bình muôn năm".[26]
Vào tháng 10 năm 2018, kênh truyền hình Hồ Nam đã bắt đầu phát sóng một trò chơi truyền hình về Tập Cận Bình và tư tưởng của ông.[27] Tháng 1 năm 2019, Alibaba đã cho ra mắt một ứng dụng di động để nghiên cứu về tư tưởng Tập Cận Bình có tên Học Tập Cường Quốc . Tính đến tháng 10 năm 2019, nền tảng này đã có hơn 100 triệu người dùng đang hoạt động,[28] và đồng thời cũng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất nội địa trên App Store của Apple, vượt qua các ứng dụng mạng xã hội khác như WeChat hay TikTok.[29][30] Tên của ứng dụng là cách chơi chữ của tên ông. Cụm từ Học Tập vừa nghĩa là "học tập", vừa có nghĩa là "học hỏi từ ông Tập".[31][32]
Ngày 15 tháng 6 năm 2020, ngày sinh nhật của Tập Cận Bình, Học tập Thời báo , phương tiện truyền thông do Trường Đảng Trung ương điều hành đã gọi tư tưởng Tập Cận Bình là "Chủ nghĩa Marx của thế kỷ 21". Tin tức còn mô tả tư tưởng Tập Cận Bình là phương pháp khoa học duy nhất để giải thích "phép lạ" của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Đồng thời cũng cung cấp "giải pháp cho các vấn đề hiện đại của loài người" và khẳng định chủ nghĩa xã hội tốt hơn chủ nghĩa tư bản.[33]
Trước đó vào tháng 10 năm 2017, Bộ Chính trị đã gọi ông Tập Cận Bình là lãnh tụ (领袖), một thuật ngữ tôn kính dành cho "nhà lãnh đạo" mà trước đây chỉ trao cho Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông và người kế tục ông là Hoa Quốc Phong.[34][35][36] Đôi khi ông còn được gọi là Thái Đà Thủ (大舵手; người lái tàu vĩ đại),[20] hay tháng 7 năm 2018 Lật Chiến Thư, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ đã gọi ông Tập là "Lãnh đạo cốt lõi " của Đảng.[37] Vào ngày 25 tháng 12 năm 2019, Bộ Chính trị nước này đã chính thức gọi ông Tập là Lãnh tụ Nhân dân (人民领袖; rénmín lǐngxiù), một danh hiệu trước đây chỉ dành cho ông Mao Trạch Đông.[38]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The rise of the personality cult of Xi Jinping- La Croix International”. international.la-croix.com. 3 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ Zhu, Jiayang Fan, Taisu Zhang, Ying. “Behind the Personality Cult of Xi Jinping”. Foreign Policy (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “Xi Jinping Personality Cult”. www.globalsecurity.org. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “The worrying buildup of a personality cult around Xi: The Yomiuri Shimbun”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). 30 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “The power of Xi Jinping”. The Economist. 18 tháng 9 năm 2014. ISSN 0013-0613. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ a b “China 'won't allow' a Mao-style cult of personality around Xi”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 6 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019.
- ^ Zhu, Jiayang Fan, Taisu Zhang, Ying. “Behind the Personality Cult of Xi Jinping”. Foreign Policy (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019.
- ^ “No cult of personality around Xi, says top China party academic”. Reuters (bằng tiếng Anh). 6 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Constitution of the Communist Party of China” (PDF). Article 10 subsection 6. tr. 15.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
- ^ Phillips, Tom (19 tháng 9 năm 2015). “Xi Jinping: Does China truly love 'Big Daddy Xi' – or fear him?”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “Replace pictures of Jesus with Xi to escape poverty, Chinese villagers urged”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 14 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ Denyer, Simon (14 tháng 11 năm 2017). “Jesus won't save you - President Xi Jinping will, Chinese Christians told”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2019.
- ^ Haas, Benjamin (28 tháng 9 năm 2018). “'We are scared, but we have Jesus': China and its war on Christianity”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2019.
- ^ Wen, Philip. (13 May 2016). China's Great Leap Backwards: Xi Jinping and the cult of Mao Lưu trữ 11 tháng 7 năm 2022 tại Wayback Machine. Sydney Morning Herald.
- ^ 初心·梁家河篇_新闻_央视网(cctv.com). m.news.cctv.com. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2022.
- ^ “Drawing the News: Xi's 100 Kilos of Grain [Updated]”. China Digital Times (CDT). 21 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hernández, Javier C.; Carlsen, Audrey (9 tháng 11 năm 2017). “Why Xi Jinping's (Airbrushed) Face Is Plastered All Over China”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Xi Jinping's political thought to be added to party charter”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 18 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “China to enshrine Xi's thought into state constitution amid...”. Reuters (bằng tiếng Anh). 19 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ a b “An oath, and tears of joy in the Great Hall of the People | Top News”. SupChina (bằng tiếng Anh). 19 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “In China, universities seek to plant 'Xi Thought' in minds of students”. Reuters (bằng tiếng Anh). 22 tháng 6 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Students protest at Shanghai's Fudan University”. Asia Times. 19 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
A video circulating this week showed students at Shanghai’s Fudan University singing the school song – which extols "academic independence and freedom of thought" – in an apparent protest.{...}Besides removing "freedom of thought", the ministry adds to the charter "arming the minds of teachers and students with Xi Jinping’s new era of socialist ideology with Chinese characteristics". It also obliges faculty and students to adhere to "core socialist values" and build a "harmonious" campus environment – a code phrase for the elimination of anti-government sentiment.
- ^ 復旦大學章程刪除思想自由 學生唱校歌抗議要求學術獨立[影]. Central News Agency (bằng tiếng Trung). 18 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Freedom curbs raise academic collaboration uncertainty”. University World News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Chinese Universities Are Enshrining Communist Party Control In Their Charters”. NPR.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
- ^ Goldfarb, Kara (18 tháng 5 năm 2018). “China Has Been Forcing Muslims To Drink Alcohol And Eat Pork In "Reeducation Camps"”. All That's Interesting (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019.
- ^ bureau, Beijing (4 tháng 10 năm 2018). “China has made a game show about its president” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “Chinese app on Xi's ideology allows data access to 100 million users' phones, report says”. Washington Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2019.
- ^ Huang, Zheping (14 tháng 2 năm 2019). “China's most popular app is a propaganda tool teaching Xi Jinping Thought”. South China Morning Post. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2022.
- ^ Li, Audrey Jiajia (4 tháng 4 năm 2019). “Opinion | Uber but for Xi Jinping”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2019.
- ^ Lyons, Lily Kuo Kate (15 tháng 2 năm 2019). “China's most popular app brings Xi Jinping to your pocket”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2019.
- ^ Field, Anna. “Chinese app on Xi's ideology allows data access to users' phones, report says”. Washington Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2019.
- ^ 習近平新時代中國特色社會主義思想是21世紀馬克思主義--理論-人民網. theory.people.com.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Why China is reviving Mao's grandiose title for Xi Jinping”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 28 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “Xi Jinping is no longer any old leader”. The Economist. 17 tháng 2 năm 2018. ISSN 0013-0613. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ “With tears and song, China welcomes Xi as great, wise leader”. Reuters (bằng tiếng Anh). 20 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2019.
- ^ Lam, Willy Wo-lap (1 tháng 8 năm 2018). “Xi's Grip Loosens Amid Trade War Policy Paralysis”. The Jamestown Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
- ^ Nakazawa, Katsuji (9 tháng 1 năm 2020). “China crowns Xi with special title, citing rare crisis”. Nikkei Asian Review. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2020.