Lê Thiện (nghệ sĩ)
Lê Thiện | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Tô Đặng Thị Thiện |
Ngày sinh | 19 tháng 8, 1945 |
Nơi sinh | Hoài Nhơn, Bình Định, Liên bang Đông Dương |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp |
|
Lĩnh vực | Cải lương |
Khen thưởng | Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Huy chương Chiến sĩ vẻ vang |
Danh hiệu | Nghệ sĩ ưu tú (1993) |
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1957 – nay |
Vai diễn | Nguyễn Thị Anh trong Rạng Ngọc Côn Sơn |
Website | |
Lê Thiện trên IMDb | |
Lê Thiện (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1945), tên khai sinh là Tô Đặng Thị Thiện, là một diễn viên sân khấu Việt Nam, nguyên Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Bà đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1993.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Lê Thiện, tên khai sinh là Tô Đặng Thị Thiện, sinh ngày 19 tháng 8 năm 1945, quê quán tại phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm bà 11 tuổi, khi đoàn văn công Nam bộ đi diễn ở Hoài Nhơn và tuyển diễn viên, Lê Thiện được tuyển vào đoàn và bắt đầu hoạt động sân khấu. Sau khi Hiệp định Genève được kí kết, Lê Thiện theo đoàn trở vào Quy Nhơn, lên tàu tập kết ra Bắc và cập bến tại Hải Phòng.[1][2]
Tại miền Bắc, khi Đoàn văn công Nam Bộ giải thể, một số nghệ sĩ như Ca Lê Thuần, Phan Nhân chuyển ra Hà Nội. Lúc này, Lê Thiện cũng chuyển công tác sang đoàn văn công Tổng cục Chính trị đóng tại Lý Nam Đế, Hà Nội. Tại đây, bà được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy về múa ba lê, thanh nhạc, hát chèo.[3][4] Ngày 2 tháng 9 năm 1956, Lê Thiện cùng Nghệ sĩ nhân dân Thanh Vy được dự kiến Phủ Chủ tịch để biểu diễn và được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.[3][5] Năm 1957, sau khi góp mặt trong vở kịch "Lá cờ tự do", Lê Thiện được đạo diễn Dương Ngọc Thạch chú ý đến và mời về Đoàn cải lương Nam Bộ. Nhờ vào khiếu thanh nhạc và lợi thế hình thể, bà được chọn đóng vai chính chỉ sau 1 năm học cải lương với nhiều vai diễn như Chim hạc trong "Hạc chiều", Thuyền Quyên trong "Khuất Nguyên",...[3]
Năm 1966, khi đang là diễn viên chính của Đoàn Cải lương Nam Bộ, Đoàn văn công quân Giải Phóng được thành lập để chuẩn bị đi biểu diễn ở nước ngoài. Lê Thiện đã gia nhập và cùng đoàn tham gia biểu diễn tại nhiều nước như Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc và gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo cấp cao như Kim Nhật Thành, Fidel Castro.[3][6] Năm 1973, Lê Thiện là 1 trong 5 nghệ sĩ của Đoàn cải lương Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Cộng hòa Pháp kết hợp với Việt Kiều tại đây để biểu diễn trong khoảng thời gian diễn ra Hội nghị Paris về Việt Nam. Sau khoảng 3 tháng trở về từ Paris, bà tiếp tục theo đoàn văn công đi biểu diễn tại Chiến dịch đường 9 – Nam Lào.[3] Đến năm 1979, Lê Thiện tiếp tục có mặt tại chiến trường Campuchia để biểu diễn trong giai đoạn Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia.[7]
Sau ngày Việt Nam tái lập thống nhất, Lê Thiện trở vào miền Nam và được chính quyền mới yêu cầu tham gia công tác quản lý, chính vì lý do này mà bà trở nên ít xuất hiện trên sân khấu.[2] Lê Thiện từng có thời gian dài giữ chức Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và nổi tiếng với vai diễn Thần phi Nguyễn Thị Anh trong vở "Rạng ngọc Côn Sơn" của Nhà hát này, đồng thời là người dàn dựng múa chính cho các vở diễn như "Thái hậu Dương Vân Nga", "Kiều Nguyệt Nga", "Truyện cổ Bát Tràng".[2][3] Sau khi nghỉ hưu, từ thập niên 2010, Lê Thiện chuyển sang đóng phim truyền hình, phim điện ảnh với những vai người bà, người mẹ trong nhiều bộ phim như Dù gió có thổi; Cá Rô, em yêu anh!; Vừa đi vừa khóc;... và được khán giả gọi với biệt danh "bà nội quốc dân".[8] Lê Thiện được nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy chương Chiến sĩ vẻ vang.[3] Năm 1993, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Đến năm 2021, bà được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân nhưng hồ sơ đã bị đánh trượt bởi hội đồng xét duyệt.[9][10]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tựa đề | Vai diễn | Đạo diễn | Kênh | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1996 | Xóm nước đen | Bà Sáu | Đỗ Phú Hải | HTV9 | [11][12][13] |
2009 | Dù gió có thổi | Bà Mỹ | Hồ Thái Hòa, Nguyễn Phương Điền | HTV3 | [14][15] |
Ngôi nhà hạnh phúc | Bà nội Vương Hoàng | Vũ Ngọc Đãng | VTV3 | [16][17] | |
2010 | Cá Rô, em yêu anh! | Bà Năm Hồng | Nguyễn Phương Điền | HTV3 | [18][19] |
2012 | Mưa đầu mùa | Bà ngoại Minh Tú | Lê Hùng Phương | VTV9 | [20] |
2013 | Bếp của mẹ | Bà nội | Lê Hoàng | K+ | [21][22] |
2014 | Mùa sen cạn | Bà Mười | Nguyễn Dương | THVL1 | [23][24] |
Bếp hát | Bà nội Ấn Độ | Phan Gia Nhật Linh | VTV3 | [25] | |
Vừa đi vừa khóc | Bà nội | Vũ Ngọc Đãng | [26][27] | ||
Trả giá | Bà Trâm | Đinh Đức Liêm | [28] | ||
2015 | Chuyện tình bà nội trợ | Bà Vân | Trương Dũng | HTV9 | [29][30] |
Những cô nàng rắc rối | Bà nội | Trần Đình Hiền | VTV9 | [31] | |
Cô Thắm về làng (phần 1) | Bà Tám | Lê Hướng Nam | HTV2 | [32][33] | |
Dâu trăm họ | Năm Lành | Trần Quế Ngọc | SCTV14 | [34] | |
2016 | Hot girl làm vợ | Năm Lành | Lê Hướng Nam | [35] | |
Nữ cảnh sát tập sự | Mẹ Khánh | Nguyễn Phương Điền | VTV3 | [36][37] | |
2017 | Cô Thắm về làng (phần 2) | Bà Tám | Nguyễn Hoàng Anh | HTV2 | [38] |
Oan gia bùm chéo | Bà nội | Quốc Thuận | VTV9 | [39][40] | |
2018 | Cô Thắm về làng (phần 3) | Bà Tám | Lương Trung Tín | HTV2 | [41] |
Dâu Tây đón tết | Bà nội | Trần Toàn | SCTV13 | [42] | |
2019 | Phượng khấu | Trần Thị Đang | Huỳnh Tuấn Anh | POPS | [43][44][45] |
Tiếng sét trong mưa | Mẹ Lũ | Nguyễn Phương Điền | THVL1 | [46][47][48] | |
Đánh cắp giấc mơ | Bà nội | Nguyễn Phương Điền, Trung Nghĩa | VTV3 | [49] | |
Gia đình là số 1 (phần 2) | Nhật Trung | HTV7 | [50] | ||
Cô Thắm về làng (phần 4) | Bà Tám | Võ Thạch Thảo | HTV2 | [51] | |
2020 | Dòng đời chảy ngược | Bà Song | Nguyễn Quang Minh | SCTV14 | [52][53] |
Gạo nếp gạo tẻ (phần 2) | Bà Năm | Nguyễn Hoàng Anh | HTV2 | [54][55] | |
Trói buộc yêu thương | Khách mời | Lê Hùng Phương | VTV3 | [56][57] | |
Vua bánh mì | Bà Ngà | Nguyễn Phương Điền | THVL1 | [58][59][60] | |
2023 | Trên cả tình thân | Bà Hoàng | Thái Trình | SCTV14 | [61][62][63] |
Điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tựa | Vai diễn | Đạo diễn | Nguồn |
---|---|---|---|---|
2016 | Cho em gần anh thêm chút nữa | Bà Xuân | Văn Công Viễn | [64][65] |
Bao giờ có yêu nhau | Bà chủ hàng nước | Dustin Nguyễn | [66][67][68] | |
Chờ em đến ngày mai | Bà lão | Đinh Tuấn Vũ | [69][70] | |
2018 | Hạ cuối tình đầu | Bà Bảy | Trương Quang Thịnh | [71][72] |
Tháng năm rực rỡ | Bà của Hiểu Phương | Nguyễn Quang Dũng | [73][74] | |
2019 | Thưa mẹ con đi | Bà nội | Trịnh Đình Lê Minh | [75][76][77] |
2020 | Tiệc trăng máu | Mẹ của Bình | Nguyễn Quang Dũng | [78][79] |
2021 | Người lắng nghe: Lời thì thầm | Bà ngoại Thuỳ Dương | Khoa Nguyễn | [80][81][82] |
2023 | Hành trình tình yêu của một du khách | Bà nội Sinh | Steven K. Tsuchida | [83][84][85] |
2024 | Sáng đèn | Má Hạnh | Hoàng Tuấn Cường | [86][87][88] |
Khen thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hoàng Hoài Hương (19 tháng 6 năm 2015). “NSƯT Lê Thiện: Mải vui trên những nhọc nhằn”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b c Nguyễn Trà (7 tháng 4 năm 2022). “NSƯT Lê Thiện: Tràng cười làm nên một thương hiệu”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b c d e f g Nông Hồng Diệu (31 tháng 7 năm 2022). “NSƯT Lê Thiện – đâu chỉ là "Bà nội quốc dân"”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thư Hiên (24 tháng 9 năm 2022). “NSƯT Lê Thiện: Dù gió có thổi”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thanh Hiệp (11 tháng 8 năm 2023). “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh tại Báo Người Lao Động: NSƯT Lê Thiện kể chuyện gặp Bác”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Linh Đoan (6 tháng 2 năm 2024). “Nghệ sĩ Lê Thiện: Nhớ những giao thừa phân ly”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Trinh Nguyễn (7 tháng 3 năm 2024). “Phong tặng NSND: Không biết sao vẫn chưa có 'má Lê Thiện'”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
- ^ Cát Vũ (8 tháng 2 năm 2015). “NSƯT Lê Thiện: 'Bà nội bá đạo'”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Trọng Thịnh (2 tháng 9 năm 2021). “Nghệ sỹ từng diện kiến Bác Hồ ngày 2/9/1956 lý giải việc làm hồ sơ xét NSND muộn”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Trinh Nguyễn (10 tháng 8 năm 2022). “Phong tặng danh hiệu NSND: Hội đồng xét duyệt có đủ 'gần' nghệ thuật truyền thống?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Anh Duy - Đồng Thần (24 tháng 2 năm 2017). “Đất "dữ" hóa lành: Kỳ 9 - 'Xóm nước đen' mạnh mẽ chuyển mình”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
- ^ Vinh Quang (4 tháng 6 năm 2020). “Làm phim: Nghệ thuật hay hàng hóa?”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
- ^ Lục Diệp (1 tháng 12 năm 2020). “Đạo diễn Đỗ Phú Hải: "Tôi không thị trường được"”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
- ^ Tùng Khanh (11 tháng 7 năm 2009). “Dù gió có thổi: Thêm một phim Hàn được Việt hóa”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Út Bạch (15 tháng 9 năm 2009). “Bên lề phim "Dù gió có thổi"”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Tú Trung (3 tháng 5 năm 2009). “'Full House' phiên bản Việt: Dàn Sao có phù hợp?”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Tú Uyên (29 tháng 10 năm 2009). “"Ngôi nhà hạnh phúc" phiên bản Việt lên sóng VTV3 từ ngày 6/11”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ N.T.A (12 tháng 7 năm 2010). “Khởi chiếu "Cá rô, em yêu anh"”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hoàng Lê (13 tháng 10 năm 2011). “Cá rô, em yêu anh: hương vị khó lẫn”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hoàng Lê (3 tháng 2 năm 2012). “Mưa đầu mùa: Tình yêu và trải nghiệm của giới trẻ”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hải Dương (7 tháng 1 năm 2012). “Phim "Bếp của mẹ" - bí quyết giữ hạnh phúc gia đình”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Quỳnh Nguyễn (29 tháng 12 năm 2011). “"Bếp của mẹ" và những bài học cuộc sống”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hoàng Lê (29 tháng 12 năm 2013). “Năm mới xem phim mới”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thanh Phúc (1 tháng 1 năm 2014). “Đầu năm, ba phim truyền hình cùng lên sóng”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ N.H. (5 tháng 4 năm 2014). “Phát sóng "Bếp hát" - phiên bản Việt của The Kitchen Musical”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Chi Mai (9 tháng 4 năm 2014). “'Vừa đi vừa khóc' rơi vào lối mòn của phim Vũ Ngọc Đãng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Lưu Phương (8 tháng 6 năm 2014). “NSƯT Lê Thiện tiết lộ bí quyết làm "bà nội Đông Dương"”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Giới thiệu phim: "Trả giá"”. Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Phúc. 30 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hồng Liên (5 tháng 9 năm 2015). “Chuyện tình bà nội trợ: Câu chuyện của những người vợ”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Ngọc Tú (1 tháng 9 năm 2019). “Chuyện hậu trường thú vị của phim "Chuyện tình bà nội trợ"”. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thể thao & Văn hóa (31 tháng 3 năm 2015). “Giải trí cuối tuần với sitcom 'Những cô nàng rắc rối '”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hoàng Lê (20 tháng 11 năm 2016). “Đã là Cô Thắm thì phải... miệt vườn”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hoàng Lê (12 tháng 1 năm 2016). “Cô Thắm về làng - phim tết đến sớm”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hồng Liên (23 tháng 10 năm 2015). “Dâu trăm họ: Những góc khuất đằng sau nghề giúp việc”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hồng Liên (4 tháng 2 năm 2016). “Hotgirl làm vợ: Khóc cười từ các đám cưới vàng”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hà Thu (23 tháng 12 năm 2015). “Nữ cảnh sát tập sự, bộ phim truyền hình mới gay cấn, kịch tính và lãng mạn”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Dạ Miên (23 tháng 12 năm 2015). “"Nữ cảnh sát tập sự" – những góc nhìn đa diện về chiến sĩ Công an”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Q.N. (27 tháng 1 năm 2017). “Sam phủ sóng truyền hình Tết Đinh Dậu”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Ngọc Hân (13 tháng 11 năm 2017). “Băng Di "Oan gia bùm chéo" với Hà Trí Quang”. Tuổi trẻ Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Vũ Liên (1 tháng 10 năm 2017). “'Oan gia bùm chéo': Câu chuyện tình làng nghĩa xóm”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ “'Cô Thắm về làng 3': Hương vị đặc trưng của ngày Tết”. Thế giới Điện ảnh. 20 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Phú Thứ (6 tháng 2 năm 2019). “Đạo diễn Trần Toàn: Tôi rất vui khi có nhiều khán giả và đồng nghiệp cùng thích phim "Dâu Tây đón Tết"”. BizViet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Châu Xuyên (9 tháng 6 năm 2020). “Vượt khó làm phim lịch sử”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Minh Khuê (5 tháng 6 năm 2019). “"Phượng khấu": Dốc sức làm phim cổ trang”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Gia Bảo (13 tháng 3 năm 2020). “'Phượng khấu' tập 2: Thái hoàng thái hậu quyết 'hất cẳng' Phi Hiền”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thanh Hiệp (19 tháng 2 năm 2019). “Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Phương Điền ba lần làm thầy "bất duyên"”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thu Thủy (11 tháng 10 năm 2019). “Tiếng sét trong mưa: Bi kịch tình yêu từ những lỗi lầm và dục vọng”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thiên Phúc, Hương (1 tháng 9 năm 2019). “'Tiếng sét trong mưa' đẫm nước mắt khi phóng tác từ 'Lôi vũ'”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ ĐH (3 tháng 10 năm 2019). “Sau mẹ chồng quốc dân "Về nhà đi con", xuất hiện bà nội chồng gây sốt ở "Đánh cắp giấc mơ"”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hoàng Lê (4 tháng 1 năm 2019). “'Gia đình là số 1' phần 2 phiên bản Việt: liệu có làm nên chuyện?”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Bảo Lam (26 tháng 1 năm 2019). “Hương Tết với "Cô Thắm về làng" phần 4”. Báo Cần Thơ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Văn Tuấn (25 tháng 9 năm 2020). “Yêu và hận trong "Dòng đời chảy ngược"”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thiên Anh (25 tháng 9 năm 2020). “Tim trở lại màn ảnh nhỏ với vai phản diện trong 'Dòng đời chảy ngược'”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hà Tùng Long (8 tháng 6 năm 2020). “Có gì thú vị trong "Gạo nếp gạo tẻ" phần 2 sắp lên sóng?”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Diễm Trang (5 tháng 7 năm 2020). “'Gạo nếp gạo tẻ' phần 2 gay cấn với câu chuyện kịch tính của 8 người con”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ “"Trói buộc yêu thương"- Khi tình yêu thương trở thành bi kịch”. Dân Trí. 15 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Linh Anh (20 tháng 9 năm 2020). “Dàn diễn viên nổi tiếng quy tụ trong phim mới "Trói buộc yêu thương"”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
- ^ Lục Diệp (15 tháng 9 năm 2020). “Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Phương Điền: "Vua bánh mì sẽ đậm dấu ấn văn hóa Việt"”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hà Thúy Phương (24 tháng 9 năm 2020). “"Vua bánh mì" bản Việt có gì khác với siêu phẩm gốc xứ Hàn?”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Vũ Liên (23 tháng 10 năm 2020). “Bạch Công Khanh, Quốc Huy có làm nên chuyện trong 'Vua bánh mì' phiên bản Việt?”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hải Duy (22 tháng 6 năm 2023). “Trên cả tình thân và bài học sống thật với cuộc đời mình”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hy Quang (8 tháng 7 năm 2023). “Nữ chính 'Người ấy là ai?' trở lại với phim truyền hình”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Bảo Lam (13 tháng 7 năm 2023). “Sống thật với "Trên cả tình thân"”. Báo Cần Thơ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ P.C.Tùng (30 tháng 11 năm 2016). “Đẹp và xúc động với 'Cho em gần anh thêm chút nữa'”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Kim Vân (4 tháng 12 năm 2016). “'Cho em gần anh thêm chút nữa': Bi kịch tình yêu hay sự nối dài của phim ung thư Hàn Quốc”. Tạp chí Một Thế Giới. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Ngọc Hà (7 tháng 12 năm 2015). “"Bao giờ có yêu nhau"”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
- ^ Nguyên Lê (16 tháng 5 năm 2016). “Phim "Bao giờ có yêu nhau" tiên đoán được… vụ án?”. Báo Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
- ^ Linh Đoan (12 tháng 1 năm 2017). “Hội Điện ảnh TP.HCM: trao 3 giải cho phim của Dustin Nguyễn”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
- ^ Đại Mỹ Lệ (31 tháng 12 năm 2016). “'Chờ em đến ngày mai' - giấc mơ cổ tích”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Ban Thời sự VTV (25 tháng 5 năm 2017). “"Chờ em đến ngày mai" sẽ lên sóng K+ ngày 26/5”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ P.C.Tùng (12 tháng 4 năm 2018). “'Hạ cuối tình đầu' để lại ấn tượng đẹp về thời thanh xuân”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hạ Tuyết (19 tháng 4 năm 2018). “'Hạ cuối tình đầu': Học sinh lớp 12 chỉ chăm chăm nổi loạn, ăn chơi?”. Znews. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Phong Kiều (2 tháng 3 năm 2018). “'Tháng năm rực rỡ': bản phim làm lại tuyệt đẹp”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Ân Nguyễn (5 tháng 3 năm 2018). “Dàn sao nữ hai thế hệ trong 'Tháng năm rực rỡ'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Ngọc Diệp (25 tháng 6 năm 2019). “Thưa mẹ con đi: Một chuyện tình đồng tính giản dị và lãng mạn”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Lâm Lê (16 tháng 8 năm 2019). “Neo được vào lòng khán giả, là 'Thưa mẹ con đi'”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Ân Nguyễn (28 tháng 8 năm 2019). “"Thưa mẹ con đi" và những bộ phim cùng thông điệp”. Đại biểu Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Mi Ly (20 tháng 10 năm 2020). “'Tiệc trăng máu' - Bữa tiệc của diễn xuất, dối trá và những bí mật kinh hoàng”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Vũ Nga (27 tháng 1 năm 2021). “Đạo diễn Quang Dũng kể chuyện làm phim Tiệc trăng máu”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Tam Kỳ (3 tháng 3 năm 2022). “Dàn diễn viên ra mắt phim kinh dị 'Người lắng nghe'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Quế Chi (10 tháng 3 năm 2022). “'Người lắng nghe: Lời thì thầm': Khi sự thật không thể bị lãng quên”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hương Nhu (9 tháng 3 năm 2022). “Phim "Người lắng nghe: Lời thì thầm": Có đáng được lắng nghe?”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Uyên Phương (20 tháng 4 năm 2023). “A tourist's guide to love: Hành trình chữa lành trái tim của một người Mỹ ở Việt Nam”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Như Võ (23 tháng 4 năm 2023). “Phim Mỹ quay tại Việt Nam 'A tourist's guide to love': Còn gì ngoài cảnh đẹp?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Lê Giang (27 tháng 4 năm 2023). “A Tourist's Guide to Love - phim đưa cảnh đẹp Việt đến thế giới - vào top 3 Netflix toàn cầu”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Hải Duy (28 tháng 1 năm 2024). “NSƯT Lê Thiện: Đời tôi chỉ có ý nghĩa khi được sống trên phim trường”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Thái Minh (4 tháng 1 năm 2024). “"Sáng đèn" - Phim điện ảnh về gánh hát miền Tây”. Đại biểu Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
- ^ Lê Giang (27 tháng 3 năm 2024). “Đen như phim 'Sáng đèn'”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.