Bước tới nội dung

Kawanishi E7K

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
E7K
KiểuThủy phi cơ trinh sát
Hãng sản xuấtKawanishi Aircraft Company
Chuyến bay đầu tiên6 tháng 2 năm 1933
Được giới thiệu1935
Khách hàng chínhHải quân Đế quốc Nhật Bản
Số lượng sản xuất533

Chiếc Kawanishi E7K là một kiểu thủy phi cơ trinh sát ba chỗ ngồi của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong những năm 1930. Nó vẫn được tiếp tục sử dụng trong giai đoạn đầu của Thế Chiến II, và được phe Đồng Minh đặt cho tên mã là Alf.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1932, Hải quân Đế quốc Nhật Bản yêu cầu Kawanishi Aircraft Company sản xuất một kiểu máy bay để thay thế cho chiếc Kawanishi E5K cũng của hãng này. Thiết kế mới có tên gọi Kawanishi E7K1, là một kiểu máy bay cánh képsải cánh bằng nhau trang bị động cơ Hiro Kiểu 91 công suất 620 mã lực (462 kW). Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 6 tháng 2 năm 1933, và nó được giao cho Hải quân để thử nghiệm trong hoạt động ba tháng sau đó. Nó tham gia cuộc bay loại cạnh tranh cùng với kiểu Aichi AB-6, vốn cũng được thiết kế để tham gia cùng gói thầu này. Chiếc E7K1 được đưa vào sản xuất dưới tên gọi Thủy phi cơ Trinh sát Hải quân Loại 94 và được đưa vào hoạt động vào đầu năm 1935. Nó trở thành một kiểu máy bay được ưa chuộng, nhưng bị hạn chế bởi sự kém tin cậy của kiểu động cơ Hiro. Những chiếc E7K1 được sản xuất đời sau được trang bị một phiên bản động cơ Hiro 91 mạnh hơn, nhưng vẫn không cải tiến được độ tin cậy. Đến năm 1938, Kawanishi phát triển phiên bản cải tiến E7K2 trang bị động cơ bố trí hình tròn Mitsubishi Zuisea 11, bay chuyến bay đầu tiên vào tháng 8 năm 1938, và được Hải quân yêu cầu đưa vào sản xuất dưới tên gọi là Thủy phi cơ Trinh sát Hải quân Loại 94 Kiểu 2, trong khi phiên bản E7K1 được đổi tên thành Thủy phi cơ Trinh sát Hải quân Loại 94 Kiểu 1.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểu máy bay này được Hải quân Nhật sử dụng rộng rãi từ năm 1938 cho đến khi bắt đầu chiến sự tại Thái Bình Dương, khi những chiếc phiên bản E7K1 được rút về đảm trách các vai trò thứ yếu tại tuyến sau. Phiên bản E7K2 tiếp tục phục vụ tại tuyến đầu cho đến tận năm 1943, và cả hai phiên bản đều được sử dụng trong các phi vụ tấn công cảm tử Thần phong (Kamikaze) trong giai đoạn cuối của cuộc chiến.

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]
E7K1
Phiên bản sản xuất trang bị động cơ Hiro Kiểu 91, có 183 chiếc được chế tạo (bao gồm 57 chiếc được chế tạo bởi Nippon Hikoki K.K.)
E7K2
Phiên bản nâng cấp trang bị động cơ Mitsubishi Zuisei 11, có khoảng 350 chiếc được chế tạo (bao gồm 60 chiếc được chế tạo bởi Nippon Hikoki K.K.)

Các nước sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Nhật Bản

Đặc điểm kỹ thuật (E7K2)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc tính chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc tính bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 3 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm (0,303 inch)
  • 120 kg (265 lb) bom

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Unknown Author. The Illustrated Encyclopedia of Aircraft (Part Work 1982-1985). Orbis Publishing, 1982-1985.
  • Francillon, Réne J. Japanese Aircraft of the Pacific War. London: Putnam & Company Ltd., 1970 (2nd edition 1979). ISBN 0-370-30251-6.
  • Green, William. War Planes of the Second World War: Floatplanes, Volume Six. London: Macdonald, 1962.

Nội dung liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

E4N - E5K/E5Y - E6Y - E7K - E8A/E8K/E8N - E9W - E10A/E10K

Danh sách liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]