Olga Aleksandrovna Ladyzhenskaya
Olga Ladyshenskaya | |
---|---|
Sinh | Kologriv, Nga Xô viết | 7 tháng 3, 1922
Mất | 12 tháng 1, 2004 Sankt-Peterburg, Nga | (81 tuổi)
Quốc tịch | Liên Xô–Người Nga |
Trường lớp | Đại học Quốc gia Moskva |
Nổi tiếng vì | Động lực học chất lưu of the Phương trình Navier-Stokes, Bài toán thứ 19 của Hilbert, Phương trình vi phân riêng phần |
Giải thưởng | Lomonosov Gold Medal (2002) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Phương trình vi phân đạo hàm riêng |
Nơi công tác | Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Ivan Petrovsky Sergei Lvovich Sobolev |
Các sinh viên nổi tiếng | Nina Uraltseva Ludvig Faddeev Vladimir Buslaev |
Olga Aleksandrovna Ladyzhenskaya (Nga: Óльга Алекса́ндровна Лады́женская; 7 tháng 3 năm 1922 - 12 tháng 1 năm 2004) là một nhà toán học người Nga. Bà được biết đến với công trình nghiên cứu về phương trình vi phân đạo hàm riêng, đặc biệt là bài toán thứ 19 của Hilbert) và động lực học chất lỏng.[1] Bà đã cung cấp những chứng minh chặt chẽ đầu tiên về sự hội tụ của một phương pháp phần tử hữu hạn cho các phương trình Navier-Stokes. Ladyzhenskaya là học trò của Ivan Petrovsky,[2] và được trao Huy chương vàng Lomonosov năm 2002.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ladyzhenskaya sinh ra và lớn lên ở Kologriv. Bà là con gái của một giáo viên toán học, người đã có công tạo ra cảm hứng ban đầu và tình yêu toán học cho con gái. Vào tháng 10 năm 1939, cha của bà đã bị Bộ Dân ủy Nội vụ bắt giữ và bị giết. Cô gái trẻ Ladyzhenskaya đã có thể học hết cấp ba, nhưng vì cha cô là "kẻ thù của nhân dân", bà bị cấm vào Đại học Leningrad.
Sau cái chết của Joseph Stalin năm 1953, Ladyzhenskaya trình bày luận án tiến sĩ và được cấp bằng mà bà lẽ ra đã có được từ lâu trước đó. Bà tiếp tục giảng dạy tại trường đại học ở Leningrad và tại Viện Toán học Steklov, và ở lại Nga ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ và lương cho các giáo sư bị giảm nhanh chóng.
Ladyzhenskaya nằm trong danh sách cuối cùng cho những người giành Huy chương Fields năm 1958,[3] nhưng cuối cùng nó được trao cho Klaus Roth và René Thom.
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 97 của Ladyzhenskaya, Google Doodle đã ra mắt một bản vẽ của bà trên trang chủ Google vào ngày 7 tháng 3 năm 2019.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ See reference Bolibruch, Osipov & Sinai 2006 , and also the comment of Peter Lax in (Pearce 2004) .
- ^ See the biography by Riddle (2010) from the Biographies of Women Mathematicians, Agnes Scott College.
- ^ Barany, Michael (2018). “The Fields Medal should return to its roots”. Nature. 553: 271–273. doi:10.1038/d41586-018-00513-8.
- ^ “Olga Ladyzhenskaya's 97th Birthday”. Google. 7 tháng 3 năm 2019. Truy cập 7 tháng 3 năm 2019.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Beirao da Veiga, H.; Seregin, G.; Solonnikov, V.; Uraltseva, N.; Valli, A. biên tập (2004), Partial Differential Equations in Mathematical Physics (October 24–30, 2004), Trento: CIRM, truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2012. The schedule of a workshop in honour of Olga A. Ladyzhenskaya.
- Kuperberg, Krystyna biên tập (2006), Women in Mathematics: The Legacy of Ladyzhenskaya and Oleinik - May 18–20, 2006, Berkeley, CA: AWM và MSRI, Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2018, truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2009. The proceedings of a workshop in honour of Olga Ladyzhenskaya and Olga Oleinik.
- Olga Aleksandrovna Ladyzhenskaya tại Dự án Phả hệ Toán học.
- O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F. (tháng 8 năm 2005), “Olga Alexandrovna Ladyzhenskaya”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews.
- Olga Ladyzhenskaya tại trang PlanetMath.org.
- Saint Petersburg Mathematical Society (2006), Olga Aleksandrovna Ladyzhenskaya, truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011. Trang kỷ niệm tại Saint Petersburg Mathematical Pantheon.