Bước tới nội dung

Phương diện quân Ukraina

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phương diện quân Ukraina
Hồng quân Liên Xô diễu hành tại Lviv 1939
Hoạt động11 tháng 9-14 tháng 11, 1939
Quốc gia Liên Xô
Phục vụHồng quân Liên Xô
Chức năngTổ chức tác chiến chiến lược
Quy môPhương diện quân
Tham chiếnChiến dịch giải phóng miền Tây Ucraina và Belarus
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Semyon Timoshenko

Phương diện quân Ukraina (tiếng Nga: Украинский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô vào đầu Thế chiến thứ hai, với địa bàn tác chiến chủ yếu trên hướng Ukraina trong Chiến dịch giải phóng miền Tây Ucraina và Belarus 1939.

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữ năm 1939, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop giữa Liên XôĐức Quốc xã phân chia vùng ảnh hưởng tại Ba Lan. Chỉ vài ngày sau đó, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 11 tháng 9, các quân khu đặc biệt Belorussia và Kiev đã nhận được lệnh triển khai các khu vực dã chiến. Phương diện quân Ukraina cũng được thành lập trên cơ sở Quân khu đặc biệt Kiev, chuẩn bị tiến quân theo hướng Tây vào Ba Lan để chiếm vùng lãnh thổ của Tây Ukraina.

Mặc dù nhiều vụ đụng độ đã xảy ra giữ quân đội Ba Lan với Hồng quân Liên Xô, nhưng hầu hết các đơn vị Ba Lan đều nhanh chóng đầu hàng. Đến ngày 29 tháng 9, Hồng quân đã dừng hành tiến tại khu vực ranh giới đã thỏa thuận trước với bộ chỉ huy quân Đức.

Sau khi chiến dịch Ba Lan kết thúc, ngày 14 tháng 11 năm 1939, Phương diện quân Ukraina được chuyển thành Quân khu đặc biệt Kiev.

Lãnh đạo phương diện quân
Biên chế chủ yếu

[1]

  • Binh đoàn Shepetivka (Шепетовская армейская группа), đến ngày 18 tháng 9 đổi thành Binh đoàn phía Bắc (Северная армейская группа), đến ngày 28 tháng 9 đổi thành Tập đoàn quân 5 (5-я армия)
  • Binh đoàn Volochisk (Волочиская армейская группа), đến ngày 24 tháng 9 đổi thành Binh đoàn phía Đông (Восточная армейская группа), đến ngày 28 tháng 9 đổi thành Tập đoàn quân 6 (6-я армия)
  • Binh đoàn Kamyanyets-Podolsk (Каменец-Подольская армейская группа), đến ngày 20 tháng 9 đổi thành Binh đoàn phía Nam (Южная армейская группа), đến ngày 24 tháng 9 đổi thành Tập đoàn quân 12 (12-я армия)
  • Binh đoàn Odessa (Одесская армейская группа), đến ngày 2 tháng 10 đổi thành Tập đoàn quân 13 (13-я армия)
  • Binh đoàn Kỵ binh (Кавалерийская армейская группа, bổ sung ngày 2 tháng 10)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Сайт Архивы России. Фронты и армии западных районов страны (1938-1941 г.г.).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Краснознамённый Киевский. Очерки истории Краснознамённого Киевского военного округа (1919-1979). Издание второе, исправленное и дополненное. Киев, издательство политической литературы Украины, 1979. С.с. 118-124.
  • Военный энциклопедический словарь. М., Военное издательство, 1984. С.45-46-Армия; с.46-47-Армия; с.169-Вторая мировая война 1939-45; с.189-Германо-польская война 1939; с.500-Общевойсковые армии; с.525-Освободительные походы 1939-40; с. 763-Украинский фронт 1939.
  • Н. С. Лебедева. Четвёртый раздел Польши и катынская трагедия. - М.: РГГУ, 1996. - «Другая война. 1939-1945»
  • Мельтюхов, Михаил Иванович Советско-польские войны. Военно-политическое противостояние 1918-1939 гг. Часть третья. Сентябрь 1939 года. Война с запада - М., 2001. Глава: Советские военные приготовления. (Книга на сайте: http://militera.lib.ru/research/meltyukhov2/index.html)
  • Веремеев Ю. Анатомия армии. «Линия Сталина» и подготовка партизанской войны. http://army.armor.kiev.ua/hist/linia-stalina.php
  • Д. И. Ортенберг. Это останется навсегда. С. 325.
  • Д. М. Проэктор. Фашизм: путь агрессии и гибели. С. 227-228.
  • ЦГАСА, ф. 25880, оп. 74, д. 118, л. 378.
  • ЦГАСА, ф. 25880, оп. 74, д. 118, л. 248.
  • ЦГАСА, ф. 25880, оп. 74, д. 118, д. 15, л. 85.
  • https://web.archive.org/web/20120212180146/http://www.rkka.ru/ihandbook.htm Сайт РККА. Энциклопедия. Общие перечни. Перечень объединений, соединений, частей и подразделений, входивших в состав Действующей армии в период Освободительного похода в Западную Белоруссию и Западную Украину в 1939 г.
  • Сайт РККА. Энциклопедия. Состав, дислокация. Документы по оргмероприятиям военных округов и армий (1918-1940 г.г.). Приказ Народного Комиссара Обороны СССР. № 0053. 26.09.1939 г.
  • Сайт РККА. Энциклопедия. Состав, дислокация. Документы по оргмероприятиям военных округов и армий (1918-1940 г.г.). Приказ Народного Комиссара Обороны СССР. № 00157. 11.10.1939 г.
  • https://web.archive.org/web/20120309071157/http://guides.rusarchives.ru/browse/guidebook.html?bid=120&sid=24286 Сайт Архивы России. Фронты и армии западных районов страны (1938-1941 г.г.).
  • Сайт РККА. Энциклопедия. Состав, дислокация. Документы по оргмероприятиям военных округов и армий (1918-1940 г.г.). Приказ Народного Комиссара Обороны СССР. № 00177. 14.11.1939 г.
  • http://rkka.ru/cavalry/30/02_kk.html Сайт Кавалерия РККА. 30-е г.г. 2-й кавалерийский корпус.
  • http://minchanin.esmasoft.com/maps/ussr1939/index.html Карманный атлас СССР 1939 года. ГЛАВНОЕ УПРАВЛЕНИЕ ГЕОДЕЗИИ и КАРТОГРАФИИ при СНК СССР. ЛЕНИНГРАД 1939.
  • Сайт РККА. Энциклопедия. Состав, дислокация. Документы по оргмероприятиям военных округов и армий (1918-1940 г.г.). Приказ Народного Комиссара Обороны СССР. № 0160. 23.10.1939 г.
  • Сайт РККА. Энциклопедия. Ведомость распределения стрелковых дивизий и корпусных управлений по военным округам (на 17.10.1939).
  • Сайт «Архивы России». Центральный государственный архив Советской Армии. РАЗДЕЛ VIII. Управления и штабы стрелковых соединений и частей. Управления стрелковых корпусов.