Bước tới nội dung

Rhamnose

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Rhamnose[1]
Danh pháp IUPAC(2R,3R,4R,5R,6S)-6-Methyloxane-2,3,4,5-tetrol
Tên khácIsodulcit
α-L-Rhamnose
L-Rhamnose
L-Mannomethylose
α-L-Rha
α-L-Rhamnoside
α-L-Mannomethylose
6-Deoxy-L-mannose
Rhamnopyranose
Rhamnopyranoside
Nhận dạng
Số CAS10485-94-6
PubChem19233
DrugBankDB01869
KEGGC00507
ChEBI16055
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O=C[C@H](O)[C@H](O)[C@@H](O)[C@@H](O)C

InChI
đầy đủ
  • 1/C6H12O5/c1-3(8)5(10)6(11)4(9)2-7/h2-6,8-11H,1H3/t3-,4-,5-,6-/m0/s1
UNIIQN34XC755A
Thuộc tính
Khối lượng riêng1.41 g/mL
Điểm nóng chảy 91 đến 93 °C (364 đến 366 K; 196 đến 199 °F) (ngậm 1 nước)
Điểm sôi
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Rhamnose (Rham) là một loại đường deoxy tồn tại trong tự nhiên. Chúng có thể được xếp vào loại đường metyl-pentose hay 6-deoxy-hexose. Đường rhamnose tồn tại trong tự nhiên trong dạng đồng phân quay trái (dạng L-), gọi là L-rhamnose (6-deoxy-L-mannose). Đây là tính chất khá đặc biệt vì phần lớn các đường tự nhiên nằm ở dạng đồng phân quay phải (D-). Một số trường hợp đặc biệt là metyl pentose L-fucoseL-rhamnose và pentose L-arabinose.

Có thể tách chiết rhamnose từ cây thuộc chi Rhamnus, cây Toxicodendron vernix và cây thuộc chi Câu đằng (Uncaria). Đường rhamnose cũng được sinh tổng hợp bởi vi tảo thuộc họ Tảo silic (Bacillariophyceae).[2]

Trong tự nhiên, rhamnose thường liên kết với nhiều loại đường khác. Nó là một thành phần glycon phổ biến của các glycosit trong nhiều thực vật. Rhamnose cũng là thành phần của màng ngoài tế bào của vi khuẩn kháng axit trong chi Mycobacterium, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh lao.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Merck Index, 11th Edition, 8171.
  2. ^ Brown, M. R. (1991). “The amino-acid and sugar composition of 16 species of microalgae used in mariculture”. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, 145(1), 79-99. doi:10.1016/0022-0981(91)90007-J.
  3. ^ Golan, David E. biên tập (2005). “Chapter 35 - Pharmacology of the Bacterial Cell Wall”. Principles of Pharmacology: The Pathophysiologic Basis of Drug Therapy. Armen H. Tashjian Jr., Ehrin J. Armstrong, Joshua N. Galanter, April Wang Armstrong, Ramy A. Arnaout, Harris S. Rose. Lippincott Williams and Wilkins. tr. 569. ISBN 0-7817-4678-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]