Bước tới nội dung

Lưu Cầu (đảo)

22°20′19,12″B 120°22′11,34″Đ / 22,33333°B 120,36667°Đ / 22.33333; 120.36667
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảo Lưu Cầu
Ảnh vệ tinh đảo Lưu Cầu
Địa lý
Vị tríEo biển Đài Loan
Tọa độ22°20′19,12″B 120°22′11,34″Đ / 22,33333°B 120,36667°Đ / 22.33333; 120.36667
Diện tích6,8 km2 (26,3 mi2)
Độ cao tương đối lớn nhất34 m (112 ft)
Hành chính
HuyệnBình Đông
HươngLưu Cầu
Nhân khẩu học
Dân số12.273
Thông tin khác
Trang webliuqiu.pthg.gov.tw
Lưu Cầu
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung琉球
Tiểu Lưu Cầu
Tiếng Trung小琉球
Nghĩa đenLưu Cầu nhỏ
Tên tiếng Nhật
Kanji琉球
Hiraganaりゅうきゅう

Đảo Lưu Cầu (tiếng Trung: 琉球嶼; Hán-Việt: Lưu Cầu dự; Bạch thoại tự: Liû-khiû sū), còn gọi là Tiểu Lưu Cầu (小琉球, Sió liû-khiû) hay đảo Lạp Mỹ (拉美島), là một đảo san hô nằm trong eo biển Đài Loan, cách đảo Đài Loan khoảng 13 kilômét (8 mi) về phía tây nam. Đảo có diện tích 6,8 km2 (2,6 dặm vuông Anh) và khoảng 12.200 cư dân, phần lớn chỉ mang một trong 10 họ. Đảo thuộc phạm vi quản lý của hương Lưu Cầu, huyện Bình Đông, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Đá Hoa Bình
Đảo Lưu Cầu (tô màu hồng) trong tương quan với phần phía nam đảo Đài Loan. Phần còn lại của huyện Bình Đông được tô màu vàng.

Đảo Lưu Cầu có hình dạng giống như hình bàn chân[1] hoặc chiếc ủng[2] với diện tích 6,8 kilômét vuông (2,6 dặm vuông Anh)[3] lúc triều cường và khoảng 7,4 km2 (2,9 dặm vuông Anh) lúc triều kiệt,[1] trải dài khoảng 4 kilômét (2,5 mi) từ bắc đến nam và trải rộng 2 kilômét (1,2 mi) từ đông sang tây.[3] Đảo nằm ở góc đông nam của eo biển Đài Loan, cách Đông Cảng, Bình Đông khoảng 8 hải lý (15 km; 9 mi) về phía nam tây nam[2] tại cửa sông Cao Bình[3] trên bờ tây nam của đảo Đài Loan. Toàn bộ đảo dốc nhẹ từ tây nam đến đông bắc,[3] nhưng bao gồm hai địa hào (một từ đông bắc đến tây nam, một từ tây bắc đến đông nam) giao nhau ở giữa, chia đảo thành bốn thềm.[2] Điểm cao nhất trên đảo là đồi Belly, cao khoảng 80 mét (260 ft) so với mực nước biển.[1]

Lưu Cầu là hương đảo duy nhất ở huyện Bình Đông. Đảo được bao phủ bởi đá vôi và đất màu đỏ do oxide sắtoxide silic phong hóa.[2] Các bãi biển, rạn san hô, hang và các hình thái đá bị xói mòn của đảo đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Các bãi biển chính của đảo là bãi biển Trung Áo (中澳沙灘) ở bờ bắc,[4] đới gian triều Đỗ Tử Bình (肚仔坪潮間帶)[5] và bãi Cáp Bản (蛤板灣) ở bờ tây.[6] Những hang động quan trọng nhất của đảo là động Ô Quỷ (烏鬼洞), động Mỹ Nhân (美人洞), và động Long Hà (龍蝦洞, "động Tôm Hùm").[7] Những bãi đá nổi tiếng nhất đảo có thể kể đến đá Hoa Bình (花瓶石, "đá Bình Hoa") ở đầu bắc của đảo,[8] hành lang sinh thái Sam Phúc (杉褔生態廊道) ở bờ đông, và rạn san hô viền bờ Hậu Thạch (厚石裙礁) ở phía đông nam,[9] bao gồm đá Lão Thử (老鼠石, "đá Chuột"), đá Quan Âm (觀音石), đá Hồng Phiền (紅蕃石), và đá Ba Sơn Hổ (爬山虎, "đá Hổ Leo Núi") ở phía đông nam.[7]

Rừng trên đảo có nhiều loại cây như keo dậu, keo nói chung, dứa dại và tre.[10]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Siraya, một sắc dân bản địa Đài Loan, được cho là cư dân gốc của đảo này.[11] Năm 1636, thổ dân nơi này bị Công ty Đông Ấn Hà Lan thảm sát trong sự kiện đảo Lạp Mỹ. Đến năm 1645, thương nhân Hán thuê đảo từ người Hà Lan đã loại bỏ những cư dân bản địa cuối cùng.[12] Người Hán ra sinh sống và biến nơi này thành một làng chài nhỏ bé, đến cuối thời kỳ nhà Thanh kiểm soát (1895) thì chỉ có 200 cư dân.[13]

Thời Đài Loan thuộc Nhật, Nhật Bản đặt ra làng Ryūkyū (tiếng Nhật: 琉球庄) để quản lý đảo này, thuộc quận Tōkō, tỉnh Takao.

Sau khi Trung Hoa Dân Quốc tiếp quản vào năm 1945, đảo trở thành một hương[14] cũng tên là Lưu Cầu, thuộc huyện Bình Đông, tỉnh Đài Loan (tỉnh này được tinh giản vào năm 1998).

Đảo chuyển sang làm kinh tế du lịch vào đầu thế kỷ 21, đặc biệt sau khi được đưa vào khu thắng cảnh vịnh Đại Bằng hồi năm 2004.[15]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Hương Lưu Cầu gồm có 8 thôn (村) là Trung Phúc (中福), Ngư Phúc (漁福), Bản Phúc (本福), Sam Phúc (杉福), Thượng Phúc (上福), Đại Phúc (大福), Thiên Phúc (天福) và Nam Phúc (南福). Trụ sở hương đặt tại thôn Trung Phúc.

Đơn vị hành chính thuộc hương Lưu Cầu

Người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Ni (2018), tr. 173.
  2. ^ a b c d “Liuqiu Scenery”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ a b c d “General Information”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2017, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ “Chungau Beach”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ “Duozaiping”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ “Geban Bay”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ a b “Scenic Spots”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “Vase Rock”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ “Houshi Fringing Reef”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ “Economy”, Official site, Liuqiu: Liuqiu Township Office, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2022, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Momphard, David (18 tháng 7 năm 2004), “Of Grottoes and Graves”, Taipei Times.
  12. ^ Blussé, Leonard (2000). “The Cave of the Black Spirits”. Trong Blundell, David (biên tập). Austronesian Taiwan. California: University of California. ISBN 0-936127-09-0.
  13. ^ Campbell (1903), tr. 542.
  14. ^ “臺灣地區鄉鎮市區級以上行政區域名稱中英對照表” [Chinese-English comparison table of names of administrative regions above the township level in Taiwan] (PDF) (bằng tiếng Trung). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2012. Accessed via “Taiwan Geographic Names Information Systems”. Ministry of the Interior. 16 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2015.
  15. ^ Wang Jiecun; và đồng nghiệp (7 tháng 4 năm 2013), “小琉球遊客倍增生態保育更重要”, Official site, Taipei: Public Television Service

Thư mục tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]