Bước tới nội dung

NGC 4889

Tọa độ: Sky map 13h 00m 08.30s, +27° 58′ 35″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 4889
Hình chụp một phần của quần tụ Coma, với NGC 4889 sáng nhất nằm hơi lệch sang trái so với giữa; NGC 4874 lệch về bên phải. Chếch phía trên, bên phải là HD 112887, một ngôi sao cách chúng ta 249 năm ánh sáng.
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoHậu Phát
Xích kinh13h 00m 08,1s
Xích vĩ+27° 58′ 37″
Dịch chuyển đỏ0,021665[1]
Vận tốc xuyên tâm Mặt Trời6495 ± 13 km/s[1]
Khoảng cách308 ± 3 Mly (94,4 ± 0.8 Mpc)[2]
Cấp sao biểu kiến (V)+11,4
Đặc tính
KiểuE4
Kích thước biểu kiến (V)1′,49 × 17′,8 (3′)
Đặc trưng đáng chú ýThiên hà sáng nhất trong quần tụ Coma, chứa lỗ đen khối lượng lớn nhất được quan sát thấy.
Tên gọi khác
Caldwell 35
NGC 4884 • UGC 8110 • MCG 5-31-77 • PGC 44715 • ZWG 160.241 • DRCG 27-148[3]
Luồng vật chất khổng lồ bị hút về phía tâm thiên hà NGC 4889
Hình dựng từ kết quả quan sát của SDSS trong phổ ánh sáng nhìn thấySpitzer Space Telescope trong phổ hồng ngoại

NGC 4889 còn được gọi Caldwell 35 là một thiên hà elip siêu khổng lồ trong Quần tụ thiên hà Coma, Siêu đám thiên hà Coma, nằm cách chúng ta khoảng 97,846 triệu Parsec, có vị trí biểu kiến nằm trong chòm sao Hậu Phát. NGC 4889 có cấp sao biểu kiến +11,4, là vật thể sáng nhất trong quần tụ Coma, và nó chứa siêu lỗ đenkhối lượng lớn thứ bảy trong vũ trụ (sau S5 0014+81, SDSS J102325.31+514251.0, H1821+643APM 08279+5255) mà khoa học quan sát được.[4] Cùng phát hiện ra lỗ đen siêu khối lượng với NGC 4889 còn có NGC 3842; cả hai được giả thuyết là tàn dư còn lại của các chuẩn tinh vốn xuất hiện nhiều ở thời kỳ đầu của vũ trụ.

Phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

NGC 4889 được nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện và liệt kê trong danh mục Thiên thể NGC năm 1785.[5] NGC 4889 nằm cách hệ Mặt Trời của chúng ta khoảng 308 triệu năm ánh sáng; với dịch chuyển đỏ 0,021665,[2] NGC 4889 mỗi giây đi xa chúng ta 6.495 km[1] trong khi toàn bộ quần tụ thiên hà này di chuyển xa khỏi chúng ta với tốc độ khoảng 7.000 km mỗi giây. Quần tụ thiên hà Coma gồm hơn 1.000 thiên hà, có đường kính vài triệu năm ánh sáng.[6] Quần tụ thiên hà COMA này đến lượt nó cùng với quần tụ thiên hà Sư Tử (trong chòm sao Sư Tử tạo nên siêu đám thiên hà Coma, một láng giềng lân cận với Siêu đám Xử Nữ của chúng ta.

Trung tâm của thiên hà NGC 4889 được nhà nữ thiên văn học Chung-Pei Ma thuộc trường đại học California Berkeley[nb 1] phỏng đoán rằng tồn tại một lỗ đen có khối lượng rất lớn, có thể bằng hoặc lớn hơn lỗ đen trong tâm thiên hà láng giềng - NGC 3842[nb 2] vốn được nhận định là có khối lượng gấp khoảng 9,7 tỷ lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta.[7] Bán kính lỗ đen (nơi mà không vật chất nào - kể cả ánh sáng - thoát ra được) này gấp khoảng 5 lần bán kính quỹ đạo của sao Diêm Vương quay quanh Mặt Trời.[nb 3][8] Các phỏng đoán được dựa trên kết quả quan sát từ Đài thiên văn Keck IIGemini North trên Mauna Kea, Hawaii[7] dựa vào quỹ đạo vật chất quay quanh lỗ đen tính ra khối lượng lỗ đen ở tâm NGC 4889 xấp xỉ 21 tỷ lần khối lượng Mặt Trời,[9][10] khiến đây trở thành lỗ đen quan sát được có khổi lượng lớn nhất tính đến thời điểm đó.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chung-Pei Ma: giáo sư thiên văn học chuyên ngành nghiên cứu vật chấtnăng lượng tối, bức xạ nền vũ trụ, thấu kính hấp dẫn, tiến hóa thiên hà, lỗ đen siêu khổng lồ và các cấu trúc lớn của vũ trụ
  2. ^ NGC 3842 là một thiên hà elip trong quần tụ thiên hà Sư Tử thuộc siêu đám thiên hà Hậu Phát, có vị trí biểu kiến nằm trong chòm sao Sư Tử
  3. ^ Tính theo công thức trong đó
    là bán kính hấp dẫn Schwarzschild, tính bằng km
    Ghằng số hấp dẫn (6.6742×10-11 m3 kg-1 s-2)
    là khối lượng vật thể, tính bằng kg. Với NGC 4889, đại lượng này có giá trị dự tính
    cvận tốc ánh sáng trong chân không (300.000 km/s).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for 3C 147. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ a b “Distance Results for NGC 4889”. NASA/IPAC Extragalactic Database. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ Revised NGC Data for NGC 4889
  4. ^ Record-breaking black holes fill a cosmic gap: Largest black holes ever discovered shed light on the early Universe Ron Cowen 6/12/2011 doi:10.1038/nature.2011.9553
  5. ^ Observing and Cataloguing Nebulae and Star Clusters trang 248, Wolfgang Steinicke, Cambridge University Press
  6. ^ Block, Adam (ngày 22 tháng 2 năm 2003). “Best of AOP: Coma Cluster (NGC 4889 and NGC 4874)”. NOAO - AOP. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
  7. ^ a b Record-breaking black holes fill a cosmic gap Lưu trữ 2014-04-06 tại Wayback Machine 5 tháng 12, 2011, 22:54 BST, Posted by Ivan Semeniuk
  8. ^ Supermassive black holes smash all the records Lưu trữ 2014-08-10 tại Wayback Machine Dr Emily Baldwin, Astronomy Now 7/12/2011 the event horizon, the point of no return, beyond which nothing can escape these black holes' immense gravity – not even light – is estimated to be five times the orbit of Pluto, and their gravitational influence would extend over a sphere 4,000 light years across
  9. ^ GeminiFocus December 2011 trang 21 We’ve measured a 9.7-billion solar-mass black hole in the galaxy NGC 3842, the BCG of Abell cluster 1367, and another that could be as large as 21 billion solar masses in NGC 4889
  10. ^ 2012 Annual Report - Keck Observatory Lưu trữ 2014-04-26 tại Wayback Machine trang 24: Record Massive Black Holes Lurk in Monster Galaxies One of the newly discovered black holes is in the elliptical galaxy NGC 3842, and it weighed in at 9.7 billion solar masses. The second is significantly larger at 21 billion solar-masses and sits in the elliptical galaxy NGC 4889

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Việt)

(tiếng Anh)