Keiō Dentetsu
Loại hình | Đại chúng (K.K) |
---|---|
Mã niêm yết | TYO: 9008 |
Ngành nghề | Giao thông công cộng Bất động sản Bán lẻ |
Tiền thân | Đường sắt điện Keio (京王電気軌道) |
Thành lập | Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản (1 tháng 6 năm 1948 ) |
Người sáng lập | Inoue Tokutarō |
Trụ sở chính | Tama, Tokyo, Nhật Bản |
Thành viên chủ chốt | Kan Katō, Chủ tịch & CEO |
Doanh thu | ¥429,19 tỉ (FY2008) |
Tổng tài sản | ¥660,161 tỉ (FY2008) |
Chủ sở hữu | Master Trust Bank Nhật Bản (9.44%) Nippon Life (5.03%) Taiyo Life (4.80%) T&D Holdings (4.55%) Trust & Custody Services Bank (4.50%) Sumitomo Mitsui Trust Bank (2.99%) Dai-ichi Life (1.82%) STATE STREET BANK WEST CLENT - TREATY 505234 (1.77%) Trust & Custody Services Bank (1.64%) Mitsubishi Bank (1.60%) Fukoku Life (1.57%) Keikyu (0.64%) JR East (0.52%) Yamanashi Chuo Bank (0.50%) Tokyu Corporation (0.37%) Tokyu Construction (0.33%) Odakyu Electric Railway (0.17%) Keisei Electric Railway (0.15%) Sagami Railway (0.10%) Seibu Holdings (0.07%) Sanrio (0.07%) Kinki Nippon Railway (0.02%) |
Số nhân viên | 2276 (2007) |
Công ty con | Keio Dentetsu Bus Keio Department Store Keio Plaza Hotel |
Website | www |
Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Nhật. (June 2019) Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
Công ty cổ phần Điện thiết Keiō (京王電鉄株式会社 (Kinh Vương điện thiết châu thức hội xã) Keiō Dentetsu Kabushiki-gaisha) (TYO: 9008) là một nhà điều hành đường sắt tư nhân ở Tokyo, Nhật Bản và là công ty trung tâm của Tập đoàn Keiō (京王グループ Keiō Gurūpu) tham gia vào lĩnh vực vận tải, bán lẻ, bất động sản và nhiều ngành công nghiệp khác.
Cái tên "Keio" (京王 (Kinh vương)) có nguồn gốc từ việc lấy mỗi kí tự từ hai nơi mà tuyến đường sắt chạy qua: "Tōkyō" (東京) và "Hachiōji" (八 王子). Mạng lưới đường sắt Keiō kết nối các vùng ngoại ô phía tây của Tokyo (Chōfu, Fuchū, Hachiōji, Hino, Inagi, Tama) và Sagamihara ở Kanagawa với trung tâm Tokyo tại ga Shinjuku.
Các tuyến
[sửa | sửa mã nguồn]Mạng lưới Keio dựa trên Tuyến Keiō trung tâm, dài 37,9 km (23,5 mi), có 32 nhà ga.
Tuyến | Đoạn | Số nhà ga | Chiều dài (km) | Nhà ga | Ngày mở cửa | Tốc độ tối đa (km/h) |
---|---|---|---|---|---|---|
Tuyến Keiō | Shinjuku - Keiō Hachiōji | 01, 04-34 | 37.9 | 32 | 15 tháng 4, 1913 | 110 |
Tuyến Keiō Sagamihara | Chōfu - Hashimoto | 18, 35-45 | 22.6 | 12 | 1916 | 110 |
Tuyến Keiō Takao | Kitano - Takaosanguchi | 33, 48-53 | 8.6 | 7 | 20 tháng 3, 1931 | 105 |
Tuyến Keiō Inokashira | Shibuya - Kichijōji | 01-17 | 12.7 | 17 | 1934 | 90 |
Tuyến Keiō Mới | Shinjuku - Sasazuka | 01-04 | 3.6 | 4 | 1980 | |
Tuyến Keiō Dōbutsuen | Takahatafudō - Tama-Dōbutsukōen | 29, 47 | 2.0 | 2 | 29 tháng 4, 1964 | |
Tuyến Keiō Keibajō | Higashi-Fuchū - Fuchū Keiba Seimonmae | 23, 46 | 0.9 | 2 | 29 tháng 4, 1955 | |
Total | 7 tuyến | 88.3 |
Tuyến Keio Inokashira không có chung đường với Tuyến chính. Nó giao nhau với Tuyến Keio tại Ga Meidaimae.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tiền thân của công ty là Đường sắt điện Nhật Bản (日本電気鉄道) được thành lập năm 1905.[1] Năm 1906, công ty được tổ chức lại thành Đường sắt điện Musashi (武蔵電気鉄道), năm 1910 đổi tên một lần nữa thành Xe điện Keiō (京王電気軌道)[1] và bắt đầu hoạt động đoạn liên tỉnh đầu tiên giữa Sasazuka và Chōfu vào năm 1913.[1] Đến năm 1923, Keiō đã hoàn thành tuyến đường sắt chính (nay là tuyến Keiō) giữa Shinjuku và Hachiōji.[1] Đường dọc theo đoạn Fuchū - Hachiōji ban đầu được đặt trên khổ 1.067 mm bởi Đường sắt điện Gyokunan; sau đó thì được thay đổi thành khổ đường 1.372 mm cho khớp với các đường khác.[1]
Tuyến Inokashira bắt đầu hoạt động vào năm 1933, với tư cách là một công ty hoàn toàn riêng biệt là Đường sắt điện Teito (帝都電鉄).[1] Công ty này cũng đã lên kế hoạch liên kết Ōimachi với Suzaki (nay là khu Kōtō), mặc dù kế hoạch này không bao giờ thành hiện thực.[1] Năm 1940, Teito hợp nhất với Công ty TNHH đường sắt điện Odakyū, và trong năm 1942, các công ty kết hợp này được sáp nhập hết theo lệnh của chính phủ thành Tōkyō Kyūkō Dentetsu (東京急行電鉄) (nay là Tập đoàn Tōkyū).[1]
Năm 1947, các cổ đông của Tōkyū bỏ phiếu chuyển tuyến Keiō và Inokashira thành một công ty mới, tên là Đường sắt điện Keiō Teito (京王帝都電鉄).[1] Cái tên Teito bị loại bỏ năm 1998 nhằm thay cho Đường sắt điện Keiō (京王電鉄 (Kinh Vương điện thiết) Keiō Dentetsu), mặc dù đôi khi vẫn có thể thấy biển hiệu và phù hiệu "KTR" cũ.[1] Tên tiếng Anh của công ty được đổi thành Keio Corporation vào ngày 29 tháng 6 năm 2005.[1]
Ghế ưu tiên
[sửa | sửa mã nguồn]Keiō là một trong những công ty đường sắt đầu tiên giới thiệu chỗ ngồi ưu tiên trên các chuyến tàu của mình. Ghế ưu tiên dành cho người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Những chiếc ghế đặc biệt này, ban đầu được gọi là "Ghế bạc" nhưng được đổi tên vào năm 1993, khánh thành vào Ngày Kính Lão 15 tháng 9 năm 1973.
Toa xe
[sửa | sửa mã nguồn]Tất cả các chuyến tàu Keiō đều có chỗ ngồi dọc (kiểu tàu vé tháng).
Đường khổ 1.372 mm (4 ft 6 in)
[sửa | sửa mã nguồn]- Hệ 7000 (từ năm 1984)
- Hệ 8000 (từ năm 1992)
- Hệ 9000 (từ năm 2001)
- Hệ 5000 (thế hệ 2) (từ năm 2017)
Chiếc đầu tiên trong đội xe gồm 5 chiếc EMU mới gồm 10 toa hệ 5000 được giới thiệu vào ngày 29 tháng 9 năm 2017, trước khi bắt đầu các dịch vụ tàu vé tháng dành riêng cho thời gian buổi tối, chạy từ Shinjuku vào mùa xuân năm 2018.[2]
-
Hệ 7000 (bộ 8 toa)
-
Hệ 8000 (bộ 10 toa)
-
Hệ 9000 (bộ 10 toa)
-
Hệ 5000 (II)
Đường khổ 1.067 mm (3 ft 6 in)
[sửa | sửa mã nguồn]- Hệ 1000 (thế hệ 2) (từ năm 1996)
-
Hệ 1000 (II)
Toa xe cũ
[sửa | sửa mã nguồn]Đường khổ 1.372 mm (4 ft 6 in)
[sửa | sửa mã nguồn]- Hệ 5000 (từ 1963 đến 1996)
- Hệ 6000 (từ 1972 đến 2011)
-
Hệ 5000 (I)
-
Hệ 6000 (bộ 4 toa)
Đường khổ 1,067 mm (3 ft 6 in)
[sửa | sửa mã nguồn]- Hệ 1000 (từ 1957 đến 1984)
- Hệ 3000 (từ 1962 đến 2011)
-
Hệ 1000 (I)
-
Hệ 3000 (tân trang)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i j k “京王ハ ン ド ブック 2 0 2 1” [Keio Handbook 2021] (PDF). keio.co.jp (bằng tiếng Nhật). 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ 京王5000系営業運転開始 [Keio 5000 series enters revenue service]. Tetsudo Hobidas (bằng tiếng Nhật). Japan: Neko Publishing Co., Ltd. 29 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.