Bước tới nội dung

Sông Đông (New York)

40°42′01″B 74°00′14″T / 40,700357°B 74,003842°T / 40.700357; -74.003842
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sông Đông
Eo biển thủy triều
Sông Đông và Trụ sở Liên Hợp QuốcManhattan khi nhìn từ Đảo Roosevelt.
Quốc gia  Hoa Kỳ
Bang New York
Khu tự quản Thành phố New York
Các phụ lưu
 - tả ngạn Newtown Creek, Flushing River
 - hữu ngạn Westchester Creek, Bronx River,
Bronx Kill, Harlem River
Nguồn Long Island Sound
 - Tọa độ 40°48′01″B 73°47′31″T / 40,800172°B 73,791995°T / 40.800172; -73.791995
Cửa sông Upper New York Bay
 - tọa độ 40°42′01″B 74°00′14″T / 40,700357°B 74,003842°T / 40.700357; -74.003842
Chiều dài 16 mi (26 km)
Hình ảnh Sông Đông thể hiện bằng màu đỏ trên tấm ảnh chụp vệ tinh của thành phố New York.
Wikimedia Commons: East River

Sông Đông (tiếng Anh: East River) là một lạch nước mặn ở thành phố New York. Tuy có tên là "River" nhưng đây không phải là con sông theo đúng nghĩa, mà là lạch nước biển nối Vịnh Thượng New York ở phía nam và Long Island Sound ở phía bắc, tức ngăn Long Island và vùng đất liền. Trên Long Island là hai quận QueensBrooklyn. Còn bên đất liền là the BronxManhattan. Từ Long Island Sound sông chảy về hướng nam nên còn được gọi là Sông Nam.[1] Lạch biển này bị thủy triều chi phối nên dòng nước thay đổi luôn. Khi nước lớn thì chảy ngược lên phía bắc, còn nước ròng thì luồng nước đổ về Vịnh Thượng New York.

Thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]
Một tấm bán đồ từ năm 1781

Eo biển được hình thành khoảng 11.000 năm trước vào giai đoạn cuối của thời kỳ băng hà Wisconsin.[2] Sự thay đổi rõ rệt trong hình dạng của eo biển giữa phần hạ nguồn và thượng nguồn là bằng chứng cho hoạt động băng hà này. Phần thượng nguồn (từ Long Island Sound đến Hell Gate) phần lớn chạy vuông góc với chuyển động của băng; phần này rộng, uốn khúc và có vịnh hẹp sâu ở hai bờ được tạo nên bởi sự chuyển động của dòng sông băng. Phần hạ nguồn (từ Hell Gate đến Vịnh New York) chạy theo hướng bắc-nam song song với chuyển động của băng. Phần này hẹp hơn nhiều với các bờ thẳng. Vịnh trên tồn tại (hoặc đã tồn tại trước khi bị lấp đầy bởi hoạt động của con người) phần lớn đều rộng và nông.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Montrésor, John (1766). A plan of the city of New-York & its environs. London.
  2. ^ “The East River Flows From Prehistoric Times To Today”. The Queens Gazette. ngày 20 tháng 7 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]