Bước tới nội dung

Omega Centauri

Tọa độ: Sky map 13h 26m 45.89s, −47° 28′ 36.7″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Omega Centauri
Cụm sao cầu Omega Centauri. Ghi công ESO
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổVIII[1]
Chòm saoBán Nhân Mã
Xích kinh13h 26m 47,28s[2]
Xích vĩ−47° 28′ 46,1″[2]
Khoảng cách15,8 ± 1,1 kly (4,84 ± 0,34 kpc)[3]
Cấp sao biểu kiến (V)3,9[4]
Kích thước (V)36′.3[5]
Đặc trưng vật lý
Khối lượng(4,05±0,1)×106[6] M
Bán kính86 ± 6 ly[7]
Tuổi dự kiến11,52 tỷ năm[8]
Tên gọi khácNGC 5139,[9] GCl 24,[9] ω Centauri,[3] Caldwell 80, Mel 118
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

Omega Centauri hay ω Cen, NGC 5139, Caldwell 80) là một cụm sao cầu[10] trong chòm sao Bán Nhân Mã, do Edmond Halley nhận dạng như là một thiên thể không phải là sao vào năm 1677 và ông gọi nó là một tinh vân. Omega Centauri có trong danh lục của Ptolemy 2000 năm trước với tên gọi là một ngôi sao. Lacaille đưa nó vào danh lục của ông với số hiệu L I.5.[11] Nhà thiên văn người Anh John Herschel là người đầu tiên nhận ra nó là một cụm sao cầu vào thập niên 1830.[12] Omega Centauri quay quanh Ngân Hà, và là cụm sao cầu sáng nhất và lớn nhất từng được biết đến trong dải thiên hà của chúng ta. Hầu hết các cụm sao cầu đều nằm trong nhóm thiên hà Địa Phương, chỉ có Mayall II là nằm trong thiên hà Tiên Nữ là sáng hơn và lớn hơn.[13] Nó cũng khác do là cụm sao cầu thuộc một thiên hà khác, và do vậy nó có thể có nguồn gốc khác.[14] Omega Centauri nằm cách Trái Đất khoảng 15.800 năm ánh sáng (hay 4.850 parsec), nó chứa khoảng vài triệu ngôi sao loại II. Các ngôi sao ở trung tâm của nó tập trung rất lớn với ước lượng chúng cách nhau trung bình khoảng 0,1 năm ánh sáng. Tuổi của Omega Centauri là khoảng 12 tỷ năm.

Omega Centauri là một trong số ít các cụm sao cầu có thể nhìn được bằng mắt thường và xuất hiện bằng độ lớn của trăng tròn.[15] Mặc dù nó không phải là một ngôi sao, Omega Centauri được đặt một tên gọi trong danh sách Bayer. Sao Kapteyn cách Trái Đất khoảng 13 năm ánh sáng được nghĩ có nguồn gốc từ Omega Centauri.[16]

Hố đen trung tâm

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh trường nhỏ chụp trung tâm của cụm sao Omega Centauri bởi Hubble với thiết bị mới WFC3. Tháng 7 2009

Đăng trên tạp chí "The Astrophysical Journal" ngày 1/4/2008, các nhà thiên văn học thông báo đã tìm thấy chứng cứ về một hố đen khối lượng trung bình tại tâm của Omega Centauri. Các quan sát được thực hiện với kính viễn vọng không gian HubbleĐài thiên văn Gemini ở Cerro Pachon của Chile.[17] Camera tiên tiến cho khảo sát của Hubble cho thấy các ngôi sao đang bị thu hẹp lại khoảng cách tại tâm của Omega Centauri, do mật độ ánh sáng sao tăng dần khi đến gần tâm. Khi đo vận tốc của các ngôi sao quay quanh tâm của cụm sao bằng Đài quan sát Gemini, các nhà thiên văn tìm thấy các ngôi sao ở gần tâm đang di chuyển nhanh hơn các ngôi sao ở xa. Những đo đạc này hàm ý rằng có thể có vật chất không nhìn thấy được tại tâm đang tương tác hấp dẫn với các ngôi sao gần nó. Bằng cách so sánh những đo đạc này với các mô hình chuẩn, các nhà thiên văn học xác định được rằng lực hút hấp dẫn là do một vật thể nặng và đậm đặc gây ra. Họ cũng sử dụng các mô hình để tính ra khối lượng của hố đen, xấp xỉ bằng 4.0 x 104 khối lượng Mặt Trời.[17]

Tách ra từ một thiên hà lùn

[sửa | sửa mã nguồn]

Có những ý kiến cho rằng Omega Centauri có thể là nhân của một thiên hà lùn mà đã bị tách ra và bị hút vào Ngân Hà.[18] Thành phần hóa học trong Omega Centauri và chuyển động của nó trong thiên hà cũng phù hợp với tiên đoán này. Giống như Mayall II, Omega Centauri có tỉ lệ kim loại trên Hydro và Heli cùng với tuổi của các ngôi sao khác so với của Ngân Hà do vậy nó không hình thành đồng thời với Ngân Hà (mặc dù các cụm sao cầu được nghĩ là hình thành đồng thời với thiên hà chứa nó) và thực tế Omega Centauri có thể là nhân còn lại của một thiên hà nhỏ khi nó bị bắt giữ vào Ngân Hà.[19]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Shapley, Harlow; Sawyer, Helen B. (tháng 8 năm 1927), “A Classification of Globular Clusters”, Harvard College Observatory Bulletin, 849 (849): 11–14, Bibcode:1927BHarO.849...11S.
  2. ^ a b Goldsbury, Ryan; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010), “The ACS Survey of Galactic Globular Clusters. X. New Determinations of Centers for 65 Clusters”, The Astronomical Journal, 140 (6): 1830–1837, arXiv:1008.2755, Bibcode:2010AJ....140.1830G, doi:10.1088/0004-6256/140/6/1830.
  3. ^ a b van de Ven, G.; van den Bosch, R. C. E.; Verolme, E. K.; de Zeeuw, P. T. (ngày 2 tháng 1 năm 2006). “The dynamical distance and intrinsic structure of the globular cluster ω Centauri”. Astronomy and Astrophysics. 445 (2): 513–543. arXiv:astro-ph/0509228. Bibcode:2006A&A...445..513V. doi:10.1051/0004-6361:20053061. best-fit dynamical distance D=4.8±0.3 kpc... consistent with the canonical value 5.0±0.2 kpc obtained by photometric methods
  4. ^ Skiff, Brian A. (ngày 2 tháng 5 năm 1999), “Observational Data for Galactic Globular Clusters”, The NGC/IC Project, Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2018, truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ Arnold, H. J. P.; Doherty, Paul; Moore, Patrick (1999), The Photographic Atlas of the Stars, CRC Press, tr. 173, ISBN 978-0750306546.
  6. ^ D'Souza, Richard; Rix, Hans-Walter (tháng 3 năm 2013), “Mass estimates from stellar proper motions: the mass of ω Centauri”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 429 (3): 1887–1901, arXiv:1211.4399, Bibcode:2013MNRAS.429.1887D, doi:10.1093/mnras/sts426.
  7. ^ Khoảng cách × sin(diameter_angle/2), sử dụng khoảng cách 5kpc và góc 36.3', = 86 ± 6 ly. Dung sai bán kính ± 6 ly là từ khoảng cách từ tối thiểu tới tối đa, lấy từ bài báo năm 2006: 4,5 đến 5,2kpc
  8. ^ Forbes, Duncan A.; Bridges, Terry (tháng 5 năm 2010), “Accreted versus in situ Milky Way globular clusters”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 404 (3): 1203–1214, arXiv:1001.4289, Bibcode:2010MNRAS.404.1203F, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16373.x.
  9. ^ a b “NGC 5139”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2010.
  11. ^ de la Caille (1755). “Sur les étoiles nébuleuses du ciel austral” [On the nebulous stars of the southern sky]. Histoire de l'Académie Royale des Sciences, avec les Mémoires de Mathématique & de Physique (bằng tiếng Pháp): 194–199.; xem bảng trên trang 196: "Nébuleuse du Centaure ... " Lưu ý: Số trong danh lục "L I.5": nghĩa là tinh vân được liệt kê trong danh lục của Lacaille năm 1755 (vì thế mà có chữ "L"); rằng Omega Centauri là tinh vân "loại một" (première espèce, nói cách khác tinh vân dường như không có sao kèm theo khi nhìn thông qua kính viễn vọng dài 0,6 m (2 ft); vì thế mà có số La Mã "I"); và rằng Omega Centauri được liệt kê với số thứ tự là 5 trong số các tinh vân loại một (vì thế mà có "5"). Xem: Deep Sky Observer's Companion – the online database
  12. ^ “Black Hole found in enigmatic Omega Centauri”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2010.
  13. ^ “NGC 5139 (Omega Centauri)”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2020.
  14. ^ “[0801.2782] Gemini and Hubble Space Telescope Evidence for an Intermediate Mass Black Hole in omega Centauri”. Truy cập 3 tháng 10 năm 2015.
  15. ^ “Black hole found in Omega Centauri”. ESA. ngày 2 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  16. ^ “Backward star ain't from round here”. New Scientist. Truy cập 3 tháng 10 năm 2015.
  17. ^ a b Noyola, E.; Gebhardt, K.; Bergmann, M. (tháng 4 năm 2008). “Gemini and Hubble Space Telescope Evidence for an Intermediate-Mass Black Hole in ω Centauri”. The Astrophysical Journal. 676 (2): 1008–1015. arXiv:0801.2782. Bibcode:2008ApJ...676.1008N. doi:10.1086/529002.
  18. ^ “Astronomers Find Suspected Medium-Size Black Hole in Omega Centauri” (Thông cáo báo chí). ngày 2 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2009.
  19. ^ Hughes, 1999, "G1 in M31 - Giant Age and Metallicity Effects in Omega Centauri I: Stromgren Photometry Lưu trữ 2008-07-20 tại Wayback Machine"

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]