Bước tới nội dung

Amylopectin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amylopectin
Nhận dạng
Số CAS9037-22-3
Số EINECS232-911-6
Thuộc tính
Công thức phân tử(C6H11O5)n
Khối lượng molvariable
Bề ngoàibột trắng
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Amylopectin là một polysaccharide và là một polymer đa nhánh của glucose, có trong các vật liệu thực vật. Amylopectin là một trong hai thành phần của tinh bột, thành phần còn lại là amylose. Amylopectin hầu như không tan được trong nước.

Các đơn vị glucoza tạo thành mạch thẳng bằng liên kết α(1→4) glycosid. Các mạch nhánh được tạo bởi các liên kết α(1→6) xuất hiện sau mỗi 24 đến 30 đơn vị glucose. Trong khi đó, amylose có rất ít liên kết α(1→6) nên bị thủy phân chậm hơn và có tỉ trọng cao hơn.

Bản sao của amylopectin ở động vật là glycogen, có cùng thành phần và cấu trúc nhưng có nhiều nhánh hơn, các nhánh xuất hiện sau mỗi 8 đến 12 đơn vị glucose.

Các bộ phận thực vật chứa các tinh bột trong các cơ quan đặc biệt được gọi là "hạt tinh bột". Khi cần năng lượng cho các tế bào, thực vật thủy phân tinh bột để thu các đơn vị glucose. Con người và các loài động vật ăn cỏ thì sử dụng amylase, một loại enzyme có khả năng phá vỡ phân tử amylopectin.

Amylopectin chiếm khoảng 70 % khối lượng tinh bột, phụ thuộc vào nguồn gốc của tinh bột. Gạo hạt tròn chứa hàm lượng amylopectin cao, tinh bột gạo nếp, tinh bột khoai tây sáp và tinh bột ngô nếp chứa đến 100 % là amylopectin trong khi gạo hạt dài chứa hàm lượng amylopectin thấp. Amylopectin có nhiều nhánh, có thể chứa tới 2.000 đến 200.000 đơn vị glucose. Mỗi chuỗi nhỏ của nó chứa từ 20 đến 24 đơn vị glucose.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]