Bước tới nội dung

Nắp ấm hoa đôi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nắp ấm hoa đôi
Nepenthes mirabilis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Core eudicots
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Nepenthaceae
Chi (genus)Nepenthes
Loài (species)N. mirabilis
Danh pháp hai phần
Nepenthes mirabilis
(Lour.) Druce (1916)
Distribution of N. mirabilis.
Distribution of N. mirabilis.
Danh pháp đồng nghĩa

Nắp ấm hoa đôi[4] hay còn gọi bình nước kỳ quan,[5] cây bắt mồi, trư lung[5] (danh pháp khoa học: Nepenthes mirabilis) là loài thực vật có hoa thuộc họ Nắp ấm (Nepenthaceae) được João de Loureiro mô tả khoa học chính thức năm 1790 dưới danh pháp Phyllamphora mirabilis. Năm 1916, George Druce chuyển nó sang chi Nepenthes[6]

Nhìn chung, nắp ấm có thân hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già, lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân rất dai, đường kính 5-6 mm (loại thấp), 10–20 mm (loại cao).

Lá có cuống ôm thân, phiến dài hình bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1-2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5-20 cm.

Cụm hoa chùy mảnh mọc thẳng đứng, đực hoặc cái 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài. Mùa ra hoa tháng 5 - 10, quả tháng 11 - 12.

Tính vị, công dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, hóa đàm, chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp. Bộ phận dùng: thu hái toàn cây, đem về rửa nhanh, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng thân cây sắc uống trị tiêu chảy và hoa sắc uống thơm. Ở Trung Quốc dùng trị: viêm gan hoàng đản; đau loét dạ dày-tá tràng; sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; cao huyết áp, đái tháo đường; cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu)...

Một vài đơn thuốc

[sửa | sửa mã nguồn]
- 1. Gan nhiễm mỡ (dựa vào siêu âm và kết quả xét nghiệm máu): toàn cây nắp ấm phơi khô, liều dùng 30-50 g/ngày. Cách dùng: nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, chúng tôi chưa gặp phản ứng nào.
- 2. Sỏi thận, sỏi đường niệu: nắp ấm 30 g, dây bòng bong 20 g, bạch tật lê 12 g, thương nhỉ tử 12 g, mộc hương 6 g, trần bì 6 g. Nấu với 1.500 ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Đơn này có thể dùng 30 ngày.
- 3. Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ: nắp ấm 30 g, giảo cổ lam 25 g, thiên môn đông 25 g. Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3-4 lần uống trong ngày, liên tục 1-3 tháng. Theo dõi đường huyết thường xuyên.

Chú ý khi dùng

[sửa | sửa mã nguồn]
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Người hay tiểu đêm không uống nắp ấm vào chiều-tối, nên uống sáng-trưa.
- Uống nước nắp ấm nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng[7].

Lai tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Hooker, J.D. 1873. Nepenthaceae. In: A. de Candolle Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis 17: 90–105.
  2. ^ (tiếng Nhật) Kurata, S. 2007. ネペンテス ・ ノート (XIV) — Nepenthes globosa のネーミングについて. Journal of Insectivorous Plant Society 58(3): 76.
  3. ^ (tiếng Nhật) Tada, M. 2007. 日本における Nepenthes Viking の渡来と現状について. Journal of Insectivorous Plant Society 58(3): 75.
  4. ^ Lê Khả Kế (chủ biên) - Võ Văn Chi – Vũ Văn Chuyên – Phan Nguyên Hồng – Trần Hợp – Đỗ Tất Lợi – Lương Ngọc Toản – Thái Văn Trừng; ‘’Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam’’ – tập 3; Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật – 1973; Trang 6.
  5. ^ a b Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 1; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 533.
  6. ^ The Plant List (2013). Nepenthes mirabilis. Truy cập 20 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ Nguồn: Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Nắp ấm cây thuốc quý trị gan nhiễm mỡ, nguồn đã dẫn.
  8. ^ Lauffenburger, A. 1995. Guide to Nepenthes Hybrids. OmnisTerra.
  9. ^ Kurata, S. & M. Toyoshima 1972. Philippine species of Nepenthes. The Gardens' Bulletin Singapore 26(1): 155–158. Abstract Lưu trữ 2011-07-22 tại Wayback Machine
  10. ^ Cheek, M.R. & M.H.P. Jebb 2001. Nepenthaceae. Flora Malesiana 15: 1–157.
  11. ^ a b c d e Clarke, C.M. 1997. Nepenthes of Borneo. Natural History Publications (Borneo), Kota Kinabalu.
  12. ^ Lowrie, A. 1983. Sabah Nepenthes Expeditions 1982 & 1983.PDF (1.25 MB) Carnivorous Plant Newsletter 12(4): 88–95.
  13. ^ a b c d (tiếng Ý) Catalano, M. 2010. Nepenthes della Thailandia: Diario di viaggio. Prague.
  14. ^ a b Clarke, C.M. 2001. Nepenthes of Sumatra and Peninsular Malaysia. Natural History Publications (Borneo), Kota Kinabalu.
  15. ^ a b c d e f McPherson, S.R. 2009. Pitcher Plants of the Old World. 2 volumes. Redfern Natural History Productions, Poole.
  16. ^ Fretwell, S. 2013. Back in Borneo to see giant Nepenthes. Part 2: Mt Tambuyukon and Poring. Victorian Carnivorous Plant Society Journal 108: 6–15.
  17. ^ Rischer, H. 1995. Observations on the Nepenthes species of Irian Jaya, Part I: Nepenthes insignis Danser.PDF (461 KB) Carnivorous Plant Newsletter 24(3): 75–77.
  18. ^ Lee, C.C. 2007. Re: The most accessible limestone hill of Bau Lưu trữ 2013-12-28 tại Wayback Machine. Carnivorous Plants in the tropics.
  19. ^ a b c Phillipps, A., A. Lamb & C.C. Lee 2008. Pitcher Plants of Borneo. Second Edition. Natural History Publications (Borneo), Kota Kinabalu.
  20. ^ Clarke, C.M. & R. Kruger 2005. Nepenthes rowanae (Nepenthaceae), a remarkable species from Cape York, Australia. Carnivorous Plant Newsletter 34(2): 36–41.
  21. ^ a b Mey, F.S., L.H. Truong, D.V. Dai & A.S. Robinson 2011. Nepenthes thorelii, an emended description and novel ecological data resulting from its rediscovery in Tay Ninh, Vietnam. In: McPherson, S.R. New Nepenthes: Volume One. Redfern Natural History Productions, Poole. pp. 104–131.
  22. ^ Bednar, B. 1983. Nepenthes mirabilis variation.PDF (111 KB) Carnivorous Plant Newsletter 12(3): 64.
  23. ^ N. thorelii rediscovered Lưu trữ 2012-02-23 tại Wayback Machine. Carnivorous Plants in the tropics.
  24. ^ Mey, F.S. 2012. Virtual Nepenthes herbarium on "Europeana". Strange Fruits: A Garden's Chronicle, ngày 19 tháng 12 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]