Bước tới nội dung

Nông Ngọc Toản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nông Ngọc Toản
Chức vụ
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X
Nhiệm kỳ1997 – 2002
Đại diệnBắc Kạn
Ủy banQuốc phòng và An ninh
Chức vụỦy viên
Phó Tư lệnh Quân khu 1
Nhiệm kỳ1995 – 2002
Tư lệnhMa Thanh Toàn
Nguyễn Như Hoạt
Tiền nhiệmPhạm Quang Bào
Kế nhiệmDương Công Sửu
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh6 tháng 3, 1940 (84 tuổi)
Thị Ngân, Thạch An, Cao Bằng
Dân tộcTày
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 6 năm 1966
Con cáiNông Quốc Xoóng
Binh nghiệp
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1964 – 2003
Cấp bậc

Nông Ngọc Toản (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1940) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 1.[1] Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Bắc Kạn.[2]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nông Ngọc Toản sinh ngày 6 tháng 3 năm 1940 tại xã Thị Ngân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Năm 18 tuổi, ông là Bí thư Đoàn xã kiêm Văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Thị Ngân. Năm 1960, ông được cử đi học tại Trung cấp Thủy lợi Bắc Thái và sau đó về công tác tại Ty Thủy lợi Cao Bằng. Không lâu sau, ông viết đơn tự nguyện nhập ngũ và được phân công vào Trung đoàn 209 thuộc Sư đoàn 312. Năm 1966, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, phong hàm Thiếu úy và trở thành Đại đội phó. Năm 1968, ông lên đường vào tham gia chiến đấu tại chiến trường Kon Tum. Sau khi được cử đi học Trường Quân chính Miền vào tháng 7 năm 1969, ông trở thành Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 7. Năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu Trưởng Trung đoàn 209 và tham gia chỉ huy trong trận đánh 152 ngày đêm thuộc Chiến dịch Nguyễn Huệ.[3] Tháng 9 năm 1975, ông được đề bạt giữ chức Trung đoàn phó Trung đoàn 209.[4]

Sau hai năm liên tục được đào tạo tại Học viện Lục quânHọc viện Quân sự cấp cao, năm 1979, ông được điều làm Sư đoàn phó Sư đoàn 332 thuộc Quân đoàn 26, Quân khu 1. Đến năm 1985, sau khi được cử đi học tại Liên Xô, ông trở thành Sư đoàn trưởng của Sư đoàn 332. Tháng 10 năm 1987, ông là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1. Đến tháng 10 năm 1990, ông đảm nhiệm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Thái. Năm 1995, một năm sau khi được phong hàm Thiếu tướng, ông được điều về Quân khu 1 giữ vị trí Phó Tư lệnh Quân khu. Cuối năm 2002, ông về hưu theo chế độ.[5]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1994
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mạnh Nguyên (5 tháng 10 năm 2018). “Tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2018-2023”. Báo Quân khu 1. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Linh Lan (7 tháng 4 năm 2017). “Nghe tướng về hưu kể chuyện”. Báo Thái Nguyên. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Thiếu tướng Nông Ngọc Toản”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng. 11 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.[liên kết hỏng]
  5. ^ Bộ Nội vụ (3 tháng 12 năm 2002). “Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc đề bạt quân hàm cấp Tướng và để cán bộ cấp tướng được nghỉ hưu năm 2002” (PDF). Bộ Nội vụ - cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.