Bước tới nội dung

Tây Ngụy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhà Tây Ngụy)
Tây Ngụy

西魏
535–557
  Lương
  Đông Ngụy
  Tây Ngụy.
  Thổ Dục Hồn.
  Nhu Nhiên.
Hoàng tộcNguyên (sau này đổi tên thành gia tộc Đo Bạt)
Quân chủ3
• 535-551
Tây Ngụy Văn Đế
• 552-554
Tây Ngụy Phế Đế
• 554-556
Tây Ngụy Cung Đế
Sự kiện
• 535
Thành lập
• 536-537
Trận Tiểu Quan
• 537
Trận Sa Uyển
• 538
Trận Hà Kiều
• 543
Trận Mang Sơn (543)
• 546
Trận Ngọc Bích
• 557
Triều đại diệt vong
Diện tích1.300.000 km²()
Tiền thân
Kế tục
Bắc Ngụy
Bắc Chu
Các triều đại Nam-Bắc triều
(420-589)
Nam triều: Bắc triều:

Lưu Tống
Nam Tề
Lương
Trần

Bắc Ngụy
Đông Ngụy
Tây Ngụy
Bắc Tề
Bắc Chu

Tây Ngụy (tiếng Trung:西魏) là triều đại xuất hiện sau khi có sự tan rã của nhà Bắc Ngụy và cai trị vùng lãnh thổ miền Bắc Trung Quốc từ năm 535 tới năm 557.

Vũ Văn Thái nắm quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Hiếu Vũ Đế Nguyên Tu bị viên tướng Tiên TiVũ Văn Thái giết, Nguyên Bảo Cự được lập làm Hoàng đế nhà Tây Ngụy trong khi Vũ Văn Thái trên thực tế mới là người cầm quyền. Nhà Tây Ngụy, mặc dù có lãnh thổ nhỏ hơn và dân số ít hơn của nhà Đông Ngụy nhưng vẫn có thể chống lại các cuộc tấn công từ đế quốc phía đông, bên cạnh đó do có các điều kiện kinh tế tốt hơn nên Tây Ngụy thậm chí còn có thể xâm chiếm toàn bộ phần phía tây của nhà Lương ở phía nam và chiếm đóng vùng lãnh thổ ngày nay thuộc Tứ Xuyên.

Tây Ngụy chiếm hữu đất đai tương đối rộng, đông là biên giới với Đông Ngụy, tây đến Lưu Sa, bắc đến Hà Sáo, nam đến Ba Thục, Vân Nam, Quý Châu và Lưu vực Hán Thủy. Tập đoàn thống trị Tây Ngụy chủ yếu là tập đoàn quân nhân Vũ Xuyên do Hạ Bạt Nhạc lãnh đạo và địa chủ Hán tộc ở Quan Lũng kết hợp thành, trong ấy có cả một bộ phận sĩ tộc Quan Trung. Tại Tây Ngụy, quyền lực do họ Hạ Bạt sau đó là họ Vũ Văn nắm giữ.

Năm 555, Tây Ngụy nhân cơ hội phương Nam loạn lạc chiếm đất Thục, giết Lương Nguyên Đế, cắt quận Giang Lăng cho Lương Đế Tiêu Sát (Hậu Lương, tồn tại đến năm 587) vừa hàng phục nhà Tây Ngụy.

Xây dựng và củng cố nhà nước Tây Ngụy

[sửa | sửa mã nguồn]
  Lương
  Đông Ngụy
  Tây Ngụy.
  Thổ Dục Hồn.
  Nhu Nhiên.

Tây Ngụy chiếm giữ vùng Quan Trung đất hẹp người ít chưa đến 10 triệu dân, sau khi chính quyền Tây Ngụy tồn tại được một năm thì vùng Quan Trung xảy ra nạn đói khủng khiếp, số người đói kém chưa từng thấy, chết đến bảy tám phần mười. Cao Hoan thừa cơ hội đó mở cuộc đại tấn công quy mô, suýt nữa đã tiêu diệt được Tây Ngụy. Do vậy Vũ Văn Thái đặc biệt chú ý đến sản xuất nông nghiệp.

Năm 541, Vũ Văn Thái đề nghị Văn Đế ban hành Chiếu thư 6 điều, nhằm giảm nạn tham nhũng và lãng phí, củng cố Nhà nước:

Chiếu thư sáu điều bao gồm:

  1. Thanh tâm tư: quy định các quan chức phải có tâm trong sáng, không được ham muốn quá đáng. Lấy lễ giáo của Nho gia để giáo hóa bá tánh.
  2. Đôn giáo hóa: Nhà nước tăng cường mở rộng giáo dục.
  3. Trạc hiền lương: tìm kiếm những người có năng lực, không kể nguồn gốc xuất thân, không đóng khung trong phạm vi môn đệ.
  4. Giảm dục tụng: thận trọng về tư pháp, cấm các hình phạt tra tấn, dùng các biện pháp để ép cung.
  5. Quân phu dịch: bình quân trong gánh vác sưu dịch, mọi người đều phải thực hiện các nghĩa vụ về nộp thuế và lao dịch, giới quý tộc không được trốn tránh các nghĩa vụ này.
  6. Tận địa lợi: khuyến khích sản xuất nông nghiệp, khai thác hết đất đai canh tác. Quy định quan lại các nơi khi làm vụ mùa xuân thì phải đi tuần tra, bắt buộc những tráng đinh có thể cầm nông cụ đều phải ra đồng canh tác, những người đi muộn về sớm sẽ bị xử phạt.

Vũ Văn Thái cho ban hành Chiếu thư 6 điều để thi hành các chính sách về kinh tế, phát triển nông nghiệp, đảm bảo ngân sách Nhà nước, củng cố chính quyền. Quan lại phải ghi nhớ các sắc lệnh trên. Vũ Văn Thái kiến lập chế độ dự toán số thu tô thuế và chế độ hộ tịch, để đảm bảo thu nhập cho chính phủ. Trước khi ban hành Chiếu thư, năm 539, tại Kỳ Châu (tây nam Phụng Tường, Thiểm Tây), số hộ khẩu một châu không quá 3000 hộ, sau mấy năm thực hiện chiếu thư, dân số đã tăng lên 4 vạn hộ.

Chế độ phủ binh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu Tây Ngụy, lực lượng của Vũ Văn Thái chỉ có hơn 1 vạn quân, trong khi đó quân Đông Ngụy luôn có 30 vạn. Các tướng của Vũ Văn Thái đa phần lại là người Hán. Năm 542 Vũ Văn Thái xây dựng chế độ phủ binh, gồm có 6 trụ quốc, 12 đại tướng quân, 24 khai phủ, 48 nghi đồng (tức là xây dựng 24 đạo quân), tổng cộng 48 ngàn quân chủ lực. Người Hán được chiêu mộ xung quân. Người nào vào phủ binh được miễn sưu thuế, thoát ly hộ tịch thông thường, gia nhập hộ tịch độc lập của phủ binh. Trong 1 tháng thì có nửa tháng tập luyện, nửa tháng tuần tra. Tại Quan Trung, mối hộ tùy theo đẳng cấp, tính từ đẳng cấp thứ 6 trở lên là bậc trung và thượng sẽ chọn 1 người khoẻ mạnh có tài năng để làm phủ binh. Vũ Văn Thái ban cho các tướng lĩnh ruộng đất, nô tì, xây dựng nhà cửa, trở thành một tầng lớp quyền lực mới tại Quan Trung. Năm 543, số quân đã lên tới 10 vạn người. Chế độ phủ binh tồn tại hơn 200 năm, là chế độ quân sự quan trọng của Bắc Chu, Tùy, Đường. Vũ Văn Thái khác với Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy là đã biến người Hán thành người Hồ để thực hiện Hồ Hán một nhà, cải họ người Hán sang họ Hồ, người Tiên Ty được dùng tên gọi họ như cũ. Tuy nhiên khi Dương Kiên (Tuỳ Văn Đế) lên ngôi lại cho đổi họ của người Hán trong quân đội. Chính nhờ lực lượng quân sự hùng mạnh này, Vũ Văn Thái đã củng cố được quyền lực của họ Vũ Văn, thành lập nhà Bắc Chu, tạo điều kiện cho Tùy Văn Đế sau này tiến hành cuộc tấn công xuống phía nam thống nhất đất nước.

Cải cách hình pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 535, Tây Ngụy cho Tô Xước dựa trên luật Bắc Ngụy biên soạn những điều quan trọng những điều quan trọng nhất thành luật Đại thống thức. Tô Xước còn soạn thảo ra 24 điều luật mới là pháp quy chủ yếu của các quan viên phải tuân theo.

Cải cách quan chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 556, Vũ Văn Thái ban hành thiết chế chính quyền mới, chia làm 6 bộ, dựa trên thiết chế nhà Chu. Vũ Văn Thái cho đặt lại các chức Tam công (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam cô (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Lục khanh (Thiên quan Trủng tể, Địa quan Tư đồ, Xuân quan Tông bá, Hạ quan Tư mã, Thu quan Tư khấu, Đông quan Tư không), xóa bỏ các chức Thừa tướng, Thượng thư, Trung thư thời Hán Ngụy. Quan chế chia làm 4 cấp: Công, Khanh, Đại phu, Sĩ. Lễ nghi trong Triều đình, xe cộ, y phục đồ dùng đều được quy định theo chế độ trong Chu Lễ. Chế độ và lễ nghi Tây Chu được khôi phục. Tuy nhiên các chế độ do Vũ Văn Thái đưa ra dựa vào các sách Thượng thưChu Lễ để soạn thảo ra pháp luật ban hành năm 562 có nội dung rối rắm không thích hợp.

Năm 557, cháu Vũ Văn Thái là Vũ Văn Hộ phế truất Cung Đế Nguyên Khuếch và đưa con trai Vũ Văn Thái là Vũ Văn Giác lên ngôi, kết thúc triều đại Tây Ngụy và thành lập ra triều đại Bắc Chu.

Các hoàng đế

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế phả


Thống trị Thác Bạt bộ sau khi phân ba
Tây Ngụy trụ quốc đại tướng quân
Tây Ngụy đại tướng quân
nhận nuôi
Hiến Đế
Thác Bạt Lân
Thánh Vũ Đế
Thác Bạt Cật Phần
Thốc Phát Thất Cô
Hà Tây Tiên Ti
Thần Nguyên Đế
Thác Bạt Lực Vi
174-277
Văn Đế
Thác Bạt Sa Mạc Hãn
?-277
Ngụy Chương Đế
Thác Bạt Tất Lộc
?-286
Ngụy Bình Đế
Thác Bạt Xước
?-293
Chiêu Đế
Thác Bạt Lộc Quan
?-307
Hoàn Đế
Thác Bạt Y Đà
?-305
Mục Đế
Thác Bạt Y Lô
?-310-316
Tư Đế
Thác Bạt Phất
?-294
Thác Bạt Phổ Căn
?-316
Huệ Đế
Thác Bạt Hạ Nhục
?-321-325
Dương Đế
Thác Bạt Hột Na
?-325-329
335-337-?
Thác Bạt Lục TuThác Bạt Bỉ DiênBình Văn Đế
Thác Bạt Úc Luật
?-310-321
Liệt Đế
Thác Bạt Ế Hòe
?-329-335
337-338
Ngụy Chiêu Thành Đế
Thác Bạt Thập Dực Kiền
318-338-376
Cao Lương vương
Thác Bạt Cô
Hiến Minh Đế
Thác Bạt Thật
?-371
Đạo Vũ Đế
Thác Bạt Khuê
371-386
386-398
398-409
Minh Nguyên Đế
Thác Bạt Tự
392-409-423
Dương Bình vương
Thác Bạt Hi
399-421
Thái Vũ Đế
Thác Bạt Đảo
408-423-452
Hoài Nam Tĩnh vương
Thác Bạt Tha
Cảnh Mục Đế
Thác Bạt Hoảng
428-451
Nam An Ẩn vương
Thác Bạt Dư
?-452
Nguyên Chung Quỳ
Văn Thành Đế
Thác Bạt Tuấn
440-452-465
Dương Bình U vương
Thác Bạt Tân Thành
?-470
Nhữ Âm Linh vương
Thác Bạt Thiên Tứ
Nam An Huệ vương
Thác Bạt Trinh
?-496
Chương Vũ Kính vương
Thác Bạt Thái Lạc
?-468
Nguyên Pháp Tăng
453-525-546
Hiến Văn Đế
Thác Bạt Hoằng
454-465-476
Cự Bình huyện công
Nguyên Khâm
Nguyên Tu NghĩaChương Vũ vương
Nguyên Bân
?-499
Phù Phong vương
Nguyên Di
Hiếu Văn Đế
Nguyên Hoành
467-471-499
Tiên Đế
Nguyên Vũ
471-501
Cao Dương Văn Mục vương
Nguyên Ung
Văn Mục Đế
Nguyên Hiệp
473-508
Bắc Hải Bình vương
Nguyên Tường
?-504
Nghĩa Dương vương
Nguyên Tử Hiếu
An Xương Bình vương
Nguyên Quân
Chương Vũ Trang Vũ vương
Nguyên Dung
?-526
Đông Hải vương
Nguyên Diệp
?-530-531-532
Tuyên Vũ Đế
Nguyên Khác
483-499-515
Vũ Mục Đế
Nguyên Hoài
488-517
Văn Cảnh Đế
Nguyên Du
488-508
Thanh Hà Văn Hiến vương
Nguyên Dịch
487-520
Nhữ Nam Văn Tuyên vương
Nguyên Duyệt
494-530-532
Quảng Lăng Dung vương
Nguyên Hân
Tiết Mẫn Đế
Nguyên Cung
498-531-532
Hoài An Tư công
Nguyên Dục
Hiếu Tuyên Đế
Nguyên Thiệu
?-528
Hiếu Trang Đế
Nguyên Tử Du
507-528-530
Bắc Hải vương
Nguyên Hạo
?-529
An Xương quận công
Nguyên Tắc
Hậu Phế Đế
Nguyên Lãng
513-531-532
Hiếu Minh Đế
Nguyên Hủ
510-515-528
Quảng Bình Văn Ý vương
Nguyên Đễ
Hiếu Vũ Đế
Nguyên Tu
510-532-534
Lâm Thao vương
Nguyên Bảo Huy
Tây Ngụy Văn Đế
Nguyên Bảo Cự
507-535-551
Thanh Hà Văn Tuyên vương
Nguyên Đản
?-537
Nguyên thị
528-?
Quảng Bình vương
Nguyên Tán
Ấu Chủ
Nguyên Chiêu
526-528
Tây Ngụy Phế Đế
Nguyên Khâm
525-551-554
Tây Ngụy Cung Đế
Nguyên Khuếch
537-554-557
Lương vương
Nguyên Kiệm
Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế
Nguyên Thiện Kiến
524-534-550-551


Thụy hiệu (諡號) Họ, tên Trị vì Niên hiệu (年號), thời gian dùng
Nhà Tây Ngụy 535-556
Văn Đế (文帝) Nguyên Bảo Cự (元寶炬) 535-551 Đại Thống (大統) 535-551
Phế Đế (廢帝) Nguyên Khâm (元欽) 552-554 Không có
Cung Đế (恭帝) Thác Bạt Khuếch (拓拔廓) 554-556 Không có

Bát trụ quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Sứ trì tiết ・ Tổng bách quỹ ・ Trụ quốc đại tướng quân ・ Đốc trung ngoại chư quân sự ・ Lục thượng thư sự ・ Đại hành đài ・ Khai quốc công quận An Định Vũ Văn Thái
  2. Sứ trì tiết ・ Thái úy ・ Trụ quốc đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Thượng thư Tả bộc xạ ・ Lũng Hữu hành đài ・ Thiếu sư ・ Khai quốc công quận Lũng Tây Lý Hổ
  3. Sứ trì tiết ・ Thái phó ・ Trụ quốc đại tướng quân ・ Đại tông bá ・ Đại tư đồ ・ Quảng Lăng vương Nguyên Hân
  4. Sứ trì tiết ・ Thái bảo ・ Trụ quốc đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Đại tông bá ・ Khai quốc công Triệu quận Lý Bật
  5. Sứ trì tiết ・ Trụ quốc đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Đại tư mã ・ Khai quốc công quận Hà Nội Độc Cô Tín
  6. Sứ trì tiết ・ Trụ quốc đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Đại tư khấu ・ Khai quốc công quận Nam Dương Triệu Quý
  7. Sứ trì tiết ・ Trụ quốc đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Đại tư không ・ Khai quốc công quận Thường Sơn Vu Cẩn
  8. Sứ trì tiết ・ Trụ quốc đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Thiếu phó ・ Khai quốc công quận Bành Thành Hầu Mạc Trần Sùng

12 Đại tướng quân

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Thiếu bảo ・ Quảng Bình Vương Nguyên Tán
  2. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Hoài An vương Nguyên Dục
  3. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Tề vương Nguyên Khuếch
  4. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Tần Thất Châu chư quân sự ・ Thứ sử Tần Châu ・ Khai quốc công quận Chương Vũ Vũ Văn Đạo
  5. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Khai quốc công quận Bình Nguyên Hầu Mạc Trần Thuận
  6. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Ung Thất Châu chư quân sự ・ Thứ sử Ung Châu ・ Khai quốc công quận Cao Dương Đạt Hề Vũ
  7. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Dương Bình công Lý Viễn
  8. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Khai quốc công quận Phạm Dương Đậu Lư Ninh
  9. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Khai quốc công quận Hóa Chính Vũ Văn Quý
  10. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Kinh Châu chư quân sự ・ Thứ sử Kinh Châu ・ Khai quốc công quận Bác Lăng Hạ Lan Tường
  11. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Khai quốc công quận Trần Lưu Dương Trung
  12. Sứ trì tiết ・ Đại tướng quân ・ Đại đô đốc ・ Kì châu chư quân sự ・ Thứ sử Kỳ Châu ・ Khai quốc công quận Vũ Uy Vương Hùng

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Bắc Ngụy
Triều đại Trung Quốc (Bắc triều)
(535-556)
Kế nhiệm:
Bắc Chu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]