Bước tới nội dung

Nhạc hội Sanremo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhạc hội Sanremo
Festival della canzone
italiana di Sanremo
Nhà hát Teatro Ariston tại Sanremo trong đêm cuối cùng của Nhạc hội Sanremo năm 2013
Thể loại
Diễn raTháng 2 hằng năm
Địa điểmSanremo, Liguria, Ý
Số năm hoạt động1951 – nay
Trang chủTrang web chính thức
Âm nhạc của Ý
Các chủ đề chung
Thể loại
Truyền thông và trình diễn
Giải thưởng âm nhạc
Bảng xếp hạng âm nhạc
Lễ hội âm nhạc
Truyền thông âm nhạcTruyền thông âm nhạc tại Ý
Các bài hát quốc gia và ái quốc
Quốc ca"Il Canto degli Italiani"
Âm nhạc theo khu vực

Festival della canzone italiana di Sanremo (tiếng Việt: Lễ hội bài hát của Ý tại Sanremo) là cuộc thi âm nhạc có giải thưởng nổi tiếng nhất tại Ý, được tổ chức hằng năm tại thị trấn Sanremo, Liguria. Cuộc thi có sự tham gia tranh tài của những ca khúc chưa từng được phát hành trước đó.[1] Thường được biết đến là Festival di Sanremo, hay được gọi là Sanremo Music Festival (Nhạc hội Sanremo) hoặc Sanremo Music Festival Award (Giải thưởng nhạc hội Sanremo) ở ngoài lãnh thổ Ý, nhạc hội này là nguồn cảm hứng cho cuộc thi Eurovision Song Contest.[2]

Đây là cuộc thi có tầm cỡ tương đương với các cuộc thi Premio Regia Televisiva của truyền hình, Premio Ubu của các màn biểu diễn sân khấu và Premio David di Donatello của điện ảnh, nhưng có lịch sử thi đấu lâu đời hơn.

Chương trình đầu tiên của Nhạc hội Sanremo, tổ chức vào khoảng giữa các ngày 29 và 31 tháng 1 năm 1951, được phát sóng bởi trạm phát thanh Rete Rossa của RAI và ba thí sinh duy nhất của chương trình là Nilla Pizzi, Achille ToglianiDuo Fasano.[3] Kể từ năm 1955, tất cả chương trình của Nhạc hội đều được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình Rai 1 của Ý.[4][5]

Tư năm 1951 đến năm 1976, Nhạc hội được tổ chức tại Sanremo Casino, nhưng bắt đầu từ năm 1977, các Nhạc hội kế tiếp được tổ chức tại Teatro Ariston,[6] trừ Nhạc hội năm 1990 được tổ chức tại Nuovo Mercato dei Fiori.[7]

Từ năm 1953 đến năm 1971, với ngoại lệ là năm 1956, mỗi bài hát được thể hiện hai lần bởi hai nghệ sĩ khác nhau, mỗi màn biểu diễn sử dụng cách sắp xếp dàn nhạc riêng, với mực tiêu thể hiện ý nghĩa của cuộc thi như là một chương trình thi đấu giữa các nhà soạn nhạc, chứ không phải một cuộc thi của các ca sĩ. Trong giai đoạn này, Nhạc hội cho phép tùy chọn việc một phiên bản của bài hát được thể hiện bởi một nghệ sĩ Ý bản địa, và phiên bản còn lại được một nghệ sĩ khách mời quốc tế biểu diễn,[8] và đây là cách nhiều nghệ sĩ ra mắt với những bản hit trên thị trường Ý trong thời gian này, như các trường hợp của Louis Armstrong, Stevie Wonder, Jose Feliciano, Roberto Carlos, Paul Anka, Yardbirds, Marianne Faithfull, Shirley Bassey, Mungo Jerry và nhiều nghệ sĩ khác.

Nhạc hội là cách để lựa chọn thí sinh đại diện cho Ý trong cuộc thi Eurovision Song Contest và là bệ phóng cho sự nghiệp của một số ca sĩ thành công nhất của Ý, trong đó có Andrea Bocelli,[9] Paola e Chiara, Il Volo, Giorgia,[10] Laura Pausini,[11] Eros Ramazzotti[12]Gigliola Cinquetti.[13]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Sanremo Casino là nơi tổ chức Nhạc hội Sanremo từ năm 1951 đến năm 1976.

Trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ Hai, một trong những đề xuất để khôi phục nền kinh tế và danh tiếng của Sanremo là xây dựng một lễ hội âm nhạc tổ chức hằng năm trong thành phố.[14] Mùa hè năm 1950, người quản trị của Sanremo Casino, Piero Bussetti, và người chỉ huy dàn nhạc của RAI, Giulio Razzi, thảo luận lại về ý tưởng này, và quyết định mở một cuộc thi giữa những bài hát chưa từng được phát hành.[15] Với tên chính thức là Festival della Canzone Italiana (tiếng Việt: Lễ hội bài hát của Ý), chương trình đầu tiên của Nhạc hội được tổ chức tại Sanremo Casino vào các ngày 29, 30 và 31 tháng 1 năm 1951.[14] Chung kết của cuộc thi được phat sóng trên kênh Rete Rossa, kênh phát thanh quan trọng thứ hai của RAI.[16] Hai mươi ca khúc đã tham gia cuộc thi, và chỉ được biểu diễn bởi ba nghệ sĩ duy nhất–Nilla Pizzi, Duo Fasano và Achille Togliani.[8]

Bắt đầu từ chương trình thứ ba của Nhạc hội, tổ chức năm 1953, mỗi bài hát được hai nghệ sĩ khác nhau biểu diễn với dàn nhạc và sắp xếp âm nhạc riêng biệt.[17] Hai năm sau, vào năm 1955, Nhạc hội được phát sóng lần đầu trên truyền hình, do một phần của đêm chung kết cũng được phát sóng trên kênh Programma Nazionale của RAI.[18] Đêm chung kết của chương trình năm 1955 cũng được phát sóng tại Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ.[16]

Năm 1964, Gianni Ravera, người tổ chức Nhạc hội Sanremo lần thứ 14, tạo ra thay đổi nhỏ trong luật chơi của cuộc thi, yêu cầu mỗi bài hát được biểu diễn bởi một nghệ sĩ Ý và một ca sĩ quốc tế,[19] điều này cho phép mỗi bài hát được thể hiện bằng bất cứ ngôn ngữ nào.[8] Luật này được áp dụng trong cuộc thi của các năm tiếp theo.[20] Từ năm 1967 đến năm 1971, các bài hát không bị bắt buộc phải được nghệ sĩ quốc tế biểu diễn, nhưng luật hai màn trình diễn cho một ca khúc vẫn được tuân thủ. Kể từ năm 1972, mỗi bài hát được một nghệ sĩ thể hiện một lần duy nhất.[21]

Teatro Ariston là nơi tổ chức Nhạc hội Sanremo kể từ năm 1977. Cuộc thi năm 1990 là một ngoại lệ, được tổ chức tại Palafiori, Sanremo.

Trong Nhạc hội Sanremo năm 1974, lần đầu tiên các nghệ sĩ được chia thành hai nhóm "Nghệ sĩ lớn" và "Nghệ sĩ trẻ". Cuộc thi chỉ có một người thắng cuộc, nhưng các nghệ sĩ thuộc nhóm "Nghệ sĩ trẻ" phải trải qua một vòng loại, trong khi các "Nghệ sĩ lớn" được vào thẳng vòng chung kết.[8]

Năm 1977, Sanremo Casino, nơi tổ chức các chương trình trước đó của cuộc thi, không có khả năng để tân trang lại, do vậy cuộc thi được chuyển đến Teatro Ariston.[22] Rạp hát này sau đó trở thành địa điểm thường xuyên tổ chức cuộc thi,[23] mỗi năm một lần, trừ năm 1990, khi Nhạc hội được tổ chức tại Nuovo Mercato dei Fiori, hay được biết đến như là Palafiori.[24]

Năm 1980, các bài nhạc đệm được thu âm trước đã thay thế dàn nhạc, trong khi các màn biểu diễn có bật bản ghi âm được cho phép sử dụng trong đêm chung kết năm 1983.[25] Vào các năm 1984 và 1985, tất cả nghệ sĩ được yêu cầu phải trình diễn với bản thu âm bật sẵn, trong khi các màn biểu diễn trực tiếp với dàn nhạc được giới thiệu trở lại vào năm 1986.[25] Cũng trong những năm này, cuộc thi có một số thay đổi khác. Năm 1982, các nhà báo âm nhạc được chương trình chấp thuận đã quyết định tạo ra một giải thưởng để ghi nhận ca khúc xuất sắc nhất cuộc thi. Kể từ năm 1983, giải thưởng được chính thức trao tặng ngay tại cuộc thi. Giải thưởng của các nhà phê bình sau đó được đặt theo tên Mia Martini, nghệ sĩ đầu tiên nhận giải thưởng này vào năm 1982 với bài hát "E non finisce mica il cielo".[26]

Ngoài ra, bắt đầu từ năm 1984, sự phân chia giữa các nghệ sĩ mới và các nghệ sĩ nổi tiếng trở nên rõ ràng với việc giới thiệu hai cuộc thi khác nhau với hai người thắng giải riêng biệt.[8] Năm 1989, một hạng mục thứ ba, có tên gọi là Nghệ sĩ sắp tới, được giới thiệu nhưng bị gỡ bỏ ngay năm kế tiếp.[27] Chỉ duy nhất trong năm 1998, top 3 nghệ sĩ của nhóm nghệ sĩ mới được cho phép thi đấu trong cuộc thi chính. Điều này dẫn đến chiến thắng của ca sĩ mới ra mắt Annalisa Minetti, gây nên một số tranh cãi và dẫn đến việc trở lại thi đấu giữa các nhóm hoàn toàn riêng biệt từ năm 1999.[28]

Sự phân biệt giữa các nhóm nghệ sĩ một lần nữa được gỡ bỏ vào năm 2004.[29] Ở cuộc thi năm sau, thí sinh được chia thành năm nhóm khác nhau—Nghệ sĩ mới, Nghệ sĩ nam, Nghệ sĩ Nữ, Nhóm nhạc và Cổ điển. Người chiến thắng ở mỗi nhóm sẽ thi đấu để giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc thi.[30] Nhóm Cổ điển bị gỡ bỏ vào năm 2006,[31] trong khi kể từ năm 2007, Nhạc hội áp dụng trở lại các luật của thập niên 1990, với hai cuộc thi ở hai nhóm riêng biệt là nghệ sĩ nổi tiếng và nghệ sĩ mới.[32]

Năm 2009, một cuộc thi mới, tổ chức toàn bộ trên Internet, được giới thiệu bởi chủ tịch của Nhạc hội lần thứ 59, Paolo Bonolis. Với tên gọi Sanremofestival.59,[33] cuộc thi này đã không được tổ chức vào các năm tiếp theo.

Những người chiến thắng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạng mục Nghệ sĩ lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1950

[sửa | sửa mã nguồn]
Domenico Modugno chiến thắng tại Nhạc hội Sanremo các năm 1958, 1959, 1962 và 1966.
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ lớn, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
1951 "Grazie dei fiori"[34]
(Saverio Seracini, Gian Carlo Testoni, Mario Panzeri)
Nilla Pizzi
1952 "Vola colomba"[34]
(Carlo Concina, Bixio Cherubini)
Nilla Pizzi
1953 "Viale d'autunno"[35]
(Giovanni D'Anzi)
Carla Boni & Flo Sandon's
1954 "Tutte le mamme"[36][37]
(Eduardo Falcocchio, Umberto Bertini)
Giorgio Consolini & Gino Latilla
1955 "Buongiorno tristezza"[38]
(Mario Ruccione, Giuseppe Fiorelli)
Claudio Villa & Tullio Pane
1956 "Aprite le finestre"[36]
(Virgilio Panzuti, Giuseppe Perotti)
Franca Raimondi
1957 "Corde della mia chitarra"[35]
(Mario Ruccione, Giuseppe Fiorelli)
Claudio Villa & Nunzio Gallo
1958 "Nel blu dipinto di blu"[39][40]
(Domenico Modugno, Franco Migliacci)
Domenico Modugno & Johnny Dorelli
1959 "Piove (Ciao, ciao bambina)"[36]
(Domenico Modugno, Dino Verde)
Domenico Modugno & Johnny Dorelli

Thập niên 1960

[sửa | sửa mã nguồn]
Ca sĩ người Brazil Roberto Carlos chiến thắng Nhạc hội Sanremo cùng với Sergio Endrigo vào năm 1968.
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ lớn, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
1960 "Romantica"[41]
(Renato Rascel, Dino Verde)
Tony Dallara & Renato Rascel
1961 "Al di là"[42]
(Carlo Donida, Mogol)
Betty Curtis & Luciano Tajoli
1962 "Addio, addio"[43]
(Domenico Modugno, Franco Migliacci)
Domenico Modugno & Claudio Villa
1963 "Uno per tutte"[44]
(Tony Renis, Alberto Testa, Mogol)
Tony Renis & Emilio Pericoli
1964 "Non ho l'età"[45]
(Nicola Salerno, Mario Panzeri, Giancarlo Colonnello)
Gigliola Cinquetti & Patricia Carli
1965 "Se piangi, se ridi"[46]
(Gianny Marchetti, Bobby Solo, Mogol)
Bobby Solo & The New Christy Minstrels
1966 "Dio, come ti amo"[47]
(Domenico Modugno)
Domenico Modugno & Gigliola Cinquetti
1967 "Non pensare a me"[48]
(Eros Sciorilli, Alberto Testa)
Claudio Villa & Iva Zanicchi
1968 "Canzone per te"[49]
(Sergio Endrigo, Luis Enriquez, Sergio Bardotti)
Sergio Endrigo & Roberto Carlos
1969 "Zingara"[50]
(Enrico Riccardi, Luigi Albertelli)
Bobby Solo & Iva Zanicchi

Thập niên 1970

[sửa | sửa mã nguồn]
Adriano Celentano và Claudia Mori chiến thắng Nhạc hội Sanremo năm 1970.
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ lớn, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
1970 "Chi non lavora non fa l'amore"[51]
(Adriano Celentano, Ferdinando De Luca, Luciano Beretta, Miki Del Prete)
Adriano Celentano & Claudia Mori
1971 "Il cuore è uno zingaro"[52]
(Claudio Mattone, Franco Migliacci)
Nada & Nicola Di Bari
1972 "I giorni dell'arcobaleno"[53]
(Nicola Di Bari, Piero Pintucci, Dalmazio Masini)
Nicola Di Bari
1973 "Un grande amore e niente più"[54]
(Peppino Di Capri, Claudio Mattone, Gianni Wright, Giuseppe Faiella, Franco Califano)
Peppino Di Capri
1974 "Ciao cara, come stai?"[55]
(Cristiano Malgioglio, Italo Ianne, Claudio Fontana, Antonio Ansoldi)
Iva Zanicchi
1975 "Ragazza del sud"[56]
(Rosangela Scalabrino)
Gilda
1976 "Non lo faccio più"[57]
(Salvatore De Pasquale, Fabrizio Berlincioni, Salvatore De Pasquale, Sergio Iodice)
Peppino Di Capri
1977 "Bella da morire"[58]
(Renato Pareti, Alberto Salerno)
Homo Sapiens
1978 "...E dirsi ciao!"[59]
(Piero Cassano, Carlo Marrale, Antonella Ruggiero, Salvatore Stellitta, Giancarlo Golzi)
Matia Bazar
1979 "Amare"[60]
(Sergio Ortone, Piero Soffici, Pietro Finà)
Mino Vergnaghi

Thập niên 1980

[sửa | sửa mã nguồn]
Anna Oxa chiến thắng Nhạc hội Sanremo năm 1989 cùng với Fausto Leali, biểu diễn bài hát "Ti lascerò". Cô cũng giành chiến thắng 10 năm sau với ca khúc "Senza pietà".
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ lớn, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
1980 "Solo noi"[61]
(Toto Cutugno)
Toto Cutugno
1981 "Per Elisa"[62]
(Franco Battiato, Giusto Pio, Alice Visconti)
Alice
1982 "Storie di tutti i giorni"[63]
(Riccardo Fogli, Maurizio Fabrizio, Guido Morra)
Riccardo Fogli
1983 "Sarà quel che sarà"[64]
(Maurizio Fabrizio, Roberto Ferri)
Tiziana Rivale
1984 "Ci sarà"[65]
(Dario Farina, Cristiano Minellono)
Al Bano & Romina Power
1985 "Se m'innamoro"[66]
(Dario Farina, Cristiano Minellono)
Ricchi e Poveri
1986 "Adesso tu"[67]
(Eros Ramazzotti, Piero Cassano, Adelio Cogliati)
Eros Ramazzotti
1987 "Si può dare di più"[68]
(Umberto Tozzi, Giancarlo Bigazzi, Raffaele Riefoli)
Gianni Morandi, Enrico Ruggeri & Umberto Tozzi
1988 "Perdere l'amore"[69]
(Marcello Marrocchi, Giampiero Artegiani)
Massimo Ranieri
1989 "Ti lascerò"[70]
(Franco Fasano, Fausto Leali, Franco Ciani, Fabrizio Berlincioni, Sergio Bardotti)
Anna Oxa & Fausto Leali

Thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]
Giorgia chiến thắng Nhạc hội Sanremo năm 1995. Năm 2001, cô đạt vị trí thứ hai trong cuộc thi với bài hát "Di sole e d'azzurro".
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ lớn, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
1990 "Uomini soli"[71]
(Valerio Negrini, Roby Facchinetti)
Pooh & Dee Dee Bridgewater
1991 "Se stiamo insieme"[72]
(Riccardo Cocciante, Mogol)
Riccardo Cocciante & Sarah Jane Morris
1992 "Portami a ballare"[73]
(Luca Barbarossa)
Luca Barbarossa
1993 "Mistero"[74]
(Enrico Ruggeri)
Enrico Ruggeri
1994 "Passerà"[75]
(Aleandro Baldi)
Aleandro Baldi
1995 "Come saprei"[76]
(Eros Ramazzotti, Vladimiro Tosetto, Adelio Cogliati, Giorgia Todrani)
Giorgia
1996 "Vorrei incontrarti fra cent'anni"[77]
(Rosalino Cellamare)
Ron with Tosca
1997 "Fiumi di parole"[78]
(Fabio Ricci, Alessandra Drusian, Carmela Di Domenico)
Jalisse
1998 "Senza te o con te"[79]
(Massimo Luca, Paola Palma)
Annalisa Minetti
1999 "Senza pietà"[80]
(Alberto Salerno, Claudio Guidetti)
Anna Oxa

Thập niên 2000

[sửa | sửa mã nguồn]
Elisa ra mắt trên sân khấu của Nhạc hội Sanremo 2001, nơi cô giành chiến thắng với bài hát "Luce (Tramonti a nord est)", đồng sáng tác với ca sĩ-người viết bài hát người Ý Zucchero. Đây là bài hát tiếng Ý đầu tiên của cô.
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ lớn, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
2000 "Sentimento"[81]
(Fausto Mesolella, Giuseppe D'Argenzio, Ferruccio Spinetti, Domenico Ciaramella, Giuseppe Servillo)
Piccola Orchestra Avion Travel
2001 "Luce (Tramonti a nord est)"[82]
(Elisa Toffoli, Adelmo Fornaciari)
Elisa
2002 "Messaggio d'amore"[83]
(Giancarlo Golzi, Piero Cassano)
Matia Bazar
2003 "Per dire di no"[84]
(Alberto Salerno, Alessia Aquilani)
Alexia
2004 "L'uomo volante"[85]
(Marco Masini)
Marco Masini
2005 "Angelo"[86]
(Francesco Renga, Maurizio Zapatini)
Francesco Renga
2006 "Vorrei avere il becco"[87]
(Giuseppe Povia)
Povia
2007 "Ti regalerò una rosa"[88]
(Simone Cristicchi)
Simone Cristicchi
2008 "Colpo di fulmine"[89]
(Gianna Nannini)
Giò Di Tonno & Lola Ponce
2009 "La forza mia"[90]
(Paolo Carta)
Marco Carta

Thập niên 2010

[sửa | sửa mã nguồn]
Emma Marrone, người chiến thắng Nhạc hội năm 2012 với ca khúc "Non è l'inferno"
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ lớn, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
2010 "Per tutte le volte che..."[91]
(Pierdavide Carone)
Valerio Scanu
2011 "Chiamami ancora amore"[92]
(Roberto Vecchioni, Claudio Guidetti)
Roberto Vecchioni
2012 "Non è l'inferno"[93]
(Francesco Silvestre, Enrico Palmosi, Luca Sala)
Emma
2013 "L'essenziale"[94]
(Marco Mengoni, Roberto Casalino, Francesco De Benedittis)
Marco Mengoni
2014 "Controvento"[95]
(Giuseppe Anastasi)
Arisa
2015 "Grande amore"[96]
(Francesco Boccia, Ciro Esposito)
Il Volo
2016 "Un giorno mi dirai"
(Saverio Grandi, Gaetano Curreri, Luca Chiaravalli)
Stadio
2017 "Occidentali's Karma"
(Francesco Gabbani, Filippo Gabbani, Fabio Ilacqua, Luca Chiaravalli)
Francesco Gabbani
2018 "Non mi avete fatto niente"
(Ermal Meta, Fabrizio Moro, Andrea Febo)
Ermal Meta & Fabrizio Moro
2019 "Soldi"
(Mahmood, Dardust, Charlie Charles)
Mahmood

Hạng mục Nghệ sĩ mới

[sửa | sửa mã nguồn]
Eros Ramazzotti là người đầu tiên chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ mới, vào năm 1984, với bài hát "Terra promessa". Anh cũng chiến thắng ở hạng mục Nghệ sĩ lớn năm 1986 với ca khúc "Adesso tu".

Thập niên 1980

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ mới, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
1984 "Terra promessa"[65]
(Eros Ramazzotti, Alberto Salerno, Renato Brioschi)
Eros Ramazzotti
1985 "Niente di più"[66]
(Pietro Magnini, Cavaros)
Cinzia Corrado
1986 "Grande grande amore"[67]
(Stefano D'Orazio, Maurizio Fabrizio)
Lena Biolcati
1987 "La notte dei pensieri"[68]
(Luigi Albertelli, Luigi Lopez, Michele Zarrillo)
Michele Zarrillo
1988 "Canta con noi"[69]
(Marco Battistini, Franco Sacco, Mino Reitano, Riccardo Bolognesi)
Future
1989 "Canzoni"[70]
(Amedeo Minghi)
Mietta

Thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]
Laura Pausini bắt đầu sự nghiệp vào năm 1993, với chiến thắng ở hạng mục Nghệ sĩ mới với "La solitudine".
Andrea Bocelli chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ mới tại Nhạc hội Sanremo năm 1994 với "Il mare calmo della sera".
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ mới, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
1990 "Disperato"[97]
(Marco Masini, Giancarlo Bigazzi, Giuseppe Dati)
Marco Masini
1991 "Le persone inutili"[98]
(Giuseppe Dati, Paolo Vallesi)
Paolo Vallesi
1992 "Non amarmi"[99]
(Aleandro Baldi, Giancarlo Bigazzi, Marco Falagiani)
Aleandro Baldi & Francesca Alotta
1993 "La solitudine"[100]
(Pietro Cremonesi, Angelo Valsiglio, Federico Cavalli)
Laura Pausini
1994 "Il mare calmo della sera"[101]
(Giampietro Felisatti, Gloria Nuti, Adelmo Fornaciari)
Andrea Bocelli
1995 "Le ragazze"[102]
(Claudio Mattone)
Neri per Caso
1996 "Non ci sto"[103]
(Claudio Mattone)
Syria
1997 "Amici come prima"[104]
(Paola Iezzi, Chiara Iezzi)
Paola e Chiara
1998 "Senza te o con te"[105]
(Massimo Luca, Paola Palma)
Annalisa Minetti
1999 "Oggi sono io"[106]
(Alex Britti)
Alex Britti

Thập niên 2000

[sửa | sửa mã nguồn]
Dolcenera chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ mới của Nhạc hội Sanremo năm 2003, với phần biểu diễn "Siamo tutti là fuori".
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ mới, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
2000 "Semplice sai"[107]
(Frank Minoia, Giovanna Bersola)
Jenny B
2001 "Stai con me (Forever)"[108]
(Stefano Borzi, Enzo Caterini, Sandro Nasuti)
Gazosa
2002 "Doppiamente fragili"[109]
(Marco Del Freo, David Marchetti)
Anna Tatangelo
2003 "Siamo tutti là fuori"[110]
(Emanuela Trane)
Dolcenera
2005 "Non credo nei miracoli"[111]
(Laura Bonometti, Mario Natale)
Laura Bono
2006 "Sole negli occhi"[112]
(Riccardo Maffoni)
Riccardo Maffoni
2007 "Pensa"[113]
(Fabrizio Mobrici)
Fabrizio Moro
2008 "L'Amore"[114]
(Luca Fainello, Roberto Tini, Diego Fainello)
Sonohra
2009 "Sincerità"[115]
(Giuseppe Anastasi, Maurizio Filardo, Giuseppe Mangiaracina)
Arisa

Thập niên 2010

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách những người chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ mới, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Bài hát Nghệ sĩ
2010 "Il linguaggio della resa"[116]
(Tony Maiello, Fio Zanotti, Fabrizio Ferraguzzo, Roberto Cardelli)
Tony Maiello
2011 "Follia d'amore"[117]
(Raphael Gualazzi)
Raphael Gualazzi
2012 "È vero (che ci sei)"[118]
(Matteo Bassi, Emiliano Bassi)
Alessandro Casillo
2013 "Mi servirebbe sapere"[119]
(Antonio Maggio)
Antonio Maggio
2014 "Nu juorno buono"
(Rocco Pagliarulo, Alessandro Merli, Fabio Clemente)
Rocco Hunt
2015 "Ritornerò da te"[120]
(Giovanni Caccamo)
Giovanni Caccamo
2016 "Amen"
(Fabio Illacqua, Francesco Gabbani)
Francesco Gabbani
2017 "Ora mai"[121]
(Raffaele Esposito, Rory Di Benedetto, Rosario Canale)
Lele
2018 "Il ballo delle incertezze"
(Niccolò Moriconi)
Ultimo
2019 "Centomila volte"
(Tony Maiello, Enrico Palmosi, Ivan Bentivoglio)
Einar
"Gioventù bruciata"
(Alessandro Mahmoud, Stefano Ceri)
Mahmood

Hạng mục khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách những người chiến thắng của các hạng mục khác, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả
Năm Hạng mục Bài hát Nghệ sĩ
1989 Nghệ sĩ sắp tới "Bambini"[122]
(Roberto Righini, Alfredo Rizzo)
Paola Turci
2009 Sanremofestival.59 (cuộc thi trực tuyến) "Buongiorno gente"[123]
(Annamaria Lequile, Luca Rustici)
Ania

Giải thưởng "Mia Martini" của các nhà phê bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạng mục Nghệ sĩ lớn và Nghệ sĩ mới

[sửa | sửa mã nguồn]
Mia Martini là người đầu tiên chiến thắng giải thưởng của các nhà phê bình vào năm 1982. Giải thưởng này sau đó được đổi tên theo tên của cô.
Fiorella Mannoia thắng giải thưởng của các nhà phê bình vào năm 1987 và 1988.
Malika Ayane thắng giải thưởng của các nhà phê bình vào các năm 2010 và 2015, lần lượt với các bài hát "Ricomincio da qui" và "Adesso e qui (nostalgico presente)".
Raphael Gualazzi thắng giải thưởng của các nhà phê bình ở hạng mục Nghệ sĩ mới vào năm 2011, với bài hát "Follia d'amore".
Danh sách những người thắng cuộc, với tựa đề của bài hát được biểu diễn và tác giả[124]
Năm Hạng mục Nghệ sĩ lớn Hạng mục Nghệ sĩ mới
1982 "E non finisce mica il cielo" – Mia Martini[125]
(Ivano Fossati)
1983 "Vacanze romane" – Matia Bazar
(Carlo Marrale, Giancarlo Golzi)
1984 "Per una bambola" – Patty Pravo
(Maurizio Monti)
"La fenice" – Santandrea
(Riccardo Cocciante, Rodolfo Santandrea)
1985 "Souvenir" – Matia Bazar
(Aldo Stellita, Carlo Marrale, Sergio Cossu)
"Il viaggio" – Mango
(Giuseppe Mango)
"Bella più di me" – Cristiano De André
(Roberto Ferri, Cristiano De André, Franco Mussida)
1986 "Rien ne va plus" – Enrico Ruggeri
(Enrico Ruggeri)
"Grande grande amore" – Lena Biolcati
(Stefano D'Orazio, Maurizio Fabrizio)
1987 "Quello che le donne non dicono" – Fiorella Mannoia
(Enrico Ruggeri, Luigi Schiavone)
"Primo tango" – Paola Turci
(Gaio Chiocchio, Mario Castelnuovo, Roberto Righini)
1988 "Le notti di maggio" – Fiorella Mannoia
(Ivano Fossati)
"Sarò bellissima" – Paola Turci
(Gaio Chiocchio, Roberto Righini)
1989 "Almeno tu nell'universo" – Mia Martini
(Bruno Lauzi, Maurizio Fabrizio)
"Canzoni" – Mietta
(Amedeo Minghi)
1990 "La nevicata del '56" – Mia Martini & Mijares
(Carla Vistarini, Franco Califano, Massimo Cantini, Luigi Lopez)
"Disperato" – Marco Masini
(Marco Masini, Giancarlo Bigazzi, Giuseppe Dati)
1991 "La fotografia" – Enzo Jannacci & Ute Lemper
(Enzo Jannacci)
"L'uomo che ride" – Timoria
(Omar Pedrini)
1992 "Pe' dispietto" – Nuova Compagnia di Canto Popolare
(Corrado Sfogli, Paolo Raffone, Carlo Faiello)
"Zitti zitti (Il silenzio è d'oro)" – Aereoplanitaliani
(Alessio Bertallot, Roberto Vernetti, Francesco Nemola)
1993 "Dietro la porta" – Cristiano De André
(Daniele Fossati, Cristiano De André)
"A piedi nudi" – Angela Baraldi
(Angela Baraldi, Marco Bertoni, Enrico Serotti)
1994 "Signor tenente" – Giorgio Faletti
(Giorgio Faletti)
"I giardini d'Alhambra" – Baraonna
(Fulvio Caporale, Vito Caporale)
1995 "Come saprei" – Giorgia
(Eros Ramazzotti, Giorgia Todrani, Vladimiro Tosetto, Adelio Cogliati)
"Le voci di dentro" – Gloria
(Giovanni Nuti, Celso Valli, Paolo Recalcati)
1996 "La terra dei cachi" – Elio e le Storie Tese
(Stefano Belisari, Rocco Tanica, Cesareo, Faso)
"Al di là di questi anni" – Marina Rei[126]
(Frank Minoia, Marina Rei)
1997 "E dimmi che non vuoi morire" – Patty Pravo
(Vasco Rossi, Gaetano Curreri, Roberto Ferri)
"Capelli" – Niccolò Fabi[127]
(Cecilia Dazzi, Niccolò Fabi, Riccardo Sinigallia)
1998 "Dormi e sogna" – Piccola Orchestra Avion Travel
(Domenico Ciaramella, Giuseppe D'Argenzio, Fausto Mesolella, Mario Tronco, Ferruccio Spinetti, Francesco Servillo)
"Senza confini" – Eramo & Passavanti[128]
(Pino Romanelli, Bungaro)
1999 "Aria" – Daniele Silvestri
(Daniele Silvestri)
"Rospo" – Quintorigo[129]
(Andrea Costa, Massimo De Leonardis, Valentino Bianchi, Gionata Costa)
2000 "Replay" – Samuele Bersani
(Samuele Bersani, Giuseppe D'Onghia)
"Noël" – Lythium[130]
(Stefano Piro)
"Semplice sai" – Jenny B[130]
(Frank Minoia, Giovanna Bersola)
2001 "Luce (Tramonti a nord est)" – Elisa
(Elisa Toffoli, Adelmo Fornaciari)
"Raccontami" – Francesco Renga[131]
(Francesco Renga, Umberto Iervolino)
"Il signor domani" – Roberto Angelini[131]
(Roberto Angelini)
2002 "Salirò" – Daniele Silvestri[132]
(Daniele Silvestri)
"La marcia dei santi" – Archinuè[133]
(Francesco Sciacca)
2003 "Tutto quello che un uomo" – Sergio Cammariere
(Roberto Kunstler, Sergio Cammariere)
"Lividi e fiori" – Patrizia Laquidara[110]
(Giuseppe Romanelli, Patrizia Laquidara)
2004 "Crudele" – Mario Venuti
(Mario Venuti, Kaballà)
2005 "Colpevole" – Nicola Arigliano
(Franco Fasano, Gianfranco Grottoli, Andrea Vaschetti)
2006 "Un discorso in generale" – Noa, Carlo Fava & Solis String Quartet
(Carlo Fava, Gianluca Martinelli)
2007 "Ti regalerò una rosa" – Simone Cristicchi
(Simone Cristicchi)
"Pensa" – Fabrizio Moro[134]
(Fabrizio Mobrici)
2008 "Vita tranquilla" – Tricarico
(Francesco Tricarico)
"Para parà rara" – Frank Head[114]
(Francesco Testa, Domenico Cardella)
2009 "Il paese è reale" – Afterhours
(Manuel Agnelli, Giorgio Ciccarelli, Rodrigo D'Erasmo, Enrico Gabrielli, Giorgio Prete, Roberto Dell'Era)
"Sincerità" – Arisa[135]
(Giuseppe Anastasi, Maurizio Filardo, Giuseppe Mangiaracina)
2010 "Ricomincio da qui" – Malika Ayane[91]
(Malika Ayane, Pacifico, Ferdinando Arnò)
"L'uomo che amava le donne" – Nina Zilli[136]
(Maria Chiara Fraschetta, Giuseppe Rinaldi)
2011 "Chiamami ancora amore" – Roberto Vecchioni[137]
(Roberto Vecchioni, Claudio Guidetti)
"Follia d'amore" – Raphael Gualazzi[138]
(Raphael Gualazzi)
2012 "Un pallone" – Samuele Bersani[139]
(Samuele Bersani)
"Nella vasca da bagno del tempo" – Erica Mou[140]
(Erica Musci)
2013 "La canzone mononota" – Elio e le Storie Tese[141]
(Stefano Belisari, Sergio Conforti, Davide Civaschi, Nicola Fasani)
"Il postino (amami uomo)" – Renzo Rubino[142]
(Renzo Rubino, Andrea Rodini)
2014 "Invisibili" – Cristiano De André[95]
(Fabio Ferraboschi, Cristiano De André)
"Senza di te" – Zibba[143]
(Sergio Vallarino, Andrea Balestrieri)
2015 "Adesso e qui (nostalgico presente)" – Malika Ayane[144]
(Malika Ayane, Pacifico, Giovanni Caccamo, Alessandra Flora)
"Ritornerò da te" – Giovanni Caccamo[145]
(Giovanni Caccamo)
2016 "Cieli immensi" – Patty Pravo[146]
(Fortunato Zampaglione)
"Amen" – Francesco Gabbani[147]
(Fabio Ilacqua, Francesco Gabbani)
2017 "Vietato Morire" - Ermal Meta
(Ermal Meta)
"Canzone per Federica" - Maldestro
(Antonio Prestieri)
2018 "Almeno pensami" - Ron
(Lucio Dalla)
"Specchi rotti" - Alice Caioli
(Alice Caioli, Paolo Muscolino)
2019 "Argentovivo" - Daniele Silvestri
(Daniele Silvestri, Tarek Iurcich, Manuel Agnelli, Fabio Rondanini)

Các ca sĩ song ca nước ngoài tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Louis Armstrong tham gia Nhạc hội năm 1968.

Các nghệ sĩ tiêu biểu của giai đoạn này bao gồm:

Dẫn chương trình

[sửa | sửa mã nguồn]
Pippo Baudo giới thiệu tiết mục tại Nhạc hội Sanremo lần thứ 13.

Nhạc hội Sanremo đầu tiên có người dẫn chương trình là Nunzio Filogamo. Ông cũng là dẫn chương trình của ba kì Nhạc hội kế tiếp. Năm 2003, Pippo Baudo lần thứ 11 trở thành người dẫn chương trình của Nhạc hội, cân bằng kỷ lục trước đó của Mike Bongiorno.[157] Ông sau đó giữ kỷ lục này với việc dẫn chương trình cho Nhạc hội vào các năm 2007 và 2008.[158]

Dưới đây là danh sách đầy đủ những người dẫn chương trình qua các kì Nhạc hội:[159]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]
Povia tại Nhạc hội Sanremo 2007.

Năm 2009, bài hát "Luca era gay" (tiếng Việt: Luca Là Gay), được viết và thể hiện bởi Povia, bị nhiều tổ chức của người đồng tính nam cho là một bài hát chống lại người đồng tính nam.[163] Tranh cãi cũng nổ ra do tên nhân vật trong bài hát: theo Aurelio Mancuso, chủ tịch của Arcigay, tên này ám chỉ đến Luca Tolvi, người khẳng định rằng Joseph Nicolosi đã chữa việc đồng tính cho anh.[164] Povia phủ nhận ý kiến này và khẳng định rằng bài hát nói về một người đàn ông anh gặp trên một chuyến tàu có tên thật là Massimiliano.[165] Bài hát đạt vị trí thứ nhì chung cuộc trong Nhạc hội năm đó.[166]

Chuyện bên lề

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong The Talented Mr. Ripley của Patricia Highsmith và các bộ phim chuyển thể, Dickie Greenleaf mời Tom Ripley đến Nhạc hội Sanremo để thưởng thức một chút nhạc jazz, như là một cử chỉ từ biệt trước khi đưa Ripley đi theo đường của anh. Các sự kiện tiếp sau tại Sanremo có ảnh hưởng lớn đến các nhân vật.
  • Năm 1960, huyền thoại nhạc pop tương lai của Ý Mina Mazzini ra mắt tại Sanremo.[167] Cuộc thi ca hát này đã giúp bắt đầu sự nghiệp của cô.
  • Bài hát "Perdere l'amore" được Gianni Nazzaro đề xuất vào năm 1987 và bị loại khỏi danh sách bài hát công chiếu sơ bộ. Một năm sau, bài hát được đề xuất bởi Massimo Ranieri và chiến thắng cuộc thi.[168]
  • Năm 1990, Patty Pravo từ chối cơ hội tham gia Nhạc hội Sanremo với bài hát "Donna con te", sau này được Anna Oxa thể hiện trong Nhạc hội.[169]
  • Năm 2007, bài hát "Bruci la città" bị loại bỏ trong quá trình công chiếu, chủ yếu do quyết định của chỉ đạo nghệ thuật cuộc thi năm đó Pippo Baudo, người sau đó giải thích rằng quyết định được đưa ra do chất lượng kém của bản mẫu nhận được.[170] Tuy nhiên, bài hát sau đó được phát hành bởi Irene Grandi và trở thành một trong số những hit lớn nhất của cô.[171]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mario Luzzatto Fegiz (ngày 3 tháng 2 năm 2003). “Così finisce l' era della vecchia gara”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ Yiorgos Kasapoglou (ngày 27 tháng 2 năm 2007). “Sanremo Music Festival kicks off tonight”. www.esctoday.com. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ Giovanni De Luna (ngày 5 tháng 2 năm 2011). “Quante Italie racconta Sanremo”. La Stampa. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ “Festival di Sanremo, fotostoria in bianco e nero - Sanremo 1955, il Festival è trasmesso per la prima volta in tv”. Panorama (bằng tiếng Ý). ngày 17 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ “1955: Sanremo anche da guardare” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ “Festival della Canzone Italiana” (bằng tiếng Ý). www.aristonsanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ “Dal casinò oggi il lancio del Festival”. La Stampa (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ 6 Tháng sáu năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  8. ^ a b c d e Paolo Gallori. “Anno per anno la storia del Festival”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  9. ^ “Biografia di Andrea Bocelli” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  10. ^ Sandra Cesarale (ngày 7 tháng 7 năm 2003). “Il principe De Gregori e la regina Giorgia”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  11. ^ Federica Palladini (ngày 15 tháng 2 năm 2011). “Laura Pausini: nuovo album portafortuna”. Elle. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  12. ^ Mario Luzzatto Fegiz (ngày 20 tháng 9 năm 1993). “Com'è cresciuto il piccolo Eros”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  13. ^ Paolo Gallori. “I protagonisti storici del Festival di Sanremo”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  14. ^ a b “Festival di Sanremo - La storia: 1951-1960” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  15. ^ Luca Pollini (ngày 12 tháng 2 năm 2010). “Sanremo Story”. GQ Italia (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  16. ^ a b “Il Festival di Sanremo - Dagli esordi agli anni Settanta”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  17. ^ Timisoara Pinto. “Festival di Sanremo 1953. I vincitori” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  18. ^ “Sanremo 1955 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2012.
  19. ^ Dario Salvatori, Maria Cristina Zoppa. “Sanremo 1964. L'età e Gigliola, Renis e i sorrisi” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  20. ^ “Il quindicesimo Festival di Sanremo”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 28 tháng 1 năm 1965. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  21. ^ “Festival di Sanremo - La storia: 1971-1980” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  22. ^ “Sanremo 1977 - Storia e storie del Festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  23. ^ “Sanremo 2010: l'Ariston e i 60 anni di Festival” (bằng tiếng Ý). Rockol.it. ngày 16 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  24. ^ “Sanremo, il festival emigrerà al Palafiori”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 29 tháng 11 năm 1989. tr. 34.
  25. ^ a b “Il Festival di Sanremo - Dagli anni Ottanta ad oggi”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  26. ^ Pippo Augliera (ngày 10 tháng 2 năm 2012). “A Sanremo 2012 il Premio della Critica - intitolato a Mia Martini dal '96 - compie 30 anni” (bằng tiếng Ý). Musicalnews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  27. ^ “Sanremo 1989 - Storia e storie del Festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  28. ^ Gloria Pozzi, Mauro Luzzato Fegiz (ngày 31 tháng 7 năm 1998). “Sanremo, retromarcia: big e giovani divisi”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). tr. 31. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  29. ^ “Sanremo, ecco il progetto-Renis. Big e giovani tutti insieme”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 11 tháng 11 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  30. ^ “La giuria prepara la lista e il pubblico sceglie il vincitore”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 21 tháng 2 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  31. ^ “Sanremo 2006: sarà ancora il pubblico (col televoto) a scegliere i vincitori” (bằng tiếng Ý). Rockol.it. ngày 14 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  32. ^ “Ecco il Festival di Baudo: ritorni e attese”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 26 tháng 2 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  33. ^ “Sanremo: Il nuovo regolamento, in gara 15 Artisti e 8 Proposte 2009” (bằng tiếng Ý). Adnkronos. ngày 20 tháng 11 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2012.
  34. ^ a b Ernesto Assante (ngày 13 tháng 3 năm 2011). “Addio a Nilla Pizzi con la sua voce fece cantare l'Italia”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  35. ^ a b “Il Festival di Sanremo - I vincitori degli anni '50” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  36. ^ a b c “Festival di Sanremo del 1954” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  37. ^ Paolo Gallori (ngày 20 tháng 2 năm 1999). “La storia del Festival - Gli anni Cinquanta e Sessanta”. la Repubblica. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  38. ^ “16 Years of Songs”. Billboard: 56. ngày 4 tháng 2 năm 1967.
  39. ^ “Domenico Modugno; Recorded 'Volare'. Los Angeles Times. ngày 9 tháng 8 năm 1994. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  40. ^ Andrea Silenzi (ngày 21 tháng 2 năm 1998). “1958: con Domenico Modugno Sanremo comincia a Volare” (bằng tiếng Ý). la Repubblica. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  41. ^ Franco Tettamanti (ngày 9 tháng 3 năm 2011). “1957, Tony Dallara il principe degli urlatori”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  42. ^ “Festival di Sanremo del 1961” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  43. ^ “Sanremo 1962 - Storia e storie del Festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  44. ^ “Festival di Sanremo del 1963” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  45. ^ “Festival di Sanremo del 1964” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2002. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  46. ^ “Sanremo 1965 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  47. ^ “Sanremo 1966 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  48. ^ “Sanremo 1967 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  49. ^ “Sanremo 1968 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  50. ^ “Sanremo 1969 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  51. ^ “Sanremo 1970 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  52. ^ “Sanremo 1971 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  53. ^ “Sanremo 1972 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  54. ^ “Sanremo 1973 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  55. ^ “Sanremo 1974 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  56. ^ “Sanremo 1975 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  57. ^ “Sanremo 1976 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  58. ^ “Sanremo 1977 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  59. ^ “Sanremo 1978 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  60. ^ “Sanremo 1979 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  61. ^ “Festival di Sanremo del 1980” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  62. ^ “Sanremo 1981 - Storia e storie del festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  63. ^ “Festival di Sanremo 1982. I vincitori” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  64. ^ “Festival di Sanremo del 1983” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2002. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  65. ^ a b “Festival di Sanremo del 1984” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  66. ^ a b “Festival di Sanremo del 1985” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  67. ^ a b “Festival di Sanremo del 1986” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  68. ^ a b “Festival di Sanremo del 1987” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  69. ^ a b “Festival di Sanremo del 1988” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  70. ^ a b “Festival di Sanremo del 1989” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  71. ^ Maria Pia Fusco (ngày 4 tháng 3 năm 1990). “Pooh e Dee Dee in trionfo”. la Repubblica. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  72. ^ “Sanremo - 50 anni di storia - 1991 - Se stiamo insieme”. la Repubblica. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  73. ^ Mario Luzzatto Fegiz (ngày 2 tháng 3 năm 1992). “Mamma, mormora ancora Sanremo”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  74. ^ Maria Pia Fusco (ngày 28 tháng 2 năm 1993). “Sanremo: vince Ruggeri”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  75. ^ Maria Pia Fusco (ngày 27 tháng 2 năm 1995). “Vincono Baldi e Bocelli”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  76. ^ Valerio Cappelli (ngày 5 tháng 3 năm 1995). “Giorgia, la cantante della porta accanto va in Campidoglio”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  77. ^ Gino Castaldo (ngày 25 tháng 2 năm 1996). “Sanremo, la vittoria è di Ron”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  78. ^ “Per i Jalisse dopo la vittoria al Festival, i veleni”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 24 tháng 2 năm 1997. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  79. ^ Mario Luzzatto Fegiz, Maria Volpe (ngày 1 tháng 3 năm 1998). “La Minetti conquista Sanremo”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  80. ^ Maria Pia Fusco (ngày 28 tháng 2 năm 1999). “Anna Oxa regina a Sanremo”. la Repubblica. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  81. ^ “Sanremo Big, ecco la classifica completa” (bằng tiếng Ý). Rockol.it. ngày 27 tháng 2 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2012.
  82. ^ “Sanremo, Elisa batte Giorgia e vince il Festival delle donne”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 4 tháng 3 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  83. ^ “Successo annunciato: il Festival ai Matia Bazar”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 10 tháng 3 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2011.
  84. ^ “Alexia batte Alex nella volata di Sanremo”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 9 tháng 3 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  85. ^ “L'Uomo volante di Masini conquista Sanremo”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  86. ^ Andrea Laffranchi (ngày 7 tháng 3 năm 2005). “Una canzone per la figlia (l' amore che fa vincere)”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  87. ^ “Il Festival a Povia, vince la poesia del piccione”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 5 tháng 3 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2012.
  88. ^ Alessandra Vitali. “Sanremo, il trionfo di Cristicchi e Al Bano si prende la rivincita”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  89. ^ “Trionfano Giò di Tonno e Lola Ponce”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 1 tháng 3 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2013.
  90. ^ Stefano Mannucci (ngày 22 tháng 2 năm 2009). “Vince il talento di Amici”. Il Tempo (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  91. ^ a b “Valerio Scanu è il vincitore di Sanremo. Pubblico in rivolta per gli eliminati”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 20 tháng 2 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  92. ^ “Professore conquista il Festival: "Non me l'aspettavo mai....". Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). ngày 19 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  93. ^ Alessandra Vitali (ngày 19 tháng 2 năm 2012). “Torna Celentano, vince Emma. Il podio è rosa, con Arisa e Noemi”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012.
  94. ^ “Sanremo, vince Mengoni”. La Stampa (bằng tiếng Ý). ngày 17 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  95. ^ a b Alessandra Vitali (ngày 23 tháng 2 năm 2014). “Sanremo, vince Mengoni”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  96. ^ “Il Volo conquista Sanremo”. Agenzia Nazionale Stampa Associata. ngày 15 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  97. ^ “Festival di Sanremo del 1990” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  98. ^ “Festival di Sanremo del 1991” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  99. ^ “Festival di Sanremo del 1992” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  100. ^ “Festival di Sanremo del 1993” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  101. ^ “Festival di Sanremo del 1994” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  102. ^ “Festival di Sanremo del 1995” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  103. ^ “Festival di Sanremo del 1996” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  104. ^ “Festival di Sanremo del 1997” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  105. ^ “Festival di Sanremo del 1998” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  106. ^ “Festival di Sanremo del 1999” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  107. ^ “Festival di Sanremo del 2000” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  108. ^ “Festival di Sanremo del 2001” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  109. ^ “Festival di Sanremo del 2002” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  110. ^ a b “Festival di Sanremo del 2003” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  111. ^ “Festival di Sanremo del 2005” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  112. ^ “Festival di Sanremo del 2006” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  113. ^ “Festival di Sanremo del 2007” (bằng tiếng Ý). www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  114. ^ a b Alessandro Vitali (ngày 29 tháng 2 năm 2008). “Giovani, vincono i Sonohra e Jovanotti viola la par condicio” (bằng tiếng Ý). la Repubblica. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  115. ^ “Arisa conquista il Festival” (bằng tiếng Ý). la Repubblica. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  116. ^ Mariella Accardo (ngày 22 tháng 2 năm 2010). “Il Sanremo di Tony Maiello: "Il calore di Castellammare mi ha scaldato il cuore". Corriere del Mezzogiorno (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  117. ^ “Sanremo: con Raphael Gualazzi al festival torna a vincere Caterina Caselli” (bằng tiếng Ý). Adnkronos. ngày 19 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  118. ^ Andrea Conti (ngày 18 tháng 2 năm 2012). “Alessandro Casillo: Così ho vinto Sanremo”. TGCOM (bằng tiếng Ý). Mediaset. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012.
  119. ^ Alessandra Vitali (ngày 16 tháng 2 năm 2013). “Festival di Sanremo vintage. Giovani, vince Antonio Maggio”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  120. ^ Alessandra Vitali (ngày 14 tháng 2 năm 2015). “Sanremo, escono Tatangelo, Raf, Fabian, Biggio&Mandelli. Caccamo vince le Nuove proposte”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2015.
  121. ^ Alessandra Vitali (ngày 10 tháng 2 năm 2017). “Sanremo, Lele vincitore dei Giovani. Campioni, quattro tornano a casa”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2017.
  122. ^ “Sanremo 1989 - Storia e storie del Festival” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  123. ^ Nino Marchesano (ngày 21 tháng 2 năm 2009). “Silvia, Ania e Simona la prima volta al Festival”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  124. ^ “I vincitori del Premio della Critica” (bằng tiếng Ý). Agenzia Nazionale Stampa Associata. ngày 19 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  125. ^ “Festival di Sanremo: La storia: 1981-1990” (bằng tiếng Ý). RAI. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  126. ^ “Sanremo: Alla Rei il premio della critica” (bằng tiếng Ý). Adnkronos. ngày 23 tháng 2 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  127. ^ Mario Luzzatto Fegiz (ngày 22 tháng 2 năm 1997). “Paola e Chiara: due sorelline conquistano Sanremo”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  128. ^ “Tre premi qualità agli Avion Travel”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 1 tháng 3 năm 1998. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  129. ^ “Brevi”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 27 tháng 2 năm 1999. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  130. ^ a b Mario Luzzatto Fegiz, Gloria Pozzi (ngày 26 tháng 2 năm 2000). “Sanremo, primo verdetto: tra i giovani trionfa Jenny B.”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  131. ^ a b Dario Olivero (ngày 2 tháng 3 năm 2001). “Giovani, il trionfo dei Gazosa”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  132. ^ “La critica incorona Silvestri. Premiato Nino D'Angelo”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2002.
  133. ^ Gloria Pozzi (ngày 9 tháng 3 năm 2002). “Gli Archinuè premiati dai critici del Festival”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  134. ^ Alessandra Vitali (ngày 2 tháng 3 năm 2007). “Giovani, il vincitore è Fabrizio Moro. A Penelope Cruz l'Oscar di Pippo”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  135. ^ Alessandra Vitali (ngày 21 tháng 2 năm 2009). “Arisa nel paese delle meraviglie: Ho vinto grazie a mamma e papà”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  136. ^ Pierluigi Pisa, Alessandra Vitali (ngày 19 tháng 2 năm 2010). “Nina fra l'Ariston e Etta James. E pensare che mi volevano suora”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  137. ^ “Sanremo: a Roberto Vecchioni il premio della critica Mia Martini” (bằng tiếng Ý). Adnkronos. ngày 19 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  138. ^ Luca Dondoni (ngày 20 tháng 2 năm 2011). “Raphael Gualazzi: il mio sogno? Rendere popolare il jazz”. La Stampa (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  139. ^ Matteo Cruccu (ngày 19 tháng 2 năm 2012). “Emma trionfa al Festival delle donne. Fischiato Celentano. Share al 50 %”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012.
  140. ^ Michela Tamburrino (ngày 18 tháng 2 năm 2012). “Il Festival di Sanremo acclama Siani e premia il teenager Alessandro Casillo”. La Stampa (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012.
  141. ^ “Sanremo 2013: il premio della critica a Elio e le Storie Tese” (bằng tiếng Ý). Rockol.it. ngày 17 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  142. ^ “Sanremo: Renzo Rubino vince il premio della critica 'Mia Martini' per la sezione Giovani”. Libero (bằng tiếng Ý). ngày 15 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  143. ^ “Sanremo Giovani, vince Rocco Hunt "Zibba, vero autore", il commento di Tortarolo”. Il Secolo XIX (bằng tiếng Ý). ngày 21 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  144. ^ “Sanremo 2015: Malika Ayane vince il premio della critica”. TV Sorrisi e Canzoni (bằng tiếng Ý). ngày 14 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  145. ^ “Sanremo, la quarta serata. Giovanni Caccamo vince tra le Nuove Proposte”. Ansa (bằng tiếng Ý). ngày 14 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2015.
  146. ^ Paola Italiano, Francesco Zaffarano (ngày 13 tháng 2 năm 2016). “A Sanremo 2016 trionfano gli Stadio: Lo stesso brano era stato scartato l'anno scorso”. La Stampa (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  147. ^ Massimo Longoni (ngày 13 tháng 2 năm 2016). “Festival di Sanremo 2016, Francesco Gabbani vince nelle Nuove proposte”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  148. ^ “Sanremo - 50 anni di storia - 1964: Non ho l'età”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  149. ^ “Sanremo 1964 (14a Edizione)” (bằng tiếng Ý). HitParadeItalia.it. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  150. ^ “Francis, Connie”. Treccani. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  151. ^ a b c “Sanremo 1965 (15a Edizione)” (bằng tiếng Ý). HitParadeItalia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  152. ^ a b “Sanremo 1966 (16a Edizione)” (bằng tiếng Ý). HitParadeItalia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  153. ^ “Sanremo 1967 (17a Edizione)” (bằng tiếng Ý). HitParadeItalia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  154. ^ a b c d e “Sanremo 1968 (18a Edizione)” (bằng tiếng Ý). HitParadeItalia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  155. ^ a b “Sanremo 1969 (19a Edizione)” (bằng tiếng Ý). HitParadeItalia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  156. ^ “Sanremo 1971 (21a Edizione)” (bằng tiếng Ý). HitParadeItalia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  157. ^ Mario Luzzatto Fegiz (ngày 2 tháng 3 năm 2003). “Venti big in gara e tre favoriti: Britti, Alexia, Zanicchi”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2012.
  158. ^ “Sanremo 2008, P&P pronti al via 'Dura più del governo di centrosinistra'. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 29 tháng 1 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2010.
  159. ^ Mario Guglielmi (ngày 14 tháng 2 năm 2011). “Festival di Sanremo, tutti i presentatori delle 61 edizioni della rassegna canora” (bằng tiếng Ý). www.riviera24.it. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  160. ^ a b “Tutti i conduttori del Festival di Sanremo”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  161. ^ “Troppi capricci, Tamara. La Ecclestone cacciata da Sanremo”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 20 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2012.
  162. ^ “Sanremo, Luciana Littizzetto ha detto sì a Fabio Fazio” (bằng tiếng Ý). TG1. RAI. ngày 1 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  163. ^ Steve Paxton (ngày 30 tháng 12 năm 2008). “Sanremo 2009: Singers, Songs and Controversy”. www.eurovisinoary.com. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  164. ^ “Arcigay contro il Luca di Povia”. TGCOM (bằng tiếng Ý). ngày 23 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  165. ^ “Povia: "ecco chi è il vero Luca" (bằng tiếng Ý). mentelocale.it. ngày 10 tháng 4 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  166. ^ Mario Luzzatto Fegiz (ngày 22 tháng 2 năm 2009). “Trionfa Carta”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  167. ^ “Festival di Sanremo 1960 - TV Sorrisi e Canzoni”. sorrisi.com. ngày 27 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2018.
  168. ^ “Festival di Sanremo -L'Anno 1988”. www.festival.vivasanremo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2018.
  169. ^ Patty Pravo Biography Lưu trữ 2008-12-11 tại Wayback Machine
  170. ^ “Sanremo, i primi nomi”. TGCOM (bằng tiếng Ý). ngày 27 tháng 8 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  171. ^ Gigi Vesigna (ngày 21 tháng 2 năm 2010). “Irene sbanca Sanremo”. Famiglia Cristiana (bằng tiếng Ý). Edizioni San Paolo.
  172. ^ "Adele, Coldplay Lead BRIT Award Nominations" Lưu trữ 2014-07-01 tại Wayback Machine. Rolling Stone. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012
  173. ^ "Canada's Juno Awards: An Appraisal".Billboard ngày 7 tháng 4 năm 1973. p.56. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012
  174. ^ Italia, Rolling Stone. “Perché i Grammy Award non sono Sanremo”. rollingstone.it. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Historic rock festival