Ngô Nam
Giao diện
Ngô Nam | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Ngô Đặng Tính |
Ngày sinh | 2 tháng 2, 1928 |
Nơi sinh | Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 10 tháng 4, 1986 | (58 tuổi)
Nơi mất | Hà Nội, Việt Nam |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Diễn viên điện ảnh |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1959 – 1985 |
Vai diễn | Bội trong Không nơi ẩn nấp |
Ngô Nam (2 tháng 2 năm 1928 – 10 tháng 4 năm 1986) là một nam diễn viên Việt Nam được biết đến với những vai diễn phản diện trong các bộ phim điện ảnh nổi tiếng như Chung một dòng sông, Sao tháng Tám và Chị Dậu.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Ngô Nam tên thật là Ngô Đặng Tính, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1928 tại Hà Nội. Vì khuôn mặt có nét dữ dằn mà ông thường xuyên được các đạo diễn chọn vào các vai phản diện như lính ngụy cải trang thành nông dân, biệt kích, hay tên cai đội.[1]
Ông qua đời vào ngày 10 tháng 4 năm 1986 khi chỉ 58 tuổi.[2]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tên phim | Vai diễn | Đạo diễn | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1959 | Chung một dòng sông | Cảnh sát Sẹo | NSND Nguyễn Hồng Nghi, NSND Phạm Kỳ Nam[a] | [b][c] | [4] |
1961 | Lửa trung tuyến | Chính trị viên đại đội | Phạm Văn Khoa, Lê Minh Hiền | ||
1962 | Con chim vành khuyên | Lính ngụy | NSND Nguyễn Văn Thông, NSND Trần Vũ | [d][c] | [5] |
1964 | Người chiến sĩ trẻ | Thụy | NSND Hải Ninh | [c] | |
1968 | Lửa | Soạn | NSND Phạm Văn Khoa | ||
1969 | Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn | Khánh | NSND Nguyễn Khắc Lợi, Hoàng Thái | ||
1971 | Không nơi ẩn nấp | Bội | NSND Phạm Kỳ Nam | [6] | |
Người cộng sản trẻ tuổi | Na - đô | NSƯT Vũ Phạm Từ | |||
1974 | Dòng sông âm vang | Vị | Nguyễn Đỗ Ngọc | ||
1976 | Sao tháng Tám | Cai Đội | NSND Trần Đắc | [e] | [7] |
1981 | Chị Dậu | Nghị Quế | NSND Phạm Văn Khoa | [8] | |
1982 | Phút thứ 89 | Ông bầu Đông đô | Quốc Long | ||
1985 | Tiếng bom hòa bình | Chuyên viên | NSƯT Lê Đức Tiến |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ nghệ danh Phạm Hiếu Dân.[3]
- ^ Được xem là phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của nền Điện ảnh cách mạng Việt Nam.
- ^ a b c Bộ phim giành được Bông sen vàng cho phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973.
- ^ Bộ phim giành được giải đặc biệt dành cho phim ngắn tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary năm 1962.
- ^ Bộ phim giành được Bông sen vàng cho phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 năm 1977.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 246–247.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 246.
- ^ Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Phạm Kỳ Nam: 'Chung một dòng sông' - phim truyện đầu tiên của Việt Nam”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
- ^ Hà Thu (15 tháng 3 năm 2011). “"Chung một dòng sông" sống cùng thời gian”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 247.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 799.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 248.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 212.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Nhiều tác giả (2007). Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 989966481.
- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.