Bước tới nội dung

Đại học quốc lập Đài Loan

25°00′58″B 121°32′10″Đ / 25,016°B 121,536°Đ / 25.016; 121.536
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại học Quốc lập Đài Loan
國立臺灣大學
Vị trí
Map
, ,
Tọa độ25°00′58″B 121°32′10″Đ / 25,016°B 121,536°Đ / 25.016; 121.536
Thông tin
Tên cũĐại học Đế quốc Taihoku
LoạiCông lập (Đại học quốc gia)
Khẩu hiệuCultivate virtue, advance intellect; love one's country, love one's people[1]
Thành lậpthành lập 1928[a]
tái tổ chức 1945
Hiệu trưởngDương Phán Trì (楊泮池)
Khuôn viênNội đô,
1,6 km² (Vùng đô thị Đài Bắc combined),
344 km² (Nam Đầu combined)
Websitewww.ntu.edu.tw/english
Thông tin khác
Thành viênASAIHL
AACSB
Thống kê
Sinh viên đại học17.706
Sinh viên sau đại học15.710
Quốc lập Đài Loan Đại học
Phồn thể國立臺灣大學
Giản thể国立台湾大学
Đài Bắc (Taihoku) Đế quốc Đại học
Phồn thể臺北帝國大學
Giản thể台北帝国大学

Đại học quốc lập Đài Loan hay còn gọi là Đại học Đài Loan (tiếng Anh: National Taiwan University, viết tắt: NTU; tiếng Trung: 國立臺灣大學) là một trường đại học quốc gia nam nữ đồng giáoĐài Bắc, Đài Loan. Ở Đài Loan, trường này thường được gọi là "Đài Đại" (臺大). Khu trường sở chính rộng 1.086.167 m² tọa lạc tại Đại An, Đài Bắc. Ngoài ra, trường còn có 6 khu trường sở tại Đài Bắc và các nơi khác với tổng diện tích là 345.830.000 m² (chiếm 1% lãnh thổ Đài Loan).[2] Đại học Quốc gia Đài Loan bao gồm 11 học viện, 54 khoa, 103 viện nghiên cứu và 4 trung tâm nghiên cứu.[3] Vào năm 2010, trường có 17.514 sinh viên đại học và 15.824 nghiên cứu sinh[4].

Trường được thành lập năm 1928 bởi chính quyền Nhật Bản dưới thời Nhật chiếm đóng Đài Loan và khi đó được gọi là Đại học Đế quốc Taihoku (Đài Bắc). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tiếp quản việc quản lý Đại học Taihoku và tái tổ chức và đổi tên nó thành Đại học Quốc gia Đài Loan vào 15 tháng 11 năm 1945[5].

NTU vẫn thường được coi là đại học hàng đầu và danh giá nhất ở Đài Loan. Nó có mối quan hệ khăng khít với Academia Sinica (viện nghiên cứu trung ương của Đài Loan).

Giảng dạy

[sửa | sửa mã nguồn]

NTU đào tạo các hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong nhiều lĩnh vực. Sinh viên được phép lựa chọn bất cứ khóa học nào của các trường cao đẳng thuộc NTU, tuy nhiên sinh viên cần phải hoàn thành các môn học bắt buộc của mỗi chuyên ngành nếu muốn được cấp bằng. Mỗi sinh viên phải xác nhận chuyên ngành mình sẽ theo học khi họ xin học. Một vài chuyên ngành có tính cạnh tranh cao hơn các chuyên ngành khác và yêu cầu kết quả học tập cao hơn. Gần đây, y học, kỹ thuật điện, luậttài chính là các ngành được nhiều sinh viên lựa chọn nhất. Hầu hết các chuyên ngành cần 4 năm để hoàn thành, trong khi sinh viên theo học ngành nha khoa và y học lần lượt mất 6 và 7 năm để ra trường.

Tổng số sinh viên của NTU là 33.000, bao gồm trên 17.000 sinh viên đại học và 15.000 nghiên cứu sinh. Đội ngũ giảng viên và sinh viên của trường đã có trên 5000 nghiên cứu được xuất bản vào năm 2010.[6]

Xếp hạng thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

NTU được đánh giá là đại học tốt nhất Đài Loan. QS World University Rankings (2015) xếp hạng NTU thứ 70 toàn cầu và 22 tại châu Á, đứng thứ 15 toàn cầu ở ngành kỹ thuật điện - điện tử, thứ 32 toàn cầu về các ngành khoa học tự nhiên.[7] Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á của QS (độc lập với bảng xếp hạng trên) xếp nó ở vị trí 22 ở châu Á[8]. Ở cả hai bảng xếp hạng, nó đều là trường đại học tốt nhất Đài Loan.

Trong khi đó, NTU được xếp thứ 167 toàn cầu và 17 ở châu Á trong bảng xếp hạng các đại học thế giới của Times Higher Education (2015-16),[9].

Cựu sinh viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học quốc gia Đài Loan đã sản sinh ra nhiều cựu sinh viên nổi tiếng. Bà Thái Anh Văn (luật khoa) vừa đắc cử tổng thống Trung Hoa Dân Quốc năm 2016. Mã Anh Cửu, (luật khoa) tổng thổng đương nhiệm tính đến 5/2016, cũng như các cựu tổng thống Lý Đăng Huy (nông khoa), Trần Thủy Biển (luật khoa) đều đã từng theo học NTU.[10][11][12] Lý Viễn Triết, nhận giải Nobel Hóa học 1986, từng nhận bằng cử nhân khoa học của NTU[13]. Trên 40 cựu sinh viên của đại học Quốc gia Đài Loan đã được nhận vào National Academy of Engineering Hoa Kỳ và Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.

Ngoài ra, NTU đã từng đào tạo những cựu sinh viên là:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “University Motto”. National Taiwan University. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ “National Taiwan University_Campus Location & Area”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ “About NTU”. National Taiwan University. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ “Table 20: Number of students in each academic year,1945-2010”. National Taiwan University. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ "National Taiwan University, (2007) Lưu trữ 2008-06-15 tại Wayback Machine" NTU history
  6. ^ “NTU Statistics”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  7. ^ “QS World University Rankings (2015)”.
  8. ^ “QS Asian University Rankings (2012)”.
  9. ^ “Times Higher Education University Rankings (2015-16)”.
  10. ^ “Biography”. Office of the President, Republic of China. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  11. ^ “Lee Teng-hui”. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  12. ^ “Chen Shui-bian (1950-)”. Office of the President, Republic of China. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  13. ^ “Yuan T. Lee - Biography”. Nobelprize.org. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ as Taihoku Imperial University