Lưu Hoa Thanh
Lưu Hoa Thanh | |
---|---|
刘华清 | |
Chức vụ | |
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | Ủy ban Nhà nước: 28 tháng 3 năm 1993 – 5 tháng 3 năm 1998 4 năm, 342 ngày Ủy ban Đảng: 9 tháng 11 năm 1989 – 18 tháng 9 năm 1997 7 năm, 316 ngày |
Nhiệm kỳ | 19 tháng 10 năm 1992 – 19 tháng 9 năm 1997 4 năm, 335 ngày |
Nhiệm kỳ | tháng 8 năm 1982 – tháng 1 năm 1988 |
Tiền nhiệm | Hiệp Phi |
Kế nhiệm | Trương Liên Trung |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Hồng An, Hồ Bắc, Trung Hoa Dân Quốc | 1 tháng 10 năm 1916
Mất | 14 tháng 1 năm 2011 Bắc Kinh | (94 tuổi)
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Con cái | Lưu Trác Minh |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Hải quân Trung Quốc |
Lưu Hoa Thanh | |||||||
Phồn thể | 劉華清 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 刘华清 | ||||||
|
Lưu Hoa Thanh (1 tháng 10 năm 1916[1] – 14 tháng 1 năm 2011) là một tướng lĩnh của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Ông là Tư lệnh thứ ba của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (1982–1988) và được tôn vinh là cha đẻ của hải quân hiện đại.
Ông đã vạch ra một kế hoạch (Chiến lược chuỗi đảo) gồm 3 giai đoạn để Trung Quốc có một lực lượng hải quân toàn cầu vào nửa sau của thế kỷ XXI. Ở giai đoạn 1, từ năm 2000 đến 2010, Trung Quốc sẽ phát triển một lực lượng hải quân có thể hoạt động đến chuỗi đảo đầu tiên. Ở giai đoạn 2, từ 2010 đến 2020, hải quân Trung Quốc sẽ trở thành một lực lượng khu vực có khả năng phóng lực lượng lên chuỗi đảo thứ hai. Ở giai đoạn cuối, để đạt được vào năm 2040, Trung Quốc sẽ sở hữu một lực lượng hải quân nước xanh với tàu sân bay là trung tâm của nó.[2] Ông là người ủng hộ mạnh mẽ chương trình tàu sân bay của Trung Quốc.
Lưu khuyến khích hiện đại hóa công nghệ bên trong Trung Quốc và điều đó sẽ tăng khả năng về hải quân, nhưng ông cũng ủng hộ các giao dịch thương mại của nước ngoài. Trong những năm 1960 và 1970, Lưu chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển hải quân trước khi tiến hành nghiên cứu quân sự quốc gia.[3] Ông cũng là chỉ huy cao nhất của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc thi hành thiết quân luật để đàn áp các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 3 và 4 tháng 6 năm 1989.[4] Từ năm 1992 đến năm 1997, Lưu là thành viên xếp thứ 6 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông là Thường ủy Bộ Chính trị cuối cùng xuất thân là tướng lĩnh quân đội. Kể từ khi ông rời Ban Thường vụ năm 1997, không có nhà lãnh đạo quân sự nào khác có tên trong Ban này.
Lưu Hoa Thanh vẫn hoạt động đến giữa những năm 1990 và xuất hiện trong bộ quân phục tại Lễ kỷ niệm năm 2007 kỷ niệm 80 năm thành lập Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Ngày 14 tháng 1 năm 2011, ông qua đời tại Bắc Kinh.[5] Lưu Trác Minh, con trai của Lưu Hoa Thanh, là Phó Đô đốc Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019.
- ^ Dooley, Howard J. (Spring–Summer 2012). “The Great Leap Outward: China's Maritime Renaissance”. The Journal of East Asian Affairs. Institute for National Security Strategy. 26 (1): 71. JSTOR 23257908.
- ^ Winterford, David (Winter 1993). “Chinese Naval Planning and Maritime Interests in the South China Sea: Implications for U.S. and Regional Security Policies”. The Journal of American-East Asian Relations. Brill Publishers. 2 (4): 377. ISSN 1058-3947. JSTOR 23613016.
- ^ 吴仁华. 《六四事件中的戒严部队》. 真相出版社. 2009.
- ^ “China's former military leader passes away”. People's Daily Online. ngày 14 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
- ^ Becker, Jeffrey; Liebenberg, David; Mackenzie, Peter (tháng 12 năm 2013). “Behind the Periscope: Leadership in China's Navy”. Defense Technical Information Center. tr. 176. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019.