Nguyễn Phúc Đoan Trinh
Phú Mỹ Công chúa 富美公主 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Công chúa nhà Nguyễn | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 24 tháng 5 năm 1821 | ||||||||
Mất | 17 tháng 12 năm 1899 (78 tuổi) | ||||||||
An táng | Phường Kim Long, Huế | ||||||||
Phu quân | Đoàn Văn Tuyển | ||||||||
Hậu duệ | Đoàn Văn Hoàn 5 con gái | ||||||||
| |||||||||
Thân phụ | Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng | ||||||||
Thân mẫu | Quý nhân Nguyễn Thị Trường |
Nguyễn Phúc Đoan Trinh (chữ Hán: 阮福端貞; 24 tháng 5 năm 1821 – 17 tháng 12 năm 1899), phong hiệu Phú Mỹ Công chúa (富美公主), là một công chúa con vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Công chúa Đoan Trinh sinh ngày 23 tháng 4 (âm lịch) năm Tân Tỵ (1821), là con gái thứ 11 của vua Minh Mạng, mẹ là Thất giai Quý nhân Nguyễn Thị Trường[1]. Công chúa là người con thứ hai của bà Quý nhân.
Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), bà Đoan Trinh lấy chồng là Phò mã Đô úy Đoàn Văn Tuyển (1820 – 1863)[2], người An Giang, con trai thứ của Tiền phong dinh Đô thống, Diên Hựu bá Đoàn Văn Sách[3]. Công chúa và phò mã có với nhau một người con trai tên là Đoàn Văn Hoàn và 5 người con gái[3].
Năm Tự Đức thứ 16 (1863), ngày 27 tháng 5 (âm lịch), phò mã Tuyển mất, được tặng làm Minh Nghĩa đô úy Phấn dũng Tướng quân[2].
Năm Tự Đức thứ 23 (1870), bà Đoan Trinh được phong làm Phú Mỹ Công chúa (富美公主)[3].
Năm Thành Thái thứ 11 (1899), Kỷ Hợi, ngày 15 tháng 11 (âm lịch)[1], công chúa Phú Mỹ mất, thọ 79 tuổi, thụy là Mỹ Thục (美淑)[3].
Công chúa Phú Mỹ và phò mã Tuyển được táng cạnh nhau, trong khu tẩm mộ của dòng họ Đoàn, tọa lạc trên đường Vạn Xuân, phường Kim Long, Huế. Gần tẩm của hai người là mộ của Diên Hựu bá Đoàn Văn Sách và phu nhân tên Nguyễn Thị Mưu.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc (1995), Nguyễn Phúc Tộc thế phả Lưu trữ 2020-09-27 tại Wayback Machine, Nhà xuất bản Thuận Hóa
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam liệt truyện Chính biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục Chính biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Giáo dục