Bước tới nội dung

Sân vận động Quốc gia, Singapore

1°18′2,5″B 103°52′27,2″Đ / 1,3°B 103,86667°Đ / 1.30000; 103.86667
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sân vận động Quốc gia Singapore
Stadium Nasional Singapura (tiếng Mã Lai)
新加坡国家体育场 (tiếng Trung Quốc)
சிங்கப்பூர் தேசிய அரங்கம் (tiếng Tamil)
Map
Tên đầy đủSân vận động Quốc gia Singapore
Địa chỉ1 Stadium Drive, Singapore 397629
Vị tríKallang, Singapore
Tọa độ1°18′2,5″B 103°52′27,2″Đ / 1,3°B 103,86667°Đ / 1.30000; 103.86667
Giao thông công cộng CC6  Sân vận động
 EW10  Kallang
 TE23  Tanjong Rhu (từ năm 2023)
Chủ sở hữuSport Singapore
Nhà điều hànhDragages Singapore Pte. Ltd.
Sức chứa55.000 (bóng đábóng bầu dục)
52.000 (cricket)
50.000 (điền kinh)
Kỷ lục khán giả52.897 (Manchester United vs Inter Milan, 20 tháng 7 năm 2019)[1]
Mặt sânEclipse Stabilised Turf
Công trình xây dựng
Khởi công29 tháng 9 năm 2010
Khánh thành30 tháng 6 năm 2014
Đóng cửaKhông có
Phá hủyKhông có
Chi phí xây dựng1,87 tỷ đô la Singapore
Kiến trúc sưArup Associates (các địa điểm thể thao), DP Architects (các địa điểm phi thể thao, QP), AECOM (cảnh quan)
Kỹ sư kết cấuArup
Bên thuê sân
Đội tuyển bóng đá quốc gia Singapore (2014–nay)
Đội tuyển cricket quốc gia Singapore

Sân vận động Quốc gia Singapore (tiếng Anh: Singapore National Stadium) là một sân vận động đa năngKallang, Singapore. Sân được khánh thành vào ngày 30 tháng 6 năm 2014. Sân được xây dựng trên nền đất của Sân vận động Quốc gia cũ, đã đóng cửa vào năm 2007 và bị phá hủy vào năm 2010. Sân vận động có sức chứa 55.000 chỗ ngồi. Đây là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Singapore. Sân vận động này là trung tâm của dự án Trung tâm Thể thao Singapore — một khu phức hợp thể thao và giải trí bao gồm Sân vận động Quốc gia, Sân vận động trong nhà Singapore gần đó và các địa điểm tổ chức sự kiện khác.

Sân vận động Quốc gia là một trong những công trình có cấu trúc mái vòm lớn nhất thế giới. Sân có thiết kế thông gió tự nhiên với mái che có thể thu vào và có các cấu hình dành cho bóng đá, bóng bầu dục, điền kinhcricket. Sân vận động này là địa điểm chính của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015, và đã tổ chức các trận đấu của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á vào các năm 2014, 20182020.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, Chính phủ Singapore chấp nhận đấu thầu dự án xây dựng Sân vận động Quốc gia mới và một khu phức hợp thể thao và giải trí đi kèm xung quanh sân vận động (bao gồm một trung tâm thể thao dưới nước). Alpine Mayreder đề xuất thiết kế lấy cảm hứng từ Allianz ArenaMünchen, Singapore Gold đề xuất thiết kế "Premier Park" (sẽ có mái che có thể thu vào và mái che này có thể sử dụng làm màn chiếu), trong khi Singapore Sports Hub Consortium (SSHC) đề xuất thiết kế "Cool Dome", bao gồm một sân vận động lấy cảm hứng từ hình móng ngựa, có thiết kế thông gió tự nhiên với mái che có thể thu vào.[2][3][4]

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2008, Chính phủ Singapore chỉ định SSHC là nhà thầu xây dựng dự án Trung tâm Thể thao và sân vận động. Công việc xây dựng dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2011.[2] Bộ trưởng Bộ Phát triển Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao Vivian Balakrishnan tuyên bố rằng thiết kế của SSHC là "tốt nhất để xây dựng một khu liên hợp thể thao đẳng cấp",[2] và "thể hiện những điểm mạnh đáng kể trong việc thiết kế, văn hóa đồng đội và quan hệ đối tác, chức năng và bố cục".[5]

Do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và chi phí xây dựng tăng vọt, Công việc xây dựng sân vận động mới được bắt đầu vào năm 2010. Đến tháng 9 năm 2011, công việc đóng cọc và nền móng của sân vận động đã hoàn thành và công việc lắp khung thép cố định mái che của sân được bắt đầu. Vào tháng 7 năm 2013, khung thép cuối cùng cho 'giàn đường băng' của mái che đã được lắp đặt, đánh dấu hoàn thành công việc lắp đặt khung thép cố định mái che của Sân vận động Quốc gia để chuẩn bị lắp đặt mái che có thể thu vào.[6][7] Sân vận động này dự kiến hoàn thành vào tháng 4 năm 2014, tuy nhiên, vào tháng 2 năm 2014, Giám đốc điều hành Trung tâm Thể thao Singapore Philippe Collin Delavaud tuyên bố rằng lễ khánh thành Sân vận động Quốc gia được dời sang tháng 6 năm 2014.[8]

Sự kiện thể thao đầu tiên được tổ chức tại đây là giải đấu bóng bầu dục mười người World Club 10s vào tháng 6 năm 2014.[9]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
Mái che có thể thu vào của sân vận động

Sân vận động được xây dựng trên khu đất rộng 75.000 m2 (810.000 foot vuông), có mái vòm thép cao 83 m (272 ft) với mái che có thể thu vào. Đây là công trình có cấu trúc mái vòm lớn nhất thế giới. Do Singapore nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên mái che của sân được thiết kế để phản chiếu ánh sáng mặt trời nhằm cách nhiệt với bên trong sân, trong khi hệ thống thông gió tự nhiên được sử dụng để làm mát các khán đài. Nhờ đó, sân vận động sử dụng ít năng lượng hơn so với một sân vận động có quy mô tương đương.[10]

Sân vận động này có các cấu hình dành cho bóng đá, bóng bầu dục, điền kinhcricket.[10] Trong cấu hình bóng đá và bóng bầu dục, tầng ghế ngồi thấp nhất có thể di chuyển về phía trước (che khuất đường chạy điền kinh bên dưới) để giúp khán giả có thể theo dõi trận đấu một cách rõ ràng. Phải mất khoảng 48 giờ để điều chỉnh lại và sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp với sự kiện sắp tới.[11][12][10]

Mặt sân

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi sân vận động mới được khánh thành, sân sử dụng mặt cỏ Desso GrassMaster — một loại cỏ hỗn hợp bao gồm cỏ tự nhiên kết hợp với cỏ nhân tạo.[13] Sau khi chất lượng mặt sân bị chỉ trích dữ dội (mà đỉnh điểm là đội tuyển rugby union quốc gia New Zealand hủy một trận đấu bóng bầu dục tại sân vận động này trong chuyến du đấu tháng 11 năm 2014 do lo ngại các cầu thủ có thể bị chấn thương),[14] vào tháng 5 năm 2015, mặt cỏ GrassMaster được thay thế bằng Eclipse Stabilised Turf — một loại cỏ hỗn hợp do công ty HG Turf của Úc sản xuất.[15]

Giám đốc điều hành Trung tâm Thể thao Singapore Oon Jin Teik cho biết vi khí hậu độc đáo của sân vận động đã đặt ra những thách thức trong việc chăm sóc và duy trì mặt cỏ GrassMaster.[16]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống giao thông đại chúng tốc độ cao (MRT)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động nằm ở phía trên ga MRT Sân vận động thuộc Tuyến Vòng tròn. Các chuyến tàu đến sau mỗi năm đến sáu phút trong giờ bình thường và hai đến ba phút trong giờ cao điểm và trong những ngày diễn ra sự kiện. Các ga MRT khác gần sân là ga MRT Kallang được kết nối bằng lối đi có mái che và ga MRT Mountbatten. Ga MRT Tanjong Rhu sắp tới sẽ hỗ trợ cho các ga hiện có sau khi hoàn thành vào năm 2024.

Xe buýt và taxi

[sửa | sửa mã nguồn]

Các điểm dừng xe buýt nằm xung quanh khu liên hợp Trung tâm Thể thao Singapore, dọc theo Đường đi bộ Sân vận động, Đại lộ Sân vận động và Đường cao tốc Nicoll, với các xe buýt phục vụ các quận lân cận và thành phố. Các điểm đón taxi cũng rất gần Sân vận động Quốc gia, Sân vận động trong nhà Singapore và Công viên giải trí Kallang, rất thuận tiện để di chuyển.

Sự kiện đáng chú ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thao

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân vận động này là một trong những địa điểm tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015. Tại SEA Games 2015, sân đã tổ chức lễ khai mạc và bế mạc, các nội dung thi đấu môn điền kinh và các trận đấu môn bóng đá.[15]

Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
13 tháng 6 năm 2015 14:00  Myanmar 2–1  Việt Nam Bán kết
13 tháng 6 năm 2015 20:30  Thái Lan 5–0  Indonesia Bán kết
15 tháng 6 năm 2015 14:00  Việt Nam 5–0  Indonesia Tranh huy chương đồng
15 tháng 6 năm 2015 20:30  Myanmar 0–3  Thái Lan Chung kết
Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
9 tháng 11 năm 2018 20:00  Singapore 1–0  Indonesia Vòng bảng 30.783
21 tháng 11 năm 2018 19:30  Singapore 6–1  Đông Timor Vòng bảng 18.408
Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
5 tháng 12 năm 2021 17:30  Đông Timor 0–2  Thái Lan Vòng bảng 2.432
5 tháng 12 năm 2021 20:55  Singapore 3–0  Myanmar Vòng bảng 7.558
8 tháng 12 năm 2021 17:30  Myanmar 2–0  Đông Timor Vòng bảng 970
8 tháng 12 năm 2021 20:30  Philippines 1–2  Singapore Vòng bảng 8.922
11 tháng 12 năm 2021 17:30  Đông Timor 0–7  Philippines Vòng bảng 420
11 tháng 12 năm 2021 20:30  Thái Lan 4–0  Myanmar Vòng bảng 1.142
14 tháng 12 năm 2021 17:30  Philippines 1–2  Thái Lan Vòng bảng 2.559
14 tháng 12 năm 2021 20:30  Singapore 2–0  Đông Timor Vòng bảng 8.518
18 tháng 12 năm 2021 20:30  Thái Lan 2–0  Singapore Vòng bảng 9.540
19 tháng 12 năm 2021 20:30  Malaysia 1–4  Indonesia Vòng bảng 7.082
22 tháng 12 năm 2021 20:30  Singapore 1–1  Indonesia Bán kết lượt đi 9.952
23 tháng 12 năm 2021 20:30  Việt Nam 0–2  Thái Lan Bán kết lượt đi 7.355
25 tháng 12 năm 2021 20:30  Indonesia 4–2  Singapore Bán kết lượt về 9.982
26 tháng 12 năm 2021 20:30  Thái Lan 0–0  Việt Nam Bán kết lượt về 8.121
29 tháng 12 năm 2021 20:30  Indonesia 0–4  Thái Lan Chung kết lượt đi 6.290
1 tháng 1 năm 2022 20:30  Thái Lan 2–2  Indonesia Chung kết lượt về 7.429
Ngày Thời gian (UTC+07) Đội #1 Kết quả Đội #2 Vòng Khán giả
14 tháng 12 năm 2024 18:00  Singapore 2–1  Campuchia Vòng bảng 12.391
20 tháng 12 năm 2024 19:30  Singapore 2–4  Thái Lan Vòng bảng 22,611

Bóng đá

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động Quốc gia mới trong trận đấu giao hữu quốc tế giữa BrasilNhật Bản

Trận đấu bóng đá đầu tiên được tổ chức tại sân vận động là trận đấu giao hữu giữa Singapore Selection XIJuventus vào tháng 8 năm 2014. Trận đấu giao hữu giữa BrasilNhật Bản vào tháng 10 năm 2014 là trận đấu đầu tiên mà 55.000 khán giả lấp đầy sân vận động này.[17] Nơi đây cũng đã tổ chức các trận đấu của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014 vào tháng 11 năm 2014. Đây là nơi diễn ra tất cả các trận đấu của Barclays Asia Trophy 2015, giải đấu được tổ chức tại Singapore.[18]

Năm 2018, với tư cách là đội tham dự Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018, Singapore đã thi đấu hai trận đấu vòng bảng tại đây với tư cách là đội chủ nhà.

Vào ngày 15 tháng 7 năm 2022, sân vận động này đã tổ chức trận đấu giao hữu trước mùa giải Standard Chartered Singapore Trophy 2022 giữa LiverpoolCrystal Palace, hai câu lạc bộ đang thi đấu tại Premier League. Trận đấu có 50.217 khán giả dự khán.[19][20][21][22]

Bóng bầu dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện đầu tiên được tổ chức tại sân vận động là giải đấu World Club 10s vào tháng 6 năm 2014.[9]

Buổi hòa nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ diễu hành Ngày Quốc khánh Singapore

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 9 tháng 8 năm 2016, Sân vận động Quốc gia mới đã tổ chức Lễ diễu hành Ngày Quốc khánh Singapore (NDP). Trước đây, sự kiện này thường được tổ chức tại Sân vận động Quốc gia cũ, và tại The Float @ Marina Bay – một địa điểm tạm thời trên Vịnh Marina được xây dựng để tổ chức các sự kiện văn hóa và thể thao ngoài trời trong thời gian Sân vận động Quốc gia mới đang được xây dựng. Thiết kế của sân vận động đã dẫn đến những hạn chế và thay đổi khi tổ chức sự kiện, bao gồm: khán giả trong sân vận động khó quan sát được màn trình diễn máy bay của quân đội và pháo hoa ngoài trời do bị mái che che khuất, các phương tiện quân sự bọc thép không thể chạy trên đường chạy điền kinh của sân vận động,[77][78]Đội Nhảy dù không thể nhảy dù xuống sân vận động có mái che do lo ngại về độ an toàn.[79] Do đó, lễ diễu hành đã kết hợp các màn trình diễn khác nhau, chẳng hạn như màn trình diễn ánh sáng (bao gồm một phân đoạn hiển thị hình ảnh các địa danh của Singapore, được thực hiện bằng công nghệ trình chiếu mapping), "con rối" lớn và các bài thuyết trình nghệ thuật khác.[79][80]

Sự kiện gây ra những phản ứng dữ dội vì chi phí gia tăng so với khi sự kiện được tổ chức tại The Float.[79] Theo hợp đồng giữa Trung tâm Thể thao và Chính phủ Singapore thì mỗi năm, các nhà tổ chức NDP được phép sử dụng sân vận động này miễn phí trong 45 ngày. Tuy nhiên, các kỹ thuật viên và nghệ sĩ biểu diễn cho rằng khung thời gian cần được kéo dài lên 80 ngày, do đó Trung tâm Thể thao đã yêu cầu tăng thêm 26 triệu đô la nhưng sau đó giảm xuống còn 10 triệu đô la.[81]

Vào tháng 10 năm 2017, có thông báo rằng The Float sẽ được tái phát triển thành một địa điểm cố định được gọi là NS Square, và đóng vai trò là địa điểm chính để tổ chức NDP khi sự kiện này không được tổ chức tại The Padang 5 năm một lần. Quyết định này đã đặt ra câu hỏi về việc liệu sân vận động có làm mất đi truyền thống tổ chức các sự kiện cộng đồng mà Sân vận động Quốc gia cũ từng có hay không. Ngược lại, có ý kiến ​​cho rằng việc không tổ chức NDP tại Sân vận động Quốc gia mới sẽ giúp sân có thể tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế lớn, đặc biệt là trong những tháng mùa hè.[82][83] Các kế hoạch tổ chức Giải vô địch điền kinh dành cho người lớn tuổi châu ÁCúp Merlion tại sân vận động trước đây cũng đã bị hủy bỏ do chi phí thuê quá cao.[84] Với việc NS Square dự kiến ​​được khởi công xây dựng vào năm 2023 và kéo dài đến năm 2026, các nhà tổ chức cho biết NDP năm 2024 có thể sẽ được tổ chức tại Sân vận động Quốc gia mới một lần nữa.[85]

Sự kiện tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 5 năm 2019, Sân vận động Quốc gia đã tổ chức Celebration of Hope, một sự kiện truyền giáo kéo dài ba ngày do Rennis Ponniah chủ trì.[86]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mohan, Matthew (ngày 20 tháng 7 năm 2019). “Better the Devils they know: Manchester United thrill packed stadium with Inter win”. CNA. Singapore. Bản gốc lưu trữ 6 tháng Năm năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2019. Not only did the Red Devils edge the Nerazzurri, they set a new Singapore Sports Hub record attendance of 52,897.
  2. ^ a b c "Cool Dome" design wins Singapore Sports Hub project”. CNA. Mediacorp. ngày 19 tháng 1 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Cheney, Satish (ngày 28 tháng 3 năm 2007). “All 3 proposals for the new Sports Hub are 'truly spectacular': Vivian Balakrishnan”. Channel NewsAsia. Mediacorp. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Sports Hub proposals promise to add buzz to Kallang”. www.asiaone.com. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “Singapore Sports Hub Consortium, Led By Dragages Singapore Pte Ltd, Selected as Preferred Bidder For Sports Hub Project”. Hội đồng Thể thao Singapore. ngày 19 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ “Singapore's National Stadium fixed roof steelwork complete”. Arup. ngày 19 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ “Foundation laid for new National Stadium”. Red Sports. ngày 16 tháng 9 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013.
  8. ^ “National Stadium to miss April opening”. Channel NewsAsia. ngày 14 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  9. ^ a b Chen, May (ngày 27 tháng 2 năm 2014). “Sports Hub: Rugby's World Club 10s to kick-off sporting events at new Sports Hub”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0585-3923. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ a b c “Singapore National Stadium: Breaking new ground”. Building (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “World Class Facilities”. Singapore Sports Hub. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2013.
  12. ^ “Positive moves in boosting popularity of cricket”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013.
  13. ^ “Sports Hub to use Desso GrassMaster for its National Stadium pitch”. Channel NewsAsia. ngày 21 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2014.
  14. ^ “NZ Rugby Union cancel Maori All Blacks' match in Singapore”. TODAYonline. Bản gốc lưu trữ 2 Tháng mười hai năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ a b “Singapore Sports Hub unveils new National Stadium pitch ahead of SEA Games”. Channel NewsAsia. ngày 19 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2015.
  16. ^ Nair, Sanjay (ngày 13 tháng 10 năm 2014). “Grow grass grow: Spotlight on National Stadium's pitch ahead of Brazil-Japan clash”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0585-3923. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ “Singapore's new National Stadium sells out Japan-Brazil clash”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2014.
  18. ^ Nair, Sanjay (ngày 24 tháng 1 năm 2016). “Sports Hub drops claims over $900k damage to National Stadium pitch”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  19. ^ Matthew Mohan (ngày 26 tháng 4 năm 2022). “Liverpool to play pre-season friendly with Crystal Palace in Singapore”. CNA.
  20. ^ “Reds to face Crystal Palace in Singapore for second leg of pre-season”. Liverpool F.C. (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 4 năm 2022.
  21. ^ Laura Chia (ngày 15 tháng 7 năm 2022). “Football: Singaporean fans serenade Liverpool to make National Stadium 'like Anfield' | The Straits Times”. The Straits Times (bằng tiếng Anh).
  22. ^ Matthew Mohan (ngày 16 tháng 7 năm 2022). 'The magic never diminishes': A Liverpool match through the eyes of their Singapore fans”. CNA (bằng tiếng Anh).
  23. ^ “5 JUL 2014 KEPLER WORLD TOUR Stefanie Sun 2014 Kepler World Tour”. Singapore Sports Hub. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  24. ^ “Stefanie Sun to perform at new National Stadium in July”. ngày 2 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  25. ^ Lay, Belmont (ngày 25 tháng 6 năm 2014). “This is what happened to local singer Stefanie Sun after performing 30 songs at Chongqing concert”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  26. ^ Toh, Chrisopher (ngày 6 tháng 7 năm 2014). “Stefanie Sun 2014 Kepler World Tour”. TODAY Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  27. ^ “24 OCT Mariah 'The Elusive Chanteuse Show'. Singapore Sports Hub. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  28. ^ Wong, Laetitia (ngày 29 tháng 7 năm 2014). “Mariah Carey back in Singapore”. TODAY Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  29. ^ “Mariah Carey To Perform in Singapore on October 24 at the National Stadium”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2014.
  30. ^ Raguraman, Anjali (ngày 29 tháng 7 năm 2014). “Mariah Carey to serenade Singapore at new National Stadium”. insing.com. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  31. ^ Ann Zachariah, Natasha (ngày 25 tháng 10 năm 2014). “Concert review: Mariah Carey finds her voice in Singapore, after all”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  32. ^ “Mariah Carey hits all the right notes at Singapore concert”. AsiaOne. ngày 20 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  33. ^ “27 DEC OPUS 2 JAY 2014 WORLD TOUR POSTPONED To 27 DECEMBER 2014, 8PM”. Singapore Indoor Stadium. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2016.
  34. ^ Jing Yi, Hon (ngày 28 tháng 12 năm 2014). “Concert Review: Jay Chou Opus 2 World Tour”. TODAY Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  35. ^ Ng, Gwendolyn (ngày 17 tháng 10 năm 2014). “Some Jay Chou fans lament at later concert date, say they have made travel plans”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  36. ^ Xu, Terry (ngày 28 tháng 12 năm 2014). “Jay chou's concert met with complaints from fans about the venue provider”. The Online Citizens. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  37. ^ “ONE DIRECTION 'ON THE ROAD AGAIN' TOUR 2015”. Singapore Sports Hub. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  38. ^ “ONE DIRECTION on Their Road Again Tour Singapore”. superadrianme.com. ngày 19 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  39. ^ “One Direction to play in Singapore in March 2015”. insing.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  40. ^ “One Direction: Milestones, concerts and Singapore fans”. The Straits Times. ngày 11 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  41. ^ Toh, Christopher (ngày 12 tháng 3 năm 2015). “Concert review: One Direction”. TODAY Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  42. ^ “Reliving One Direction's Singapore concert”. TODAY Online. ngày 12 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  43. ^ Roth, Madeline (ngày 12 tháng 3 năm 2015). “WOAH…ONE DIRECTION'S SINGAPORE CONCERT BROKE A HUGE RECORD”. MTV. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  44. ^ “Billboard Boxscore: Current Scores”. Billboard. ngày 1 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2015.
  45. ^ “9 JAN AMEI – AMIT UTOPIA WORLD TOUR 张惠妹乌托邦世界巡城演唱会”. Singapore Sports Hub. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  46. ^ “AMei to perform in Singapore on Jan 9”. AsiaOne. ngày 9 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  47. ^ Hong, Jing Yi (ngày 10 tháng 1 năm 2016). “Concert review: aMEI/AMIT UTOPIA World Tour”. TODAY Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  48. ^ “MADONNA REBEL HEART TOUR 2016 – SINGAPORE Rated R18 (Sexual References)”. Singapore Sports Hub. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  49. ^ Sherwell, Philip (ngày 23 tháng 2 năm 2016). “Singapore's archbishop urges boycott of 'blasphemous' Madonna”. The Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  50. ^ Chong, Alvin (ngày 28 tháng 2 năm 2016). “Madonna's Rebel Heart tamed in Singapore”. Channel NewsAsia. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  51. ^ Abdul Hadi, Eddino (ngày 28 tháng 2 năm 2016). “Madonna works the crowd at her Rebel Heart concert in Singapore”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  52. ^ Raguraman, Anjali (ngày 29 tháng 2 năm 2016). “Some fans elated, others disappointed with Madonna's first concert in Singapore”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  53. ^ Abdul Hadi, Eddino (ngày 29 tháng 2 năm 2016). “Concert Review: Madonna softens her 'rebel heart' for Singapore show”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  54. ^ "THE INVINCIBLE" JAY CHOU CONCERT TOUR 2016 "地表最强"2016周杰伦世界巡回演唱会”. Singapore Sports Hub. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  55. ^ “30,000 tickets to Jay Chou's Singapore concert sold in 2 hours”. AsiaOne. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  56. ^ Tan, Audrey (ngày 9 tháng 9 năm 2016). “22-year-old man arrested in connection with Jay Chou ticket scam”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  57. ^ Loh, Genevieve (ngày 9 tháng 9 năm 2016). “22-year-old arrested for selling fake tickets to Jay Chou concert”. Channel NewsAsia. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  58. ^ Tan, Emilia (ngày 2 tháng 9 năm 2016). “Jay Chou in Singapore, says Nathan Hartono won't be performing at his concert”. TODAY Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  59. ^ Twang, Lisa (ngày 4 tháng 9 năm 2016). “Jay Chou concert tour: Less than invincible Chou”. AsiaOne. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  60. ^ Chan, Boon (ngày 5 tháng 9 năm 2016). “Jay Chou concert tour: Less than invincible Chou”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  61. ^ Lay, Belmont (ngày 5 tháng 9 năm 2016). “Angry Jay Chou fans petition for refund as lousy sound plagues concert at S'pore Sports Hub again”. mothership.sg. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  62. ^ Chan, Boon (ngày 7 tháng 9 năm 2016). “Jay Chou fans want refund over poor concert sound”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  63. ^ Leow, Diane (ngày 6 tháng 9 năm 2016). “Speakers moved at Jay Chou concert to minimise obstruction of view: Organisers”. Channel NewsAsia. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016.
  64. ^ “COLDPLAY – A HEAD FULL OF DREAMS TOUR”. Singapore Sports Hub. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  65. ^ Abdul Hadi, Eddino (ngày 15 tháng 11 năm 2016). “It's no joke, Coldplay to play their 4th Singapore show at National Stadium on April 1”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  66. ^ “Coldplay coming to Singapore next April”. Channel NewsAsia. ngày 15 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  67. ^ “Tickets for Coldplay concert in Singapore to go on sale on Nov 21 from $78”. AsiaOne. ngày 15 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  68. ^ Peters, Daniel (ngày 17 tháng 11 năm 2016). “Coldplay's Citibank pre-sale has already sold out, Singapore fans panic”. Bandwagon. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  69. ^ Bhattacharjya, Samhati (ngày 18 tháng 11 năm 2016). “Coldplay Singapore concert: Fresh 28,000 tickets available after record sell-off on day 1”. International Business Times. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  70. ^ Lay, Belmont (ngày 18 tháng 11 năm 2016). “Coldplay S'pore concert organiser looking to bar those who bought resale tickets”. mothership.sg. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  71. ^ Ray, Bihu (ngày 21 tháng 11 năm 2016). “Coldplay Singapore tickets sold out in 2 hours; but some 10,000 tickets may yet be issued”. International Business Times. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  72. ^ Lay, Belmont (ngày 21 tháng 11 năm 2016). “All 40,000 Coldplay S'pore concert tickets sold out”. mothership.sg. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  73. ^ Abdul Hadi, Eddino (ngày 22 tháng 11 năm 2016). “Coldplay aware of the ticket tout problems here, extra tickets may be released by Thursday”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  74. ^ “More Coldplay tickets released - 90% snapped up within two hours”. ngày 31 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  75. ^ Raguraman, Anjali (ngày 16 tháng 5 năm 2017). “Foo Fighters back for Singapore concert on Aug 26, 20 years after they last played here”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017.
  76. ^ Jan, Lee (ngày 10 tháng 10 năm 2018). “K-pop sensation BTS to hold concert in Singapore next year”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  77. ^ “Futuristic concept for NDP 2016”. The Straits Times. ngày 10 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  78. ^ “What price for NDP at Sports Hub?”. The Straits Times. ngày 23 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  79. ^ a b c Tan, Weizhen (ngày 10 tháng 8 năm 2016). “NDP 2016: Show a treat, but new venue gets mixed reviews”. Today. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  80. ^ “NDP 2016: Lights, colour, action!”. TODAYonline. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021.
  81. ^ Low, Lin Fhoong (ngày 10 tháng 12 năm 2015). “Talks to hold NDP 2016 at Sports Hub at an impasse”. Today. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  82. ^ “Marina Bay's floating platform to be 'primary venue' for future NDPs”. TODAYonline. ngày 30 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  83. ^ Low, Lin Fhoong (ngày 31 tháng 10 năm 2017). “NDP loss a setback for National Stadium's bid to become a S'pore icon”. Today. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  84. ^ Low, Lin Fhoong (ngày 17 tháng 12 năm 2015). “High costs 'a new reality' with new National Stadium”. Today. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  85. ^ Auto, Hermes (ngày 9 tháng 7 năm 2022). “NDP 2023 to be held at the Padang: Ng Eng Hen”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022.
  86. ^ “More than 30,000 stream in to National Stadium on Day One of Celebration of Hope [article]”. saltandlight.sg. ngày 17 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]