Quýt ngọt Gia Luận
Quýt ngọt Gia Luận (người dân địa phương thường gọi là Cam Gia Luận) là giống quýt ngọt có từ lâu đời, được dùng để tiến vua của người dân xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng[1]; là nguồn gen cây trồng quý hiếm cần được bảo tồn [2]; là một trong mười tám đặc sản của Hải Phòng được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đã được chỉ dẫn địa lý[3].Nhãn hiệu Cam Gia Luận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu[4]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Những người cao tuổi và những dòng họ đầu tiên đến khai hoang tại Gia Luận cho biết: giống quýt ngọt Gia Luận được du nhập từ Trà Cổ - Móng Cái, Vân Đồn - Quảng Ninh từ trước năm 1954; cũng có nhiều ý kiến cho rằng giống này đã có ở đảo cách đây trên 300 năm.
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Cây có thân hình tán lớn, tán hình cầu hoặc bán cầu, cao trung bình hơn 3 m, lá nhỏ, cành vươn ngắn và mau, không có thân chính rõ rệt. Cây cây sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với đất trồng hẹp, tầm canh tác dày, nhiều mùn, giữ nước và thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp; cây sống lâu (có cây sống hàng trăm năm).
Quả hình cầu dẹt, vỏ nhẵn bó,ng khi chín vỏ màu đỏ da cam hằn rõ múi và rất mỏng, không hạt, hoặc 2 - 4 hạt, trọng lượng quả 140 - 180 g. Do quả to, trông giống quả cam, nên người dân nơi đây thường gọi là Cam Gia Luận, nhưng thực chất là giống quýt. Quả có mùi thơm đặc trưng, múi mỏng và dễ bóc tách, tép nhỏ, mịn và mọng nước (cầm múi trên tay thấy cảm giác mềm mọng nhưng vẫn khô ráo). Khi ăn có vị ngọt đượm vừa phải pha lẫn vị chua dịu có “hậu” (sau khi ăn hương vị vẫn còn lưu lại lâu trên đầu lưỡi).
Thời gian thu hoạch từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Năng suất rất cao, 4 - 5 tấn/ha.
Bảo tồn và phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát triển giống quýt Gia Luận được địa phương quan tâm, được khai thác thông qua mô hình kinh tế hiện đại, lồng ghép Du lịch sinh thái cộng đồng....[5]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Một số hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hân Minh (1 tháng 12 năm 2014). “Cam Gia Luận”. http://nongnghiep.vn/. Truy cập 21 tháng 1 năm 2016. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ Bùi Bá Bổng (5 tháng 12 năm 2015). “Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 5/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành nguồn gen cây trồng quý hiến cần được bảo tồn”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 17 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ Đan Đức Hiệp (6 tháng 10 năm 2014). “Quyết định số 2018/QĐ-UBND về việc Sử dụng tên địa danh va xác định bản đồ tên địa lý tương ứng với tên địa danh vùng sản xuất sản phẩm đặc sản, làng nghề để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể” (PDF). haiphong.gov.vn. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập 2 tháng 2 năm 2014.
- ^ “Danh sách nhãn hiệu tập thể các sản phẩm Đặc sản, Làng nghề Thành phố Hải Phòng cấp năm 2015; Bản tin Khoa học và Công nghệ số 4 năm 2016, trang 18 - 24” (PDF). http://hpstic.com.vn/ImageDatas/Post/Nam-2016/Thang-7/48252-khoa-hoc--cong-nghe--so-4-2016.pdf. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập 19 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ “"Săn" sản vật trên đất Cát Bà”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Giống quýt đặc sản Gia Luận”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ
|=
(trợ giúp)