Bước tới nội dung

Molybden(III) iodide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Molybden(III) iodide
Danh pháp IUPACMolybdenum(III) iodide
Molybdenum triiodide
Tên khácMolybden triodide
Nhận dạng
Số CAS14055-75-5
PubChem5149862
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Mo](I)(I)I

InChI
đầy đủ
  • 1/3HI.Mo/h3*1H;/q;;;+3/p-3
Thuộc tính
Công thức phân tửMoI3
Khối lượng mol476,662 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu đen
Điểm nóng chảy 927 °C (1.200 K; 1.701 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantạo phức với amonia
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểZrI3
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Molybden(III) iodide là một hợp chất vô cơcông thức hóa học MoI3.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Molybden(III) iodide được tạo ra bằng phản ứng của molybden hexacacbonyl với iod ở 105 °C (221 °F; 378 K).[1]

2Mo(CO)6 + 3I2 → 2MoI3 + 12CO

Nó cũng có thể được tạo ra từ molybden(V) chloride và dung dịch hydro iodide trong cacbon đisunfua.

MoCl5 + 5HI → MoI3 + 5HCl + I2

Một phương pháp khác là phản ứng trực tiếp giữa kim loại molybden và iod dư ở 300 °C (572 °F; 573 K).

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Molybden(III) iodide là chất rắn phản sắt từ màu đen, bền trong không khí ở nhiệt độ phòng. Trong chân không, nó phân hủy trên 100 ℃ thành molybden(II) iodide và iod. Nó không hòa tan trong dung môi phân cực và không phân cực.[1] Cấu trúc tinh thể của nó là tương ứng với zirconi(III) iodide.[2]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

MoI3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như MoI3·3NH3 là chất rắn màu vàng.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b hrsg. von Georg Brauer. Unter Mitarb. von M. Baudler (1981). Handbuch der präparativen anorganischen Chemie / 3 (ấn bản thứ 3). Stuttgart: Enke. tr. 1539. ISBN 3-432-87823-0. OCLC 310719495.
  2. ^ Riedel, Erwin; Christoph, Janiak; Meyer, Hans-Jürgen (2012). Riedel moderne anorganische Chemie. Riedel, Erwin, 1930-, Janiak, Christoph., Meyer, Hans-Jürgen. Berlin: De Gruyter. tr. 357. ISBN 978-3-11-024900-2. OCLC 781540844.
  3. ^ Inorganic Syntheses, Tập 32 (John Wiley & Sons, 22 thg 9, 2009 - 368 trang), trang 206. Truy cập 2 tháng 5 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]