Bước tới nội dung

Lubricogobius tunicatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lubricogobius tunicatus
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Gobiiformes
Họ: Gobiidae
Chi: Lubricogobius
Loài:
L. tunicatus
Danh pháp hai phần
Lubricogobius tunicatus
Allen, 2016

Lubricogobius tunicatus là một loài cá biển thuộc chi Lubricogobius trong họ Cá bống trắng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2016.[1]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh tunicatus được Latinh hóa từ tunicate nghĩa là “các loài sống đuôi”, hàm ý đề cập đến vật chủ cộng sinh của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

L. tunicatus hiện chỉ được biết đến duy nhất ở ngoài khơi đảo Normanby (Papua New Guinea), nằm trong quần đảo D'Entrecasteaux. Loài này luôn sống gần một loài hải tiêu chưa xác định (có thể là Polycarpa), ở độ sâu khoảng 20–30 m.[3]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. tunicatus là 1,1 cm, là thành viên nhỏ nhất của Lubricogobius.[3] Loài này trong mờ, có màu trắng hoặc vàng, đều có sắc tố dưới dạng các vệt dài đứt đoạn dọc theo cột sống. Đầu và thân được bao phủ chi chít bởi các chấm sắc tố đen.

Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 9–10; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 6–7; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 5; Số tia vây ngực: 17–19.[3]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

L. tunicatus thường được nhìn thấy trên mép miệng của vật chủ hải tiêu, nhanh chóng rút vào bên trong khi gặp nguy hiểm, cũng có thể rút xuống gốc hải tiêu.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lubricogobius tunicatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (i-p)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ a b c d Allen, Gerald R.; Erdmann, Mark V. (2016). “Lubricogobius tunicatus, a new species of goby (Pisces: Gobiidae) from Papua New Guinea and the first record of L. ornatus from the East Indies”. Journal of the Ocean Science Foundation. 24: 24–34. doi:10.5281/zenodo.184846.