Bước tới nội dung

Lan tổ điểu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lan tổ điểu
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
Lớp: Polypodiopsida
Bộ: Polypodiales
Họ: Aspleniaceae
Chi: Asplenium
Loài:
A. antiquum
Danh pháp hai phần
Asplenium antiquum
Makino

Lan tổ điểu (danh pháp hai phần: Asplenium antiquum) là một loài dương xỉ thuộc nhóm dương xỉ tổ chim. Gần gũi với nó là loài Asplenium nidus phân bổ rộng rãi tại các khu rừng nhiệt đới. Lan tổ điểu được dùng làm cảnh nhiều tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ.

Nơi sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng sống bám trên những thân cây gỗ khác bằng hệ thống rễ chùm chắc khỏe để có thể hút chất dinh dưỡng từ cây khác.Lá dày có hình giáo,phần gốc lá có nhiều vảy.Lá xòe rộng như cái tổ chim nên xuất phát từ tên gọi của nó.

Công dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nghiên cứu chúng rất giàu dinh dưỡng, ở Nhật Bản người ta sử dụng nó để chế biến các món ăn.Theo Đông Y chúng có vị đắng tính ấm tác dụng cường gân,lợi thủy,thông huyết,tráng cốt.Dùng trong các bệnh về tóc và da đầu.Một số nơi dùng làm thuốc chữa bong gân sai khớp

Cách trồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây lan tổ điểu là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc.Có thể nhân giống cây bằng cách tách gốc. Điều kiện để cây phát triển tốt: +Đất trồng:pH trung tính từ 5.5-6.5 như than bùn,chất mùn... +Ánh sáng:Vị trí có ánh sáng nhẹ,nơi bóng mát,tránh cây khô héo +Nhiệt độ:15 độ đến 25 độ C +Nước:Giữ cây luôn ẩm ướt thường xuyên

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]