Pháo 130mm M46
Pháo 130mm M46 | |
---|---|
Loại | Pháo dã chiến kéo xe |
Nơi chế tạo | Liên Xô |
Lược sử hoạt động | |
Sử dụng bởi | Xem các quốc gia sử dụng |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Phòng thiết kế pháo binh số 9 của Liên Xô |
Năm thiết kế | 1946-1950 |
Giai đoạn sản xuất | 1951-1971 |
Số lượng chế tạo | 6.500 (Liên Xô sản xuất) 3.500 (Trung Quốc sản xuất) |
Thông số | |
Khối lượng | 7,7 t (16,975 lbs) |
Chiều dài | 11,73 m (38.48 ft) |
Chiều rộng | 2,45 m (8 ft) |
Kíp chiến đấu | 8 |
Đạn pháo | 130mm |
Cỡ đạn | 130 mm (5,11 in) |
Khóa nòng | Nêm trượt ngang |
Bệ pháo | M-46 |
Góc nâng | -2.5° to 45° |
Xoay ngang | 50° |
Tốc độ bắn | 6 (bình thường) 8 (theo loạt) 5 (duy trì) |
Sơ tốc đầu nòng | 930 m/s (3,051 ft/s) |
Tầm bắn xa nhất | 27,4 km (17 mi) (đạn thông thường) 38 km (23.61 mi) (đạn tăng tầm) |
Pháo dã chiến kéo xe 130 mm M-46 (tiếng Nga: 130-мм пушка M-46) là loại pháo dã chiến được thiết kế với cơ chế nạp đạn thủ công, có cỡ nòng 130 mm và được sản xuất tại Liên Xô trong thập niên 1950. NATO nhận được thông tin về loại vũ khí này vào năm 1954, nên đặt tên mã cho nó là M1954. Năm 1959, Trung Quốc sản xuất theo công nghệ Liên Xô chuyển giao và đặt tên là Type 59-1.
Trong suốt một thời gian dài, M-46 được xem là một trong những loại pháo có tầm bắn xa nhất, với khả năng bắn tối đa hơn 27 km (17 mi) khi không sử dụng đạn trợ lực, và đạt tới 40 km (25 mi) khi sử dụng đạn trợ lực.
Lịch sử phát triển thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Vào tháng 4 năm 1946, một lệnh được đưa ra nhằm phát triển loại pháo "hai chức năng" để thay thế các mẫu pháo đã lỗi thời như pháo dã chiến 122 mm M1931/37 (A-19), lựu pháo ML-20 và các dòng pháo dã chiến thời Thế chiến II như 122 mm Model 1931, 152 mm Model 1910/30 và 152 mm Model 1935 (BR-2). Các mẫu pháo mới được thiết kế bởi nhà máy số 172 (MOTZ), sử dụng chung giá pháo và được đặt mã hiệu là M-46 (130 mm) và M-47 (152 mm). Các mã định danh GRAU tương ứng là 52-P-482 và 52-P-547.[cần dẫn nguồn] Quá trình phát triển được hoàn thiện vào năm 1950, và sản xuất hàng loạt bắt đầu một năm sau đó. Nhiều khẩu pháo M-46 đã được xuất khẩu rộng rãi.
Một hệ thống pháo "hai chức năng" khác cũng được phát triển bởi nhóm thiết kế của FF Petrov tại Nhà máy Pháo số 9. Hệ thống này bao gồm một khẩu pháo 122 mm và một lựu pháo 152 mm. Pháo dã chiến D-74 122 mm là đối thủ cạnh tranh với M-46. Mặc dù số lượng lớn D-74 được sản xuất, M-46 vẫn giữ vị trí là khẩu pháo có tầm bắn xa nhất trong biên chế của quân đội Liên Xô cho đến khi các mẫu pháo 152 mm mới được chế tạo vào thập niên 1970.
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]M-46 được thiết kế dựa trên pháo hải quân M-36 130 mm, vốn được sử dụng trên tàu chiến và trong các hệ thống phòng thủ bờ biển. Đây là một loại pháo chuyên dụng, chỉ có khả năng bắn ở góc dưới 45°, với nòng pháo dài và chỉ sử dụng một loại liều đẩy duy nhất. Điều này khác biệt so với các loại pháo dã chiến phương Tây cùng thời, vốn thường có khả năng bắn ở cả góc cao và góc thấp, được gọi là gun-howitzer.
Pháo có nòng dài 55 calibre, trang bị cơ chế khóa nòng kiểu khối trượt ngang và thiết bị hãm đầu nòng kiểu "tiêu tiêu". Dù không phải là loại thiết bị hiệu quả nhất, nhưng nó vẫn khá tốt trong việc giảm thiểu ánh sáng đầu nòng. Hệ thống giật thủy khí được bố trí với bộ giảm giật dưới nòng và bộ phóng giật trên nòng. Nòng dài cho phép sử dụng liều đẩy lớn hơn, giúp đốt cháy hoàn toàn liều thuốc súng và tối ưu hóa tốc độ đầu nòng, đạt vận tốc 930 m/s.
Nòng pháo được gắn trên bệ pháo kiểu hai càng phân tách, với các càng pháo chắc chắn và bánh xe bọc cao su được hạ xuống khi bắn. Pháo có khả năng xoay ngang 50°. Tấm chắn nhỏ giúp bảo vệ thiết bị ngắm và giảm tác động của ánh sáng đầu nòng, đồng thời cung cấp một số bảo vệ trước hỏa lực súng máy khi bắn chống tăng. Càng pháo dài và vững chắc giúp ổn định khi khai hỏa, với các xẻng lớn tháo rời được gắn vào cuối mỗi càng khi pháo được triển khai.
Hệ thống ngắm bắn tiêu chuẩn theo phong cách Liên Xô, thiết kế cho phép một người vận hành. Bao gồm kính ngắm chống tăng trực tiếp, kính ngắm gián tiếp toàn cảnh, các thước đo góc và cự ly. Kính ngắm cho phép pháo thủ nhắm trực tiếp vào mục tiêu và điều chỉnh cự ly bằng thước đo. Sau này, kính ngắm đêm APN-3 được bổ sung để hỗ trợ bắn vào ban đêm.
Khi di chuyển, pháo được kéo bằng giá kéo hai bánh gắn ở cuối các càng khép kín, với các xẻng tháo rời gắn vào mỗi càng. Một cơ cấu nâng đơn giản được sử dụng để hỗ trợ nối các càng pháo với giá kéo. Nòng pháo và bộ phóng giật được rút ngắn lại giữa các càng pháo và cố định ở vị trí vận chuyển. Một hệ thống xích lớn và bình khí nén được tích hợp để đưa nòng pháo về vị trí khi triển khai. Thời gian triển khai pháo là khoảng bốn phút, với đội vận hành gồm tám người.
Đạn pháo sử dụng liều đẩy riêng trong vỏ kim loại và đạn được nạp tách biệt. Ban đầu, các loại đạn bao gồm đạn HE phân mảnh, đạn xuyên giáp đặc, đạn khói, đạn chiếu sáng và đạn hóa học. Đạn HE có trọng lượng khoảng 33 kg (73 lb). Các loại đạn chiếu sáng có vận tốc đầu nòng thấp hơn. Đạn xuyên giáp có ngòi nổ và đạn tầm xa được phát triển sau này. Tốc độ bắn tối đa là khoảng 6-7 phát/phút và khoảng 70 phát/giờ. Lượng đạn tiêu chuẩn của Liên Xô là 80 quả. [1][2][3]
Tại Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ khoảng 519 khẩu M-46 và Type 59 (phiên bản M46 do Trung Quốc sản xuất nội địa theo mẫu M46 của Liên Xô). Đây là một loại pháo có tầm bắn xa nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đó, nên nó được xếp loại là pháo cấp chiến dịch, chuyên dùng để tấn công vào những mục tiêu quan trọng. Để chống lại loại pháo này, pháo binh Mỹ bố trí loại pháo tự hành M107 cỡ nòng lên tới 175mm có tầm bắn xa tới 32 km. Tuy nhiên pháo M107 bắn rất chậm, tốn rất nhiều thời gian để nạp đạn rồi vận hành. Quan trọng hơn cả là chiến thuật ngụy trang, bố trí trận địa khéo léo, tài tình, có sự tính toán, sắp đặt từ trước của những người lính pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam nên M107 thường bị thất thế trong các trận đấu pháo tay đôi với M46. Lính Mỹ rất sợ M46. Họ thấy những khẩu pháo do Mỹ chế tạo sử dụng trong cuộc chiến tại Việt Nam nhất định đều có sự thua thiệt về một mặt nào đó trong tính năng chiến đấu so với M46.
Một số trận đánh tiêu biểu của M46:
- Từ ngày 22 đến ngày 25/3/1975, pháo 130mm và và lựu pháo 122mm D74 bắn gần 3.000 viên đạn vào cửa Thuận An, cửa Tư Hiền để chặn tàu biển tiếp cận đón quân địch, tạo điều kiện cho chiến dịch tiến công giải phóng Thừa Thiên Huế.
- Trưa ngày 28/3/1975, pháo 130mm và lựu pháo 122mm D74 bắn phá sân bay Đà Nẵng và cảng Đà Nẵng, bãi biển Mỹ Khê, chặn đường rút chạy, góp phần khiến 14 vạn quân địch ở Đà Nẵng phải đầu hàng.
- Đại đội 26 pháo 130mm, thuộc tiểu đoàn 2, đoàn pháo binh Biên Hòa, trong 12 ngày đêm với 326 viên đạn đã khóa chặt sân bay Biên Hoà, làm cho Không quân địch không thể sử dụng sân bay này kể từ ngày 26/4/1975.
- Từ ngày 28/4/1975, 4 khẩu pháo 130mm của Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 164, hành quân theo đội hình của Sư đoàn 325 đã bắn khoảng 120 viên đạn, làm sân bay Tân Sơn Nhất tê liệt.
- 10 giờ ngày 30/4/1975, toàn bộ đại đội pháo 130mm thuộc Lữ đoàn 45 (Quân đoàn 1) đã bắn 43 viên đạn vào trung tâm Sở Chỉ huy của cơ quan Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, yểm trợ bộ binh chiếm mục tiêu.
Trong suốt chiến tranh, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bố trí khoảng 80% số lượng pháo M46 vào chiến trường miền Nam, số còn lại để làm dự bị hoặc để huấn luyện lính pháo binh. Qua suốt Chiến tranh Việt Nam, Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ bị tổn thất rất ít pháo M46, nên hiện nay số lượng pháo M46 của Việt Nam còn khá nhiều.
Hiện nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tiến hành sửa chữa và nâng cấp khẩu pháo này để sử dụng nó thêm một thời gian lâu nữa. Hướng nâng cấp là gắn pháo lên khung xe tải cỡ lớn để biến M46 thành pháo tự hành nhằm tăng tính cơ động.
Các quốc gia sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]- Algérie − 10 khẩu tính đến năm 2024[4]
- Angola − 48 khẩu tính đến năm 2024[5]
- Azerbaijan − 35 khẩu tính đến năm 2024[6]
- Bangladesh − 62 khẩu Type-59-1 tính đến năm 2024[7]
- Campuchia − Type 59-1, số lượng không rõ tính đến năm 2024[8]
- Cameroon − 12 khẩu A412 (báo cáo) và 12 khẩu Type 59 tính đến năm 2024[9]
- Trung Quốc − 100 khẩu Type 59 và Type 59-1 tính đến năm 2024[10]
- Congo-Brazzaville − 5 khẩu tính đến năm 2024[11]
- Congo-Kinshasa − 42 khẩu Type 59 và Type-59-I tính đến năm 2024[12]
- Cuba − Số lượng không rõ tính đến năm 2024[13]
- Ai Cập − 420 khẩu tính đến năm 2024, số lượng không rõ đã được chuyển đổi thành pháo tự hành[14]
- Eritrea − 19 khẩu tính đến năm 2024[15]
- Ethiopia − Số lượng không rõ tính đến năm 2024[12]
- Guinée − 12 khẩu tính đến năm 2024[16]
- Guyana − 6 khẩu tính đến năm 2024, tình trạng hoạt động không rõ[17]
- Ấn Độ − ~600 khẩu đang hoạt động và ~500 khẩu lưu trữ tính đến năm 2024; 200 khẩu đã được nâng cấp lên cỡ nòng 155 mm[18]
- Iran − Lô đầu tiên gồm 136 khẩu được cung cấp vào năm 1970.[19] 985 khẩu tính đến năm 2024[20]
- Iraq − Hơn 60 khẩu M-46 và Type 59 tính đến năm 2024[21]
- Lào − 10 khẩu tính đến năm 2024[23]
- Liban − 15 khẩu tính đến năm 2024[24]
Hezbollah − Sử dụng tại Syria[25]
- Mông Cổ − Số lượng không rõ tính đến năm 2024[26]
- Bản mẫu:MOR − 18 khẩu tính đến năm 2024[27]
- Mozambique − 6 khẩu tính đến năm 2024[28]
- Myanmar − Số lượng không rõ tính đến năm 2024[29]
- Nigeria − 7 khẩu tính đến năm 2024[30]
- CHDCND Triều Tiên − Số lượng không rõ tính đến năm 2024[31]
- Oman − 12 khẩu M-46 và 12 khẩu Type 59-I tính đến năm 2024[32]
- Pakistan − 410 khẩu Type 59-I tính đến năm 2024[14]
- Perú − 36 khẩu tính đến năm 2024[33]
- Nga − 350 khẩu tính đến năm 2024[34]
- Serbia − 18 khẩu tính đến năm 2024[35]
- Nam Sudan − Số lượng không rõ tính đến năm 2024[36]
- Sri Lanka − 30 khẩu Type 59-I tính đến năm 2024[37]
- Sudan − Số lượng không rõ M-46 và Type 59-I tính đến năm 2024[38]
- Syria − Số lượng không rõ tính đến năm 2024[39]
- Tanzania − 30 khẩu Type 59-I tính đến năm 2024[41]
- Turkmenistan − 6 khẩu tính đến năm 2024[42]
- Uganda − 221 khẩu tính đến năm 2024[43]
- Ukraina − 15 khẩu tính đến năm 2024[44]
- UAE − 20 khẩu Type 59-I tính đến năm 2024[45]
- Việt Nam − Số lượng không rõ tính đến năm 2024[46]
- Zambia − 18 khẩu tính đến năm 2024[47]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Red God of War – Soviet Artillery and Rocket Forces, Chris Bellamy, Brasseys, 1986. ISBN 0-08-031200-4
- ^ Artillery of the World, ed. Shelford Bidwell, Brasseys, 1977. ISBN 0-904609-04-9
- ^ The Encyclopedia of World Military Weapons 1988. ISBN 0-517-65341-9
- ^ IISS 2024, tr. 343.
- ^ IISS 2024, tr. 471.
- ^ IISS 2024, tr. 180.
- ^ IISS 2024, tr. 249.
- ^ IISS 2024, tr. 253.
- ^ IISS 2024, tr. 479.
- ^ IISS 2024, tr. 256.
- ^ IISS 2024, tr. 483.
- ^ a b IISS 2024, tr. 486.
- ^ IISS 2024, tr. 428.
- ^ a b IISS 2024, tr. 302.
- ^ IISS 2024, tr. 490.
- ^ IISS 2024, tr. 496.
- ^ IISS 2024, tr. 436.
- ^ IISS 2024, tr. 266.
- ^ “RECENT TRENDS IN IRANIAN ARMS PROCUREMENT - Department of State”. Foreign Relations of the U.S., 1969–1976, Volume E–4, Documents on Iran and Iraq, 1969–1972. tháng 5 năm 1972 – qua Office of the Historian.
- ^ IISS 2024, tr. 353.
- ^ IISS 2024, tr. 358.
- ^ IISS 2024, tr. 359.
- ^ IISS 2024, tr. 290.
- ^ IISS 2024, tr. 368.
- ^ IISS 2024, tr. 369.
- ^ IISS 2024, tr. 295.
- ^ IISS 2024, tr. 374.
- ^ IISS 2024, tr. 505.
- ^ IISS 2024, tr. 296.
- ^ IISS 2024, tr. 510.
- ^ IISS 2024, tr. 282.
- ^ IISS 2024, tr. 377.
- ^ IISS 2024, tr. 447.
- ^ IISS 2024, tr. 193.
- ^ IISS 2024, tr. 133.
- ^ IISS 2024, tr. 519.
- ^ IISS 2024, tr. 313.
- ^ IISS 2024, tr. 521.
- ^ IISS 2024, tr. 386.
- ^ “Syrie: rudes combats à Abou Dali entre les djihadistes d'Hayat Tahrir al-Cham et le régime de Damas”. France Soir (bằng tiếng Pháp). 19 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
- ^ IISS 2024, tr. 523.
- ^ IISS 2024, tr. 209.
- ^ IISS 2024, tr. 526.
- ^ IISS 2024, tr. 212.
- ^ IISS 2024, tr. 391.
- ^ IISS 2024, tr. 324.
- ^ IISS 2024, tr. 528.