Lịch sử vũ trụ
Là một phần trong loạt bài về |
Vũ trụ học vật lý |
---|
−13 — – −12 — – −11 — – −10 — – −9 — – −8 — – −7 — – −6 — – −5 — – −4 — – −3 — – −2 — – −1 — – 0 — |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thời gian biểu của sự hình thành và phát triển của vũ trụ mô tả lịch sử vũ trụ và tương lai của vũ trụ theo thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang theory). Người ta ước tính quá trình mở rộng metric của không gian đã khơi mào từ 13,8 tỷ năm trước.[1] Thời gian xuất hiện từ thời khắc Big Bang xảy ra được gọi là thời gian vũ trụ.
Khái quát
[sửa | sửa mã nguồn]Tóm tắt những giai đoạn quan trọng trong lịch sử và tương lai của vũ trụ, theo thuyết Vụ Nổ Lớn, gồm:
- Vũ trụ rất sơ khai, từ thời kỳ Planck đến thời kỳ phình to vũ trụ, tương ứng với những pico giây đầu tiên của thời gian vũ trụ; thời kỳ này được nghiên cứu bởi nhiều lý thuyết vật lý, nhưng các lý thuyết này chưa có được các thí nghiệm của vật lý hạt kiểm chứng.
- Vũ trụ sơ khai, từ Kỷ nguyên quark đến hết Kỷ nguyên photon, khoảng 377.000 năm đầu của thời gian vũ trụ, khi các lực cơ bản và hạt cơ bản bắt đầu xuất hiện, nhưng vũ trụ vẫn còn đang ở trạng thái plasma.
- Thời kỳ tối và xuất hiện các cấu trúc cô đặc lớn trong vũ trụ, từ 377.000 năm đến khoảng 150 triệu năm của thời gian vũ trụ, ở cuối giai đoạn này, vũ trụ đã bắt đầu trong suốt nhưng chưa có cấu trúc vật chất cô đặc lớn nào xuất hiện.
các cấu trúc vật chất cô đặc lớn bao gồm sự tiến hóa của sao, sự hình thành và tiến hóa của thiên hà sự hình thành các quần tụ thiên hà và siêu đám thiên hà, từ khoảng 150 triệu năm của thời gian vũ trụ đến hiện tại, và còn tiếp tục đến khoảng 100 tỷ năm trong thời gian vũ trụ; Ngân Hà, thiên hà chứa loài người, bắt đầu hình thành vào khoảng 5 tỷ năm trong thời gian vũ trụ.[2]
- Vũ trụ hiện nay, từ 1 tỷ năm đến 12.8 tỷ năm, vũ trụ giống như nó bây giờ. Nó sẽ tiếp tục nhìn giống như thế này trong vài tỷ năm tới. Hệ Mặt Trời hình thành khoảng 4,6 tỷ năm trước, và sự sống xuất hiện trên Trái Đất khoảng 3,5 tỷ năm trước.
- Tương lai xa, khi các vì sao ngừng hình thành, có nhiều giả thuyết về số phận sau cùng của vũ trụ.
Vũ trụ rất sơ khai
[sửa | sửa mã nguồn]Kỷ nguyên Planck
[sửa | sửa mã nguồn]- Thời gian ngắn hơn 10−43 giây (thời gian Planck)
Kỷ nguyên Planck là một kỷ nguyên trong vũ trụ học vụ nổ lớn truyền thống (không phình to) mà trong đó nhiệt độ quá lớn nên bốn lực cơ bản—lực điện từ, lực hấp dẫn, tương tác hạt nhân yếu, và tương tác hạt nhân mạnh—là một lực cơ bản. Hiện có ít hiểu biết về vật lý tại nhiệt độ này; các giả thuyết khác nhau đưa ra các viễn cảnh khác nhau. Vũ trụ học vụ nổ lớn truyền thống dự đoán rằng có một điểm kì dị không-thời gian trước thời gian này, nhưng lý thuyết này dựa vào thuyết tương đối rộng, nó được cho là không hiệu quả trong kỷ nguyên này hiệu ứng lượng tử.
Trong vũ trụ có phình to, thời gian trước khi dừng phình to (khoảng 10−32 giây trước Vụ Nổ Lớn) không tuân theo dòng thời gian vụ nổ lớn truyền thống. Các mô hình với mục đích trình bày các quá trình của kỷ nguyên Planck là các đề xuất phỏng đoán cho "Vật Lý Mới". Các ví dụ bao gồm trạng thái ban đầu Hartle–Hawking, phong cảnh dây, vũ trụ học khí dây, và vũ trụ ekpyrotic.
Kỷ nguyên thống nhất lớn
[sửa | sửa mã nguồn]- Giữa 10−43 giây và 10−36 giây sau Vụ Nổ Lớn[3]
Khi vũ trụ giãn nở và nguội đi, nó trải qua nhiệt độ chuyển đổi, tại đây các lực tách rời khỏi nhau. Điều này có thể được coi là chuyển pha giống như chuyển đổi pha ngưng tụ và đông đặc của các vật chất bình thường. Kỷ nguyên thống nhất lớn bắt đầu khi lực hấp dẫn tách rời khỏi các lực trường chuẩn. Vật lý không hấp dẫn của kỷ nguyên này được miêu tả bởi thuyết thống nhất lớn (GUT, grand unified theory). Kỷ nguyên thống nhất lớn kết thúc khi các lực GUT tách thành các lực điện yếu và mạnh.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Phân tích dữ liệu từ quan sát của Tàu vũ trụ Planck năm 2015 cho ra ước lượng tuổi vũ trụ vào khoảng 13.799 ± 0.021 tỷ năm (với khoảng tin cậy 68%). Xem Bảng 4, trang 31 của file PDF. Planck Collaboration (2015). “Planck 2015 results. XIII. Cosmological parameters”. Astronomy & Astrophysics. 594 (13): A13. arXiv:1502.01589. Bibcode:2016A&A...594A..13P. doi:10.1051/0004-6361/201525830.
- ^ del Peloso, E. F. (2005). “The age of the Galactic thin disk from Th/Eu nucleocosmochronology. III. Extended sample”. Astronomy and Astrophysics. 440 (3): 1153–1159. arXiv:astro-ph/0506458. Bibcode:2005A&A...440.1153D. doi:10.1051/0004-6361:20053307.
- ^ Ryden B: "Introduction to Cosmology", pg. 196 Addison-Wesley 2003
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- PBS Online (2000). From the Big Bang to the End of the Universe – The Mysteries of Deep Space Timeline. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2005.
- Schulman, Eric (1997). The History of the Universe in 200 Words or Less. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2005.
- Deep Time: Crash Course Astronomy #45. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2016.
- Space Telescope Science Institute Office of Public Outreach (2005). Home of the Hubble Space Telescope. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2005.
- Fermilab graphics Lưu trữ 2009-08-01 tại Wayback Machine (see "Energy time line from the Big Bang to the present" and "History of the Universe Poster")
- Exploring Time from Planck time to the lifespan of the Universe
- Cosmic Evolution is a multi-media web site that explores the cosmic-evolutionary scenario from big bang to humankind.
- Astronomers' first detailed hint of what was going on less than a trillionth of a second after time began
- The Universe Adventure
- Cosmology FAQ, Professor Edward L. Wright, UCLA
- Sean Carroll on the arrow of time (Part 1), The origin of the universe and the arrow of time, Sean Carroll, video, CHAST 2009, Templeton, Faculty of science, University of Sydney, November 2009, TED.com
- A Universe From Nothing, video, Lawrence Krauss, AAI 2009, YouTube.com
- Once Upon A Universe Lưu trữ 2015-12-07 tại Wayback Machine – Story of the Universe told in 13 chapters. Science communication site supported by STFC.
- Cosmic Evolution through Time Lưu trữ 2016-01-25 tại Wayback Machine – an interactive timeline explains the main events in the history of our Universe