Bước tới nội dung

Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Quân khu 9)
Quân khu 9
Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chỉ huy
từ năm 2020

Quốc gia Việt Nam
Thành lập10 tháng 12 năm 1945; 79 năm trước (1945-12-10)
Quân chủng Lục quân
Phân cấpQuân khu (Nhóm 3)
Nhiệm vụbảo vệ vùng Tây Nam Bộ
Quy mô30.000 người đến 43.000 quân
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huyAn Thới,Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
Chỉ huy
Tư lệnh
Chính ủy
Chỉ huy nổi bật


Quân khu 9 (trước đây là Chiến khu 9) thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong 7 quân khu hiện nay của Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng biển phía nam Việt Nam.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 10/12/1945, thành lập Chiến khu 8Chiến khu 9.
  1. Chiến khu 8 gồm các tỉnh: Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre và Sa Đéc.
  2. Chiến khu 9 gồm các tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long và Trà Vinh.
  • Năm 1946, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh giao lại cho Chiến khu 8.
  • Cuối năm 1947 hai tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc nhập lại rồi chia thành hai tỉnh mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu (lấy sông Hậu làm ranh giới hai tỉnh). Long Châu Tiền thuộc Khu 8, Long Châu Hậu thuộc Khu 9.
  • Tháng 12/1950, tỉnh Hà Tiên nhập vào Long Châu Hậu, lấy tên tỉnh là Long Châu Hà thuộc Khu 9.
  • Cuối năm 1961 đầu năm 1962, Quân khu 8 (còn gọi là Quân khu 2) và Quân khu 9 (còn gọi là Quân khu 3) được thành lập trở lại.
  1. Quân khu 8 gồm các tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc và Bến Tre.
  2. Quân khu 9 gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng (thêm một phần tỉnh Bạc Liêu), Rạch Giá, Cà Mau (gồm một phần tỉnh Bạc Liêu)Hà Tiên.
  • Năm 1969 thành lập tỉnh Châu Hà, gồm tỉnh Hà Tiên và phần đất phía Nam sông Hậu của tỉnh Châu Đốc.
  • Cuối năm 1974 tỉnh Châu Hà đổi thành tỉnh Long Châu Hà, thêm phần đất phía Nam sông Hậu của tỉnh Long Xuyên.
  • Giữa năm 1972, thị xã Cần Thơ được nâng cấp lên thành phố trực thuộc khu 9.
  • Cuối năm 1973, Quân khu 9 thành lập lại tỉnh Bạc Liêu.
  • Cuối năm 1975, hai Quân khu 8 và 9 trong chiến tranh được sáp nhập lại thành Quân khu 9, gồm 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cửu Long, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải
  • Tháng 12/1991, tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh; tỉnh Hậu Giang tách ra thành tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng
  • Tháng 12/1996, tỉnh Minh Hải tách ra thành tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu (bắt đầu hoạt động từ năm 1997).
  • Tháng 12/2003 tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố Cần Thơ (trực thuộc Trung ương) và tỉnh Hậu Giang (bắt đầu hoạt động từ năm 2004).
  • Đến nay địa bàn Quân khu 9 có 12 tỉnh, thành phố (riêng Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương) là: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ - nghĩa là vùng Tây Nam Bộ (Long An thuộc Quân khu 7).

Trụ sở

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đặt tại số 11-13 Đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Đảng bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[2] Tổ chức Đảng bộ trong Quân khu 9 theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Quân khu 9 là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư đoàn, Lữ đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (tương đương cấp Sư đoàn)
  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]
Các quân khu hiện tại của Việt Nam

Cơ quan trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Phòng Khoa học quân sự
  • Phòng Thông tin khoa học quân sự
  • Phòng Điều tra hình sự
  • Phòng Thi hành án hình sự
  • Phòng Kinh tế
  • Tòa án Quân sự Quân khu 9
  • Viện kiểm sát Quân sự Quân khu 9

Bộ Tham mưu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Chiêm Thống Nhất (nguyên CHT BCHQS TP Cần Thơ)
  • Phó Tham mưu trưởng - Bí thư Đảng ủyː Thiếu tướng Huỳnh Chiến Công (nguyên CHT BCHQS Hậu Giang, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330)
  • Phó Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Chí Linh ( sinh năm 1969) (nguyên Hiệu trưởng Trường Quân sự Quân khu 9)
  • Phó Tham mưu trưởng: Đại tá Trần Văn Ngạn (nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch- Học viện Lục quân)
  • Phó Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Việt Hùng (nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330)

Cục Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ nhiệm: Thiếu tướng Lê Minh Quang ( sinh năm 1971) (07.2023-nay) (nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh An Giang, nguyên Chính ủy Sư đoàn 330)
  • Phó Chủ nhiệm - Bí thư Đảng ủy: Thiếu tướng Hồ Minh Phương (nguyên Chính ủy Cục Hậu cần Quân khu 9)
  • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Lê Hoàng Giữ ( sinh năm 1971) (nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Bạc Liêu)
  • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Trịnh Hoàng Phong (sinh năm 1973) (nguyên chính ủy Bộ CHQS tỉnh Đồng Tháp). (03/2024-nay)

Cục Hậu cần

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ nhiệm: Đại tá Đặng Văn Hiếu
  • Chính ủy:Đại tá Trần Bá Lộc

Cục Kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Đình Khang
  • Chính ủy: Đại tá Nguyễn Văn Thập

Đơn vị trực thuộc Quân khu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Cần Thơ

Chỉ huy trưởng: Thượng tá Huỳnh Văn Hung (04.2023-nay)

Chính ủy: Đại tá Phạm Ngọc Quang

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang

Chỉ huy trưởng: Đại tá Thạch Thanh Tú (07.2023-nay)

Chính Ủy: Đại Tá Nguyễn Thúc Linh

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bạc Liêu

Chỉ huy trưởng: Đại tá Đỗ Minh Đẩu (11.2019- nay)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre

Chỉ huy trưởng: Đại tá Võ Văn Hội(1972) (6.2020-nay)

Chính uỷ: Đại tá Nguyễn Văn Hoa

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau

Chỉ huy trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Hùng (3.2020- nay)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp

Chỉ huy trưởng: Đại tá Nguyễn Hữu Cương (1971)(3.2020-nay). Chính ủy: Đại tá Dương Công Sang

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang

Chỉ huy trưởng: Đại tá Phạm Văn Thân (12.2021-nay)

Chính uỷ: Đại tá Huỳnh Việt Trung

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang

Chỉ huy trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Ngành (2021-nay)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng

Chỉ huy trưởng: Đại tá Trần Quốc Khởi (10.2022-nay)

Chính uỷ: Đại tá Đỗ Tiến Sỹ

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang

Chỉ huy trưởng: Đại tá Phạm Văn Thanh (1971) (3.2020-nay)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh

Chỉ huy trưởng: Đại tá Trương Thanh Phong (2019-nay)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Long

Chỉ huy trưởng: Đại tá Trần Minh Trang (2.2020-nay)

Chính ủy: Đại tá Phạm Văn Khiêm

  • Sư đoàn Bộ binh 4[3]
  • Sư đoàn Bộ binh 8[4]
  • Sư đoàn Bộ binh 330[5]
  • Lữ đoàn 962[6]
  • Lữ đoàn Pháo binh 6[7]
  • Lữ đoàn Thông tin 29[8]
  • Lữ đoàn Công binh 25[9]
  • Lữ đoàn Phòng không 226[10]
  • Lữ đoàn 950[11]
  • Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 416[12]
  • Trường bắn Chi Lăng
  • Trường Quân sự quân khu 9[13]
  • Trường Cao đẳng nghề số 9[14]
  • Công ty 622[15]
  • Đoàn Kinh tế quốc phòng 959
  • Đoàn Kinh tế quốc phòng 915
  • Trung đoàn 152

Đơn vị trực thuộc Cục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiểu đoàn Đặc công 2012, Bộ Tham mưu[16]
  • Tiểu đoàn Trinh sát, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Tác chiến điện tử 97, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Phòng hóa, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn Vệ binh, Bộ Tham mưu
  • Bảo tàng Quân khu 9, Cục Chính trị[17]
  • Báo Quân khu 9, Cục Chính trị[1]
  • Xưởng in báo, Cục Chính trị
  • Đoàn an điều dưỡng 30, Cục Chính trị
  • Lữ đoàn Vận tải 659, Cục Hậu cần[18]
  • Bệnh viện Quân y 120, Cục Hậu cần[19]
  • Bệnh viện Quân y 121, Cục Hậu cần[20]
  • Kho Xăng K34, Cục Hậu cần
  • Xưởng may, Cục Hậu Cần
  • kho Xưởng dược, Cục Hậu Cần
  • Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến dược liệu (trại rắn Đồng Tâm), Cục Hậu cần
  • Kho K301, Cục Kỹ thuật[21]
  • Kho K302, Cục Kỹ thuật[21]
  • Kho K303, Cục Kỹ thuật[21]
  • Xưởng X201, Cục Kỹ thuật[21]
  • Xưởng X202, Cục Kỹ thuật[21]
  • Xưởng X203, Cục Kỹ thuật[21]
  • Xí nghiệp 627, Cục Kỹ thuật

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian
đảm nhiệm
Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Nguyễn Thành Thơ

(Nguyễn Kiến Lập; Mười Thơ; Mười Khẩn) (1925 - 2015)

1953 - 1969 "Tướng không sao" Bí Thư - Kiêm Trưởng ban quân sự (1953-1969)

Trưởng Ban Binh Vận TW Cục Miền Nam (1970)

Phó Bí Thư Thường trực (T4) SG-GĐ-CL (1971)

Chỉ huy cánh B chiếm SG 30/04/1975

Phó Bí Thư Thường Trực - Phó Chủ tịch UBND TP HCM (1976) - UV TW Đảng khóa IV

Kiêm Phó Chủ Tịch Thường Trực Hội Nông Dân VN (1977), (1988)

Tư lệnh đầu tiên

UV TW Đảng khóa IV

Đại BIểu Quốc Hội khóa VI

2 Đồng Văn Cống
(1918-2005)
1964-1969 Đại tá Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1980)
Phó Tổng Thanh tra Quân đội Việt Nam (1982-1982)
3 Lê Đức Anh
(1920-2019)
1969-1973 Đại tá (1958) Đại tướng (1984)
Chủ tịch nước (1992-1997)
4 Phạm Ngọc Hưng
(1918-1999)
1973-1976 Thiếu tướng (1974) Phó Tư lệnh Quân khu 9 (1976-1983)
5 Lê Đức Anh
(1920-2019)
1976-1978 Thiếu tướng (1974)
Trung tướng (1974)
Thượng tướng (1980, Đại tướng (1984)
Chủ tịch nước (1992-1997)
6 Nguyễn Chánh
(1917-2001)
1978-1979 Thiếu tướng
Trung tướng (1978)
Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (1979-1985)
7 Trần Văn Nghiêm
(1923-1985)
1979-1983 Trung tướng (1984) Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9 (1977-1979)
Cục phó Cục Tác chiến (1963-1964)
8 Nguyễn Thới Bưng
(1927-2014)
1983-1986 Thiếu tướng (1983)

Trung tướng (1988)

Phó Tổng Tham mưu trưởng (1989-1992)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1992-1997)
Ủy viên TW Đảng Khóa 6,7 (1986-1996)
9 Nguyễn Đệ
(1928-1998)
1986-1996 Trung tướng Ủy viên TW Đảng Khóa 7 (1991-1996)
10 Nguyễn Văn Tấn
(1941-2007)
1996-2000 Trung tướng
11 Huỳnh Tiền Phong

(1945-)

2000-2007 Trung tướng
12 Trần Phi Hổ

(1953-2023)

2007-4.2011 Trung tướng (2008) Phó Tư lệnh -TMT Quân khu 9 (2002-2006)

Phó Trưởng ban Chỉ đạo tây nam bộ(2011-2016)

13 Nguyễn Phương Nam

(1957-)

4.2011-9.2015 Trung tướng (2011) Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam(2015-nay)
14 Nguyễn Hoàng Thủy

(1960-)

9.2015-6.2020 Thiếu tướng (2011)
Trung tướng (2015)
15 Nguyễn Xuân Dắt

(1967-)

6.2020- nay Thiếu tướng (2016)

Trung tướng (2020)

Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên

Năm sinh-năm mất

Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Võ Quang Anh 1947-1950 Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 9;

Chánh ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (từ 1947 đến 1950)

Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây Nam bộ (từ 1951 đến 1952)
2 Lê Văn Tưởng

(1919- 2007)

1976-1978
3 Bùi Văn Huấn

(1945-)

7.1995-2003 Thiếu tướng (1998)
Trung tướng (2003)
Thượng tướng (2009)

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2003-2011)

Ủy viên TW đảng Khóa 8,9,10 (1996-2011)
4 Lưu Phước Lượng

(1947-)

2003-11.2006 Thiếu tướng (1998)
Trung tướng (2004)
Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ (2007-2011) Nguyên Chính ủy Quân đoàn 4 (1995-2003)
5 Nguyễn Việt Quân

(1951-)

11.2006-2011 Thiếu tướng (2005)
Trung tướng (2010)
Ủy viên TW đảng Khóa 10(2006-2011)
6 Đinh Văn Cai

(1955-)

2011-8.2015 Thiếu tướng (2008)
Trung tướng (2012)
7 Huỳnh Chiến Thắng

(1965-)

8.2015-11.2020 Thiếu tướng (2015)

Trung tướng (2019)

Thượng tướng (2023)

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (2020-nay) Ủy viên Trung ương Đảng (2016-nay)
8 Nguyễn Văn Gấu (1967-) 11.2020- 1.2022 Thiếu tướng (2019)

Trung tướng (2023)

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị(2022-nay) Ủy viên Trung ương Đảng (2021-nay)
9 Hồ Văn Thái(1968-) 1.2022-nay Thiếu tướng (2020)

Tham mưu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên

Năm sinh-năm mất

Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Phạm Hồng Lợi

(1950-)

1998-2.2002 Thiếu tướng (1998)
Trung tướng (2003)
Phó Tổng Tham mưu trưởng (2.2002-2010) Nguyên Sư trưởng Sư đoàn 330
2 Trần Phi Hổ

(1953-2023)

2.2002-2006 Thiếu tướng (2003)
Trung tướng (2008)
Tư lệnh Quân Khu 9 (1.2008-4.2011)

Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (2011-2016)

3 Lê Minh Tuấn

(1956-)

2006-10.2007 Thiếu tướng (2008) Phó tư lệnh Quân khu 9 (2008-2016) Nguyên Sư trưởng Sư đoàn 330
4 Nguyễn Xuân Tỷ

(1957-)

10.2007-5.2009 Thiếu tướng (2008)
Trung tướng (2015)
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng (12.2014-12.2017) Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh Tiền Giang (1.2005-9.2007)
5 Nguyễn Phương Nam

(1957-)

5.2009-4.2011 Thiếu tướng (2008)
Trung tướng (2012)
Tư lệnh Quân Khu 9 (4.2011-10.2015)

Phó Tổng Tham mưu trưởng (10.2015-5.2021)

6 Nguyễn Hoàng Thủy

(1960-)

4.2011-9.2015 Thiếu tướng (2011)
Trung tướng (2015)
Tư lệnh Quân khu 9 (10.2015-6.2020)
7 Trương Minh Khải

(1963-)

9.2015-2.2023 Thiếu tướng (2015)
8 Chiêm Thống Nhất (1976-) 2.2023-nay Thiếu tướng (08/2024) Chỉ huy trưởng BCHQS TP Cần Thơ (4.2020-2.2023)

Phó Tư lệnh qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên

Năm sinh-năm mất

Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Nguyễn Việt Quân

(1951-)

2006-2007 Thiếu tướng (2005)

Trung tướng (2010)

Chính ủy Quân Khu 9 (2007-2011) Ủy viên TW Đảng Khóa 10 (2006-2011)
2 Võ Văn Liêm

(1955-)

2007-2011 Thiếu tướng (2007)

Trung tướng (2011)

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (2011-2016)
3 Phạm Văn Chua

(1958-2020)

2011-2.2018 Thiếu tướng (2009) nguyên Chính ủy Sư đoàn 330 (2004-2007)

nguyên Phó chủ nhiệm chính trị Quân khu 9 (2007-2011)

4 Huỳnh Chiến Thắng

(1965-)

2014-9.2015 Thiếu tướng (2015)

Trung tướng (2019)

Thượng tướng (2023)

Chính ủy Quân Khu 9(8.2015-10.2020)

Phó Tổng Tham Mưu Trưởng QĐND Việt Nam (10.2020-nay)

Ủy viên TW Đảng Khóa 12 (2016-2021)
5 Đoàn Thanh Xuân

(1963-)

1.2018-07.2023 Thiếu tướng (2018) nguyên Chính ủy Sư đoàn 330 (2010-2013)

nguyên Chính ủy BCHQS tỉnh Tiền Giang (2013-2015)

6 Huỳnh Văn Ngon 07.2023-nay Thiếu tướng (2022) nguyên chủ nhiệm chính trị quân khu 9

Chủ nhiệm chính trị qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên

Năm sinh-năm mất

Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Bùi Văn Huấn

(1945-)

1993-1995 Thiếu tướng (1998)
Trung tướng (2003)
Thượng tướng (2009)

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2003-2011)

Ủy viên TW đảng Khóa 8,9,10 (1996-2011)
2 Trần Vinh Quang

(1944-)

1995-1998 Thiếu tướng Thứ trưởng Bộ LD-TB-XH (1999-2004) Đại biểu Quốc hội khóa 10 (1997-2001)
3 Nguyễn Thanh Dũng

(1948-)

1998-2004 Thiếu tướng (2004)
4 Nguyễn Việt Quân(1951-) 2004-2006 Thiếu tướng (2004)

Trung tướng (2008)

Chính ủy Quân Khu 9 (2007-2011) Ủy viên TW Đảng Khóa 10 (2006-2011)
5 Võ Văn Liêm

(1955-)

2006-2008 Thiếu tướng (2007)

Trung tướng (2011)

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (2011-2016)
6 Đinh Văn Cai

(1955-)

2008-2012 Thiếu tướng (2008)

Trung tướng (2012)

Chính ủy Quân Khu 9 (2011-2015)
7 Ngô Văn Ba

(1958-)

2012-2018 Thiếu tướng (2013)
8 Nguyễn Văn Gấu(1967-) 2018-(11.2020) Thiếu tướng (2018)

Trung tướng (2023)

Chính ủy Quân Khu 9 (11.2020-01.2022)

Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị (01.2022-nay)

Nguyên Chính ủy Sư đoàn 8
9 Hồ Văn Thái(1968-) 11/2020-01/2022 Thiếu tướng (2021) Chính uỷ Quân khu 9 (01.2022 - nay) Nguyên Chính uỷ Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh Kiên Giang,Đại biểu Quốc hội Khoá XIV
10 Huỳnh Văn Ngon 01/2022-07/2023 thiếu tướng (2022) Phó Chính ủy Quân Khu 9 (07.2023-nay) Nguyên Chính ủy Sư đoàn 330
11 Lê Minh Quang 07/2023-nay thiếu tướng (2023) Chủ nhiệm Chính Trị Quân khu 9 (07.2023-nay) Nguyên Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 9

Nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh An Giang

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Báo quân khu 9”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ “Diện mạo mới ở Sư đoàn 4”. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ “Sư đoàn Bộ binh 8, Quân khu 9 nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ “Ôtô biển đỏ lật, 20 quân nhân gặp nạn”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ “Đoàn cơ sở Lữ đoàn 962 (Quân khu 9): Dễ hay khó điều do yếu tố con người”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  7. ^ “Xem pháo binh Quân khu 9 kiểm tra bắn đạn thật trên biển”. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ “Lữ đoàn Thông tin 29 (Quân khu 9): Nâng cao chất lượng huấn luyện và xây dựng nền nếp chính quy”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  9. ^ “Lữ đoàn Công binh 25 Quân khu 9 nâng cao sức chiến đấu”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  10. ^ “Diễn tập Lục quân - Không quân phối hợp tác chiến”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  11. ^ “Công bố quyết định thành lập Lữ đoàn 950, Quân khu 9”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  12. ^ “Bàn giao xe chở tăng cho các đơn vị quân khu, quân đoàn”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  13. ^ “Trường Quân sự Quân khu 9 khai giảng năm học 2014-2015”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ “Thành lập Trường Cao đẳng nghề Số 9”.[liên kết hỏng]
  15. ^ “Công ty TNHH MTV 622”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  16. ^ “Tiểu đoàn Đặc công 2012: Làm tốt công tác tư tưởng để bộ đội yên tâm công tác”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ “Bảo tàng Quân khu 9”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  18. ^ “Trình diễn hệ thống lọc nước cơ động phục vụ huấn luyện chiến đấu, cứu hộ lũ lụt”.
  19. ^ “Trang chủ BV120”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  20. ^ “Bệnh viện quân y 121: 50 năm xây dựng và phát triển”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  21. ^ a b c d e f “Cục Kỹ thuật Quân khu 9 tổ chức Hội thi Phòng cháy chữa cháy”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  22. ^ “Lịch sử thành lập, chiến đấu và trưởng thành của LLVT Quân khu 9”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  23. ^ “Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh Sóc Trăng: Hội nghị sơ kết đơn vị điểm thực hiện Cuộc vận động 50”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  24. ^ “Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ: Cần giảm đối tượng hoãn gọi nhập ngũ”.
  25. ^ “HIẾU TƯỚNG LÊ MINH TUẤN PHÓ TƯ LỆNH QUÂN KHU ĐẾN THĂM VÀ CHÚC TẾT”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  26. ^ “Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết tại Đồng Tháp”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2015.
  27. ^ “Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015.
  28. ^ “Phó tư lệnh Quân khu 9 tử vong vì tai nạn giao thông”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2015.
  29. ^ “Danh sách 18 tướng lĩnh, sĩ quan trúng cử Quốc hội khóa 14”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2017.
  30. ^ “Gặp mặt cán bộ quân đội cao cấp nghỉ hưu nhân Kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2017.
  31. ^ “Điều động, bổ nhiệm nhân sự 5 cơ quan”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2017.