Bước tới nội dung

Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân khu 1
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Biểu trưng Quân khu 1

Chỉ huy
từ năm 2019

Quốc gia Việt Nam
Thành lập16 tháng 10 năm 1945; 79 năm trước (1945-10-16)
Quân chủng Lục quân
Phân cấpQuân khu (Nhóm 3)
Nhiệm vụbảo vệ 6 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Thái Nguyên
Quy mô39.000 quân đến 50.000 quân
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huyHóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên,  Việt Nam
Tên khác
Khẩu hiệuTrung hiếu, Tiên phong, Đoàn kết, Chiến thắng
Thành tíchHuân chương Sao Vàng Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh ×2
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất ×2
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Chỉ huy
Tư lệnh
Chính ủy
Phó Tư lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng
Chỉ huy nổi bật
Các quân khu hiện tại của Việt Nam

Quân khu 1 là đơn vị quân sự cấp quân khu, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vùng sáu tỉnh phía Bắc Việt Nam là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc NinhThái Nguyên. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại tổ dân phố Đồng Thịnh, thị trấn Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong kháng chiến chống Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 1 năm 1941, thành lập Chiến khu Bắc Sơn-Võ Nhai.

Ngày 4 tháng 6 năm 1945, Tổng Bộ Việt Minh Quyết định thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên...

Ngày 16 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh tuyên bố tổ chức, kiện toàn, thành lập 12 Chiến khu trong cả nước. Chiến khu 1 bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh, Quảng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lai Châu, Sơn LaChâu Mai Đà (thuộc Hòa Bình).Ông Lê Quảng Ba được bổ nhiệm làm Khu trưởng và ông Tạ Xuân Thu làm Chính ủy Khu.[1]

Ngày 17 tháng 3 năm 1946, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trường Quân chính Bắc Sơn thuộc Chiến khu 1 với nhiệm vụ huấn luyện cán bộ trung đội, đại đội được bố trí tại xóm Cầu Tre, Đồng Quang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Ngày 19 tháng 8 năm 1946, Báo Chiến khu (tờ báo của lực lượng vũ trang Chiến khu 1) ra đời.

Ngày 28 tháng 11 năm 1946, Chính phủ ra Sắc lệnh 518/CP phân chia Chiến khu 1 thành 4 Chiến khu (1, 10, 12, 14) theo vùng chỉ đạo kháng chiến. Khi đó Chiến khu 1 bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên, do Chu Văn Tấn làm Khu trưởng.[2].

Ngày 16 tháng 2 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 19/SL về tổ chức Tòa án binh khu trên toàn cõi Việt Nam. Quy định mỗi chiến khu có một tòa án binh, với chức năng xét xử những vụ án liên quan đến lĩnh vực quân sự.

Ngày 1 tháng 5 năm 1947, Trường Du kích Lam Sơn thuộc Ban Dân quân Chiến khu 1 được thành lập, với nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung đội, đại đội. Giữa tháng 5 năm 1947, thành lập Trường Bổ túc Quân chính Chiến khu 1.

Ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120/SL bãi bỏ cấp Khu, sáp nhập Khu thành Liên khu. Khi đó, Chiến khu 1 và Chiến khu 12 sáp nhập lại thành Liên khu 1 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Quảng Yên và Hải Ninh, do Chu Văn Tấn làm Liên khu trưởng, Lê Hoà làm Liên khu phó, Nguyễn Trọng Vĩnh làm Chính trị uỷ viên. Cũng trong ngày đó, Ủy ban kháng chiến và Ủy ban hành chính Liên khu thống nhất thành Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu.

Ngày 3 tháng 11 năm 1948, Tổng Chính ủy ra chỉ thị về việc thi hành chế độ Chính ủy trong quân đội. Thực hiện Nghị quyết Trung ương, Bộ Tư lệnh Liên khu đã phổ biến quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo hình thành cơ quan chuyên môn giúp việc cho Chính ủy. Ở Liên khu bộ, Phòng Chính trị làm tham mưu giúp Bộ Tư lệnh Liên khu chỉ đạo thành lập 3 ban đó là Tổ chức, Tuyên huấn và Kiểm tra.

Ngày 4 tháng 11 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 127/SL hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc do Chu Văn Tấn làm Chủ tịch, Bùi Quang Tạo làm Phó Chủ tịch, Lê Quảng Ba làm đặc phái viên của Bộ ở Liên khu. Tính đến thời điểm này, Liên khu Việt Bắc gồm 17 tỉnh là Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lai Châu, Sơn La. Lê Quảng Ba bổ nhiệm làm Tư lệnh, Chu Văn Tấn làm Chính ủy.[3].

Trong kháng chiến chống Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 6 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 017/SL thành lập các Quân khu trong đó có Quân khu Việt Bắc gồm 10 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh phúc. Lê Quảng Ba làm Tư lệnh Quân khu, Chu Văn Tấn làm Chính ủy Quân khu.[4]

Sau ngày thống nhất đất nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 5 năm 1976, sáp nhập Quân khu Tây BắcQuân khu Việt Bắc thành Quân khu 1 gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu. Năm 1978, nhập thêm 2 tỉnh Hà BắcQuảng Ninh (tách ra từ Quân khu 3) và tách ra các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu để thành lập Quân khu 2.

Năm 1979, tách Quảng Ninh để thành lập Đặc khu Quảng Ninh.

Trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn là chiến trường trọng điểm kiềm chân gần 20 sư đoàn quân Trung Quốc xâm lược. Sau năm 1979 đến năm 1989, địa bàn quân khu I luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, đánh bại các âm mưu lấn chiếm của quân đội Trung Quốc. Đây là thời kỳ lực lượng vũ trang quân khu phát triển mạnh mẽ nhất, quy mô quân chủ lực có các quân đoàn 14, 26, quân đoàn bổ trợ với 11 sư đoàn bộ binh và hàng chục trung, lữ đoàn bộ binh, binh chủng độc lập, tổng quân số có lúc lên đến 200.000 người.

Từ năm 2000 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn hiện tại bao gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang (Đông Bắc Bộ) và Bắc Ninh (Đồng Bằng Sông Hồng).[5]

Tên gọi qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Đảng bộ Quân khu

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[6] Tổ chức Đảng bộ trong Quân khu 1 theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Quân khu 1 là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư đoàn, Lữ đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (tương đương cấp Sư đoàn)
  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng
  • Thanh tra quốc phòng
  • Phòng Tài chính
  • Phòng quân lực
  • Phòng Khoa học Quân sự
Phòng Điều tra hình sự
[sửa | sửa mã nguồn]

Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Lê Xuân Thuân

Phó Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Hoàng Văn Năm (4.2020-) Sư đoàn trưởng Sư Đoàn 3 (9.2018-4.2020)

Phó Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Khắc Huy (03.2023 -), Sư đoàn trưởng Sư đoàn 346 (2018-3.2023)

Phó Tham mưu trưởng: Đại tá Đàm Minh Diện (11.2023-), CHT BCHQS tỉnh Cao Bằng

Chủ nhiệm: Thiếu tướng Lê Văn Thơ (11.2022-nay) Chính ủy Sư đoàn 3 (2017-2020) Phó chủ nhiệm (2020-2022)

Phó chủ nhiệm: Thiếu tướng Ngô Hồng Thái

Phó Chủ nhiệm: Đại tá Dương Văn Quang (7.2023-nay) nguyên Chính ủy Sư đoàn 3

  • Cục Hậu cần
    • Chủ nhiệm: Đại tá Trần Minh Toản
    • Chính ủy: Đại tá Nguyễn Hùng Mạnh
    • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Văn Hát
    • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Trung Hiệp
  • Cục Kỹ thuật
    • Chủ nhiệm: Đại tá Trần Huy Tưởng
    • Chính ủy: Đại tá Nguyễn Cao Khánh
    • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Nông Công Thức
    • Phó Chủ nhiệm: Đại tá Lưu Xuân Dương

Đơn vị trực thuộc Quân khu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng

Chỉ huy trưởng: Đại tá Đàm Minh Tuân

Chính ủy: Đại tá Nông Tiến Dũng (4.2022-nay)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn

Chỉ huy trưởng: Đại tá Nguyễn Đình Huỳnh (4.2020-)

Chính ủy: Đại tá Lã Văn Hào (4.2022-)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn

Chỉ huy trưởng: Đại tá Trần Xuân Mạnh (12.2022-nay)

Chính ủy: Đại tá Lê Văn Bền (2019-)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang

Chỉ huy trưởng: Đại tá Phạm Văn Tạo ( 5.2023-nay)

Chính ủy: Đại tá Vũ Đức Hiền (02.2020-)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên

Chỉ huy trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Đồng (6.2019-)

Chính ủy: Đại tá Ma Công Học (12.2022-nay)

  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh

Chỉ huy trưởng: Đại tá Nghiêm Đình Trung (02.2020-)

Chính ủy: Đại tá Vũ Bá Bộ (10.2021-)

  • Sư đoàn bộ binh 3- Sao Vàng - Lạng Giang, Bắc Giang[7]
  • Sư đoàn Bộ binh 346 - Đoàn Tân Trào - Phú Lương, Thái Nguyên
  • Sư đoàn Bộ binh 306.[8]
  • Sư đoàn Kinh tế quốc phòng 338 - Lộc Bình[9], Cao Lộc, Lạng Sơn
  • Sư đoàn Kinh tế quốc phòng 799 - Bảo Lâm, Cao Bằng[10]
  • Lữ đoàn Pháo binh 382[11] Thịnh Đức, Thành phố Thái Nguyên
  • Lữ đoàn Phòng không 210[12] Thành phố Thái Nguyên
  • Lữ đoàn Công binh 575[13] Hóa Trung, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
  • Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 409[14] Yên Thế, Bắc Giang
  • Lữ đoàn Thông tin 601[15] Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
  • Trường Quân sự Quân khu 1[16] Thượng Đình, Phú Bình, Thái Nguyên

Hiệu trưởng: Đại tá Văn Khắc Thành

Chính ủy: Đại tá Trần Thanh

  • Trường Cao đẳng nghề số 1 - Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên
  • Trường bắn Quốc gia Khu vực 1[17] Lục Ngạn,Bắc Giang

Chính ủy: Đại tá Đặng Xuân Hùng

  • Công ty Việt Bắc[18] Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên

Đơn vị trực thuộc Cục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bệnh viện Quân y 110, Cục Hậu cần[19] (cơ sở 1: Phường Đáp Cầu, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, cơ sở 2 Thành phố Bắc Giang (cơ sở 2 nguyên là BV Quân y 43 quân đoàn 2)
  • Bệnh viện Quân y 91, Cục Hậu cần[20] Tp Phổ Yên, Thái Nguyên
  • Trung đoàn Vận tải 651, Cục Hậu cần[21] Hóa Thượng,Đồng Hỷ,Thái Nguyên
  • Phân đội (tiểu đoàn) Đặc công 20 (còn gọi: Đặc công Việt Bắc), Bộ Tham mưu[22]
  • Tiểu đoàn Pháo binh 13, Bộ Tham mưu[22]
  • Tiểu đoàn Phòng hóa 23, Bộ Tham mưu[22]
  • Tiểu đoàn Trinh sát 31, Bộ Tham mưu[22]
  • Toà án Quân sự, Cục Chính trị
  • Viện kiểm sát Quân sự, Cục Chính trị
  • Đoàn An điều dưỡng 16, Cục Chính trị
  • Kho K15, Cục Kỹ thuật[23]
  • Kho K21, Cục Kỹ thuật[24]
  • Kho K23, Cục Kỹ thuật[23]
  • Kho K56, Cục Kỹ thuật
  • Kho K818, Cục Kỹ thuật[23]
  • Xưởng X79, Cục Kỹ thuật[23]
  • Tiểu đoàn 97, Bộ Tham mưu
  • Tiểu đoàn 15 (Vệ binh - Kiểm soát quân sự - Quân nhạc), Bộ Tham mưu
  • Trại giam T82

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Chu Văn Tấn
(1909–1984)
1941–1976 Thượng tướng (1959) Phó Chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (1960–1981) Khu trưởng kiêm Chính ủy, Bí thư Quân khu
2 Lê Quảng Ba
(1914–1988)
1945–1946 Thiếu tướng (1958) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trung ương (1976–) Tư lệnh
3 Thanh Phong 19591961 Đại tá
4 Đàm Quang Trung
(1921–1995)
1976–1986 Thiếu tướng (1974)
Trung tướng (1980)
Thượng tướng (1984)
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (1987–1992) Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu
5 Bằng Giang
(1915–1990)
1966–1976 Trung tướng (1974) Phó Tổng Thanh tra Quân đội (1976 - 1978)
6 Đàm Văn Ngụy
(1927–2015)
4.1987–12.1996 Thiếu tướng (1980)
Trung tướng (1984)
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1956)
7 Phùng Quang Thanh
(1949–2021)
1.1997–5.2001 Thiếu tướng (1994)
Trung tướng (1999)

Thượng tướng (2003), Đại tướng (2007)


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006–2016)
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1971)
8 Nguyễn Khắc Nghiên
(1951–2010)
5.2001–10.2002 Thiếu tướng (1997)
Trung tướng (2002)
Thượng tướng (2007)
Tổng Tham mưu trưởng (2006–2010)
9 Phạm Xuân Thệ
(1947–)
10.2002–1.2008 Trung tướng (2002) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2011)
10 Nguyễn Văn Đạo
(1950–)
1.2008–2010 Trung tướng (2008)
11 Bế Xuân Trường
(1957–)
2010–4.2014 Thiếu tướng (2008)
Trung tướng (2011)
Thượng tướng (2015)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2015–2021)
12 Phan Văn Giang
(1960–)
4.2014–5.2016 Trung tướng (2013)
Thượng tướng (2017)
Đại tướng (2021)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2021–nay)
13 Ngô Minh Tiến
(1962–)
5.2016–2.2018 Thiếu tướng (2015)
Trung tướng (2019)

Thượng tướng (2022)

Phó Tổng Tham mưu trưởng (2018–11.2022)
14 Trần Hồng Minh
(1967–)
2.2018–9.2019 Thiếu tướng (2014)
Trung tướng (2018)
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng (2021–nay)
15 Nguyễn Hồng Thái
(1969–)
9.2019–nay Trung tướng (2020) Nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Chính ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Chu Văn Tấn
(1909–1984)
1946–1976 Thượng tướng (1959) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính ủy Chiến khu, Liên khu, Quân khu
2 Tạ Xuân Thu
(1916–1971)
1945–1946 Thiếu tướng (1961) Chính ủy Quân chủng Hải quân Chính trị ủy viên khu 1
3 Hoàng Phương
(1924–2001)
1976–1981 Trung tướng (1982) Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Chính ủy Quân khu
4 Nguyễn Hùng Phong
(1927–2018)
1981–1991 Thiếu tướng (1979)

Trung tướng (1986)

Phó tư lệnh Chính trị
5 Đặng Ngọc Truy
(1930–2019)
1991–1996 Thiếu tướng (1988) Phó tư lệnh Chính trị
6 Phùng Khắc Đăng
(1945–)
1996–1998 Thiếu tướng (1997)
Trung tướng (2003)
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1998–2008) Phó tư lệnh Chính trị
7 Đàm Đình Trại
(1947–)
1998-2004 Thiếu tướng (1999)
Trung tướng (2004)
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2004–2008) Phó tư lệnh Chính trị
8 Vi Văn Mạn
(1949–)
2004–2011 Thiếu tướng (2004)
Trung tướng (2008)
Chính ủy Quân khu
9 Nguyễn Sỹ Thăng
(1958–)
2011–6.2018 Thiếu tướng (2007)
Trung tướng (2011)
Chính ủy Quân khu
10 Dương Đình Thông
(1964–)
6.2018–6.2024 Thiếu tướng (2014)
Trung tướng (2018)
Chính ủy Quân khu

Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Hoàng Quang Vinh 19651976 Thiếu tướng
2 Lê Thanh 19761978 Thiếu tướng
3 Nguyễn Anh Đệ 19781979 Thiếu tướng (1979) Trung tướng (1983), Tư lệnh Binh chủng Đặc công
4 Hà Vi Tùng 19791980 Thiếu tướng
5 Lê Thanh 19801981 Thiếu tướng
6 Hoàng Đan 19811985 Thiếu tướng (1977) Cục trưởng Cục khoa học quân sự (1990–1995)
7 Phạm Minh Tâm 19851990 Thiếu tướng
8 Phạm Quang Bào
(1939–)
19901993 Thiếu tướng(1992) Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 1 Nguyên CHT Bộ CHQS tỉnh Cao Bằng
9 Ma Thanh Toàn
(1944–)
19931998 Thiếu tướng (1995)
Trung tướng (2000)
Tư lệnh Quân khu 2 (1998–2007)
10 Nguyễn Như Hoạt
(1950–)
19982002 Thiếu tướng (1998)
Trung tướng (2002)
Tư lệnh Quân khu Thủ đô(2002–2008)
Giám đốc Học viện Quốc phòng (Việt Nam) (2008–2010)
11 Nguyễn Văn Đạo
(1950–)
20022004 Thiếu tướng (2003)
Trung tướng (2008)
Tư lệnh Quân khu 1 (2008–2010)
12 Lê Xuân Chuyển
(1952–2016)
20042006 Thiếu tướng (2006) Cục phó Cục Tác chiến (2006–2013)
13 Nguyễn Văn Đạo
(1950–)
2007–2008 Thiếu tướng (2003)
Trung tướng (2008)
Tư lệnh Quân khu 1 (2008–2010) Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh (2017–2022)
14 Bế Xuân Trường
(1957–)
2008–2010 Thiếu tướng (2008)
Trung tướng (2011)
Thượng tướng (2015)
Tư lệnh Quân khu 1 (2010–2014)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2015–2021)
15 Phạm Thanh Sơn
(1957–)
2010–10.2017 Thiếu tướng (2011) Nguyên Phó Tham mưu trưởng QK1
16 Trần Hồng Minh
(1966–)
10.2017–2.2018 Thiếu tướng (2014)
Trung tướng (2018)
Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (2019–nay)
17 Trần Văn Kình
(1963–)
2.2018–6.2020 Thiếu tướng (2017) Nguyên Phó Tham mưu trưởng QK1
18 Nguyễn Huy Cảnh 6.2020- nay Thiếu tướng (2017) Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2

Phó Tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chính ủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ huy nổi bật có quân hàm cấp tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xe Cứu hộ đa năng hạng Trung SRF[37]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp (1945-1954)", Hà Nội, 1991
  2. ^ Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. Tr.608.
  3. ^ Sắc lệnh số 127/SL ngày 4/11/1949 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  4. ^ Sắc lệnh số 017/SL ngày 3/6/1957 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  5. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. Tr. 839.
  6. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2015.
  7. ^ “Sư đoàn 3 Sao Vàng "Về chiến trường xưa, Tri ân đồng đội". Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ Cổng thông tin điện tử Chính phủ (03/8/2023), "Điều chuyển Sư đoàn 306, Quân đoàn 2 về Quân khu 1"
  9. ^ “Những người khai phá Mẫu Sơn”.
  10. ^ “Đoàn KTQP 799: Công bố quy hoạch Khu KTQP Bảo Lạc, Bảo Lâm”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  11. ^ “Quân ủy Trung ương giám sát Đảng bộ Lữ đoàn 382”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  12. ^ “Chiến sĩ Lữ đoàn 210 miệt mài luyện pháo đầu năm”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  13. ^ “Lữ đoàn Công binh 575 Quân khu I kỷ niệm Ngày thành lập”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ “Lữ đoàn 409 (Quân khu 1): Làm chủ vũ khí trang bị, nâng cao trình độ chiến thuật”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  15. ^ “Lữ đoàn Thông tin 601: Đảm bảo liên lạc thông suốt”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  16. ^ “Trường Quân sự Quân khu 1: Gắn giáo dục đào tạo với rèn luyện xây dựng chính quy”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  17. ^ “Trường bắn Quốc gia khu vực 1: Bảo đảm an toàn diễn tập, bắn đạn thật”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  18. ^ “Từ chuyện mình nghĩ cho người”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  19. ^ “Ngành hậu cần Quân khu 1: Luôn đi trước một bước”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  20. ^ “Bệnh viện Quân y 91 chung tay vì sức khỏe cộng đồng”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  21. ^ “Trung đoàn Vận tải 651 (Cục Hậu cần): Cán bộ giỏi, phong trào tốt”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  22. ^ a b c d “Trinh sát đặc nhiệm Quân khu 1 thi triển tuyệt kỹ”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  23. ^ a b c d “Cục Kỹ thuật Quân khu 1: Tổ chức Hội thi kỹ thuật năm 2014”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  24. ^ “Xây đơn vị vững mạnh từ nội lực”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  25. ^ “Bổ nhiệm năm 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2015.
  26. ^ a b c d “Trung tướng Đàm Văn Ngụy qua đời”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
  27. ^ “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh thăm Trung Quốc”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
  28. ^ “Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Lạng Sơn vững chắc”.[liên kết hỏng]
  29. ^ “Bổ nhiệm điều động 2007”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  30. ^ “ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ TỈNH BẮC KẠN THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2015.
  31. ^ “Đồng chí Trung tướng Đàm Văn Ngụy (Bí danh: Văn Chung) qua đời”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2017.
  32. ^ “Thực hiện tốt phương châm "Cứu rừng như cứu người". Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  33. ^ “Ban Liên lạc Sư đoàn 346: Kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2015.
  34. ^ “THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ CHUẨN NHÂN SỰ MỚI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  35. ^ “850 đoàn viên, thanh niên lên đường nhập ngũ”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  36. ^ “Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại Pác Nặm”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2015.
  37. ^ “trang bị mới của Binh chủng Công binh”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]