Nghệ thuật Ai Cập cổ đại
Nghệ thuật Ai Cập cổ đại đề cập tới nền nghệ thuật được sản sinh trong thời kỳ Ai Cập cổ đại từ thế kỷ thứ 6 TCN cho tới thế kỷ thứ 4 SCN, trải dài từ Ai Cập thời tiền sử cho đến cuộc Kitô giáo hóa của Ai Cập thuộc La Mã. Nó bao gồm các bức tranh, tượng điêu khắc, bức vẽ trên giấy cói, đồ sứ, trang sức, ngà voi, kiến trúc, và các phương tiện nghệ thuật khác. Nó cũng rất bảo thủ: phong cách nghệ thuật thời kỳ này thay đổi rất ít qua thời gian. Phần nhiều những tác phẩm nghệ thuật còn sót lại tới từ các phần mộ và di tích, cung cấp thêm những hiểu biết về niềm tin vào kiếp sau của người Ai Cập cổ đại.
Trong tiếng Ai Cập cổ đại không có từ nào mang nghĩa "nghệ thuật". Các tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho một mục đích về mặt chức năng thiết yếu bị ràng buộc với tôn giáo và ý thức hệ. Tạo nên một tác phẩm trong nghệ thuật tức là cho nó sự vĩnh cửu. Do đó, nghệ thuật Ai Cập cổ đại mô tả một cái nhìn phi thực, được lý tưởng hóa về thế giới. Không có một truyền thống biểu lộ nghệ thuật cá nhân đáng kể nào vì nghệ thuật phục vụ một mục đích duy trì trật tự rộng lớn và vĩ đại hơn.
Nghệ thuật thời kỳ Ai Cập tiền triều đại (năm 6000–3000 TCN)
[sửa | sửa mã nguồn]Ai Cập tiền triều đại, tương ứng với thời kỳ đồ đá mới của Ai Cập thời tiền sử, kéo dài từ khoảng năm 6000 TCN đến đầu Thời kỳ Sơ triều đại, khoảng năm 3100 TCN.
Việc sa mạc tiếp tục mở rộng đã buộc những tổ tiên đầu tiên của người Ai Cập phải định cư quanh sông Nin và áp dụng lối sống ít di chuyển hơn trong thời đại đồ đá mới. Giai đoạn từ năm 9000 đến 6000 TCN đã để lại rất ít bằng chứng khảo cổ học, nhưng vào khoảng năm 6000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới bắt đầu xuất hiện trên khắp đất nước Ai Cập.[1] Các nghiên cứu dựa trên dữ liệu hình thái học,[2] di truyền học[3] và khảo cổ học[4] đã cho rằng những khu định cư này là do những người di cư từ khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ trở về trong cuộc Cách mạng đồ đá mới, mang lại nền nông nghiệp cho khu vực.[5]
Văn hóa Merimde (năm 5000–4200 TCN)
[sửa | sửa mã nguồn]Từ khoảng năm 5000 đến 4200 TCN, nền văn hóa Merimde, thứ chỉ được biết đến từ một khu định cư lớn ở rìa đồng bằng sông Nin phía Tây, đã phát triển mạnh mẽ ở Hạ Ai Cập. Nền văn hóa này có mối liên hệ chặt chẽ với nền văn hóa Faiyum A cũng như là Levant. Mọi người sống trong những túp lều nhỏ, sản xuất đồ gốm đơn giản không trang trí và có công cụ bằng đá. Họ nuôi gia súc, cừu, dê và lợn và trồng lúa mì, lúa miến và lúa mạch. Người Merimde chôn người chết trong khu định cư và tạo ra các bức tượng nhỏ bằng đất sét.[6] Chiếc đầu có kích thước như người thật bằng đất sét đầu tiên của Ai Cập đến từ Merimde.[7]
Văn hóa Badaria (4400–4000 TCN)
[sửa | sửa mã nguồn]Văn hóa Badaria kéo dài từ khoảng năm 4400 đến 4000 TCN[8] được đặt tên theo di chỉ Badari gần Der Tasa. Nó theo sau nền văn hóa Tasia (khoảng năm 4500 TCN) nhưng giống nhau đến mức nhiều người coi chúng là một giai đoạn kéo dài liên tục. Nền văn hóa Badaria tiếp tục sản xuất đồ gốm sứ đen (mặc dù đã được cải thiện nhiều về chất lượng) và được ấn định niên đại theo trình tự số 21–29.[9] Sự khác biệt chính ngăn chặn các học giả khỏi việc sáp nhập hai giai đoạn lại làm một là việc các di chỉ Badaria ngoài đá ra còn sử dụng thêm cả đồng và do đó thuộc thời đại Đồ đồng đá, trong khi đó các di chỉ Tasia thời đại đồ đá mới vẫn được coi là thời đại đồ đá.[9]
-
Mai táng thời kỳ Badaria. 4500–3850 TCN
-
Bức tượng nhỏ của một người phụ nữ; 4400–4000 TCN; xương cá sấu; chiều cao: 8,7 cm; Viện bảo tàng Louvre
-
Chuỗi hạt; 4400–3800 TCN; hạt được làm từ xương, serpentinit và vỏ sò; chiều dài: 15 cm; Bảo Tàng Nghệ Thuật Metropolitan
-
Bình hoa theo hình con hà mã, thời kỳ Tiền Triều Đại sớm, Badaria. Thiên niên kỷ thứ 5 TCN
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Redford 1992, tr. 6.
- ^ Brace, C. Loring; Seguchi, Noriko; Quintyn, Conrad B.; Fox, Sherry C.; Nelson, A. Russell; Manolis, Sotiris K.; Qifeng, Pan (2006). “The questionable contribution of the Neolithic and the Bronze Age to European craniofacial form”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 103 (1): 242–247. Bibcode:2006PNAS..103..242B. doi:10.1073/pnas.0509801102. PMC 1325007. PMID 16371462.
- ^ Genetic data:
- ^ Archaeological data:
- ^ Diamond, Jared (1999). Guns, Germs, and Steel. New York: Norton Press. ISBN 0-393-31755-2.
- ^ Eiwanger, Josef (1999). “Merimde Beni-salame”. Trong Bard, Kathryn A. (biên tập). Encyclopedia of the Archaeology of Ancient Egypt. London/New York. tr. 501–505.
- ^ “picture of the Merimde head” (bằng tiếng Đức). Auswaertiges-amt.de. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
- ^ Shaw, Ian biên tập (2000). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford University Press. tr. 479. ISBN 0-19-815034-2.
- ^ a b Gardiner, Alan, Egypt of the Pharaohs (Oxford: University Press, 1964), p. 389.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Bard, Kathryn A. (2015). An Introduction to the Archaeology of Ancient Egypt (ấn bản thứ 2). Wiley-Blackwell. ISBN 9780470673362.
- el-Shahawy, Abeer (2005). The Egyptian Museum in Cairo: A Walk Through the Alleys of Ancient Egypt. Farid Atiya Press. ISBN 977-17--2183-6.
- Bietak, Manfred (1999). Bard, Kathryn A. (biên tập). Encyclopedia of the Archaeology of Ancient Egypt. Routledge. tr. 377–379. ISBN 9781134665259.
- Müller, Vera (2018). “Chronological Concepts for the Second Intermediate Period and Their Implications for the Evaluation of Its Material Culture”. Trong Forstner-Müller, Irene; Moeller, Nadine (biên tập). THE HYKSOS RULER KHYAN AND THE EARLY SECOND INTERMEDIATE PERIOD IN EGYPT: PROBLEMS AND PRIORITIES OF CURRENT RESEARCH. Proceedings of the Workshop of the Austrian Archaeological Institute and the Oriental Institute of the University of Chicago, Vienna, July 4 – 5, 2014. Holzhausen. tr. 199–216. ISBN 978-3-902976-83-3.
- von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der ägyptischen Königsnamen. von Zabern. ISBN 3-8053-2591-6.
- Candelora, Danielle (2018). “Entangled in Orientalism: How the Hyksos Became a Race”. Journal of Egyptian History. 11 (1–2): 45–72. doi:10.1163/18741665-12340042.
- Roy, Jane (2011). The Politics of Trade: Egypt and Lower Nubia in the 4th Millennium BC. Brill. ISBN 978-90-04-19610-0.
- O'Connor, David (2009). “Egypt, the Levant, and the Aegean: From the Hyksos Period to the Rise of the New Kingdom”. Trong Aruz, Joan; Benzel, Kim; Evans, Jean M. (biên tập). Beyond Babylon : art, trade, and diplomacy in the second millennium B.C. Yale University Press. tr. 108–122. ISBN 9780300141436.
- Daressy, Georges (1906). “Un poignard du temps des Rois Pasteurs”. Annales du Service des Antiquités de l'Égypte. 7: 115–120.
- Redford, Donald B. (1992). Egypt, Canaan, and Israel in Ancient Times. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-03606-9.
- Robins, Gay (2008). The Art of Ancient Egypt. Harvard University Press. ISBN 978-0-674-03065-7.
- Smith, R.R.R. (1991). Hellenistic Sculpture, a handbook. Thames & Hudson. ISBN 0500202494.
- Smith, W. Stevenson; Simpson, William Kelly (1998). The Art and Architecture of Ancient Egypt. Penguin/Yale History of Art (ấn bản thứ 3). Yale University Press. ISBN 0300077475.
- Van de Mieroop, Marc (2010). A History of Ancient Egypt. John Wiley & Sons. ISBN 978-1-4051-6070-4.
- Van de Mieroop, Marc (2011). A History of Ancient Egypt. Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-6070-4.
- Wilkinson, Toby (2008). Dictionary of Ancient Egypt. Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-20396-5.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Hill, Marsha (2007). Gifts for the gods: images from Egyptian temples. New York: The Metropolitan Museum of Art. ISBN 9781588392312.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Nghệ thuật Ai Cập cổ đại - Aldokkan
- Bộ sưu tập Senusret : Phần giới thiệu được chú thích kỹ lưỡng về nghệ thuật của Ai Cập