Mangan(II) oxalat
Mangan(II) oxalat | |||
---|---|---|---|
| |||
Tên khác | Manganơ oxalat Mangan(II) ethandioat Manganơ ethandioat | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
Số EINECS | |||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
InChI | đầy đủ
| ||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | MnC2O4 | ||
Khối lượng mol | 142,9576 g/mol (khan) 178,98816 g/mol (2 nước) 197,00344 g/mol (3 nước) | ||
Bề ngoài | chất rắn màu trắng (khan)[1] chất rắn màu hồng (2 nước)[2] | ||
Khối lượng riêng | 1,93 g/cm³ (3 nước) 2,241 g/cm³ (2 nước, α)[3] | ||
Điểm nóng chảy | |||
Điểm sôi | |||
Độ hòa tan trong nước | 0,03 g/100 mL (20 ℃) 0,08 g/100 mL (30 ℃), xem thêm bảng độ tan | ||
Độ hòa tan | tạo phức với amonia, hydrazin | ||
Các nguy hiểm | |||
Nguy hiểm chính | độc | ||
Các hợp chất liên quan | |||
Hợp chất liên quan | Mangan(II) cacbonat | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Mangan(II) oxalat là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học MnC2O4. Hợp chất này thường được biết đến dưới dạng khan và dạng dihydrat. Trihydrat cũng được biết đến.
Điều chế và tính chất
[sửa | sửa mã nguồn]Mangan(II) nitrat và amoni oxalat phản ứng trong dung dịch nước để thu được γ-MnC2O4·2H2O (trực thoi). MnC2O4·3H2O sẽ được chuyển thành γ-MnC2O4·2H2O từ α-MnC2O4·2H2O (trihydrat cũng có thể được điều chế bằng phản ứng của dung dịch mangan(II) acetat đậm đặc).[2]
Mangan(II) oxalat cũng có thể thu được bằng cách phản ứng với mangan(II) acetat tetrahydrat và amoni oxalat monohydrat ở 80 ℃ sau khi nghiền pha rắn.
Mangan(II) oxalat có thể bị phân hủy bằng cách đun nóng để tạo ra mangan(II) oxide. Khi nung nóng trong không khí, sản phẩm oxy hóa mangan(III) oxide sẽ được tạo thành:[4]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]MnC2O4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như MnC2O4·NH3·3H2O là tinh thể màu trắng đến lục nhạt, nhanh chóng bị phân hủy ở nhiệt độ trên 100 °C (212 °F; 373 K).
MnC2O4 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như MnC2O4·N2H4 hay MnC2O4·2N2H4 đều là chất rắn màu trắng.[5][6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Anbao Yuan, Xiuling Wang, Yuqin Wang, Jie Hu (tháng 1 năm 2009). “Textural and capacitive characteristics of MnO2 nanocrystals derived from a novel solid-reaction route”. Electrochimica Acta (bằng tiếng Anh). 54 (3): 1021–1026. doi:10.1016/j.electacta.2008.08.057. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b Borjana Donkova, Georgi Avdeev (tháng 8 năm 2015). “Synthesis and decomposition mechanism of γ-MnC2O4·2H2O rods under non-isothermal and isothermal conditions”. Journal of Thermal Analysis and Calorimetry (bằng tiếng Anh). 121 (2): 567–577. doi:10.1007/s10973-015-4590-4. ISSN 1388-6150. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.
- ^ Anna N. Puzan, Vyacheslav N. Baumer, Dmytro V. Lisovytskiy, Pavel V. Mateychenko (tháng 4 năm 2018). “Structure disordering and thermal decomposition of manganese oxalate dihydrate, MnC2O4·2H2O”. Journal of Solid State Chemistry (bằng tiếng Anh). 260: 87–94. doi:10.1016/j.jssc.2018.01.022. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Michael E. Brown, David Dollimore, Andrew K. Galwey (1974). “Thermal decomposition of Manganese(II) oxalate in vacuum and in oxygen”. Journal of the Chemical Society, Faraday Transactions 1: Physical Chemistry in Condensed Phases (bằng tiếng Anh). 70 (0): 1316. doi:10.1039/f19747001316. ISSN 0300-9599. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 27,Trang 915-1829 (Chemical Society, 1982), trang 1252. Truy cập 15 tháng 5 năm 2021.
- ^ Gmelin, Leopold (1908). Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie ...: unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (bằng tiếng Đức). C. Winter. tr. 334.