Bước tới nội dung

Nhà hát vòng tròn của El Jem

35°17′47″B 10°42′25″Đ / 35,296388888889°B 10,706944444445°Đ / 35.296388888889; 10.706944444445
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà hát vòng tròn của El Jem
Di sản thế giới UNESCO
Bên trong Nhà hát vòng tròn của El Jem
Vị tríThysdrus, El Djem, Mahdia, Tunisia
Tiêu chuẩnVăn hóa: (iv), (vi)
Tham khảo38bis
Công nhận1979 (Kỳ họp 3)
Mở rộng2010
Diện tích1,37 ha (0,0053 dặm vuông Anh)
Vùng đệm26,42 ha (0,1020 dặm vuông Anh)
Tọa độ35°17′47″B 10°42′25″Đ / 35,296388888889°B 10,706944444445°Đ / 35.296388888889; 10.706944444445
Nhà hát vòng tròn của El Jem trên bản đồ Tunisia
Nhà hát vòng tròn của El Jem
Vị trí của Nhà hát vòng tròn của El Jem tại Tunisia

Nhà hát vòng tròn của El Jem là một đài vòng hình bầu dục nằm ở thành phố El Djem, Tunisia, trước đây là Thysdrus thuộc tỉnh Proconsularis. Nó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1979.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình này được xây dựng vào khoảng năm 238 sau Công nguyên tại Thysdrus thuộc tỉnh Proconsularis của Đế quốc La Mã, ngày nay là thành phố El Djem của Tunisia. Đây là một trong những tàn tích đá La Mã được bảo tồn tốt nhất thế giới và là duy nhất tại châu Phi. Như nhiều nhà hát vòng tròn La Mã khác, nó được xây dựng để tổ chức các sự kiện dự khán và là một trong số những nhà hát vòng tròn La Mã lớn nhất trên thế giới. Ước tính sức chứa lên tới 35.000 người với kích thước hai trục lần lượt là 148 mét (486 ft) và 122 mét (400 ft). Nhà hát được xây dựng bằng các khối đá trên khu vực đất bằng phẳng và được bảo tồn đặc biệt tốt.[1]

Công trình hiện tại còn tồn tại là nhà hát vòng tròn thứ ba được xây dựng trên cùng một địa điểm. Vào thời Trung cổ, nó đóng vai trò như là một pháo đài và dân chúng tìm nơi trú ẩn ở đây trong các cuộc tấn công của những kẻ phá hoại vào năm 430 và những người Ả Rập vào năm 647. Năm 1695, trong cuộc cách mạng ở Tunis, Mohamed Bey El Mouradi đã mở một trong những bức tường để ngăn chặn sự kháng cự của những người theo anh trai Ali Bey al-Muradi, người đã tập trung bên trong nhà hát.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Amphitheatre of El Jem”. UNESCO. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ Nossov, Konstantin (2011). Gladiator: The Complete Guide to Ancient Rome's Bloody Fighters. Rowman & Littlefield. tr. 129–130. ISBN 9780762777334.