Bước tới nội dung

Katarzyna Jagiellonka

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Katarzyna Jagiellonka
Chân dung bởi Lucas Cranach Trẻ (k. 1556)
Vương hậu Thụy Điển
Tại vị30 tháng 9 năm 1568 – 16 tháng 9 năm 1583
Tiền nhiệmKarin Månsdotter
Kế nhiệmGunilla Bielke
Thông tin chung
Sinh1 tháng 11 năm 1526
Kraków, Ba Lan
Mất16 tháng 9 năm 1583(1583-09-16) (56 tuổi)
Stockholm, Thụy Điển
Phối ngẫu
Hậu duệ
Vương triềuJagiellon
Thân phụZygmunt I của Ba Lan Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuBona Sforza
Tôn giáoCông giáo La Mã

Katarzyna Jagiellonka (tiếng Thụy Điển: Katarina Jagellonica; Tiếng Litva: Kotryna Jogailaitė; 1 tháng 11 năm 1526 – 16 tháng 9 năm 1583) là Vương nữ của Liên bang Ba Lan-Lietuva và là Vương hậu Thụy Điển từ năm 1569 với tư cách là vợ của Johan III của Thụy Điển. Vương hậu Katarzyna có có ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề nhà nước trong thời gian trị vì của chồng, và bà cũng đàm phán với Giáo hoàng để mang Phong trào Phản Cải cách đến Thụy Điển.[1] Ngoài ra, Katarzyna còn là mẹ của Zygmunt III Waza.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Katarzyna Jagiellonka sinh ra tại Kraków, là con gái nhỏ nhất của Zygmunt I Stary của Liên bang Ba Lan-LietuvaBona Sforza xứ Milano.

Katarzyna được tiếp nhận nền giáo dục Phục Hưng toàn diện bởi các gia sư người Ý: Vương nữ được dạy đọc, viết và nói tiếng Latin, tiếng Đức và tiếng Ý, được hướng dẫn trò chuyện, cưỡi ngựa, khiêu vũ, ca hát và chơi một số loại nhạc cụ.[2]

Sau khi cha bà là Zygmunt I qua đời vào năm 1548, Katarzyna và hai người chị chưa kết hôn là AnnaZofia chuyển đến Mazowsze cùng mẹ. Vào năm 1556, Zofia kết hôn và rời đi Đức còn mẹ bà quay trở về Ý, và anh trai của Katarzyna và Anna là Zygmunt II August của Ba Lan chuyển hai người đến Cung điện Vilnius để đảm bảo sự hiện diện của hoàng gia tại Lietuva. Thời gian hai chị em sinh sống tại Vilnius được mô tả là hạnh phúc. Katarzyna và Anna được sống trong một cung điện và triều đình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời kỳ Phục hưng Ý, ngoài ra hai chị em được phép lập gia đình riêng và giao lưu với tầng lớp quý tộc.[2]

Việc truyền dòng dõi của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lietuva vào dòng dõi hoàng gia Thụy Điển bắt nguồn từ Katarzyna đã gây ra xung đột đáng kể sau khi bà qua đời, với các cuộc chiến tranh tôn giáo diễn ra tại châu Âu. Con trai của Katarzyna là Zygmunt thừa kế ngai vàng của cả Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lietuva vào năm 1587 và Thụy Điển vào năm 1592, nhưng ông chỉ cai trị Thụy Điển trong bảy năm trước khi bị phế truất vào năm 1599. Zygmunt và hậu duệ của ông, với tư cách là những vị vua Công giáo, sẽ tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với Thụy Điển theo Tin lành trên thực tế trong thế kỷ tiếp theo. Việc tranh chấp kế vị đã góp phần gây ra một số cuộc chiến tranh tàn khốc cho đến khi một cuộc xâm lược lớn của Thụy Điển vào những năm 1650 (được gọi là Đại hồng thủy) gần như đã phá vỡ Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lietuva. Các yêu sách của Ba Lan đối với ngai vàng Thụy Điển cuối cùng bị từ bỏ trong Hiệp ước Oliva năm 1660.

Hình ảnh Katarzyna Jagiellonka được hồi sinh trong nền văn hóa và nghệ thuật Phần Lan vào thế kỷ 19 và 20. Johan và Katarzyna là những vị quân chủ Thụy Điển duy nhất cư trú tại phần lãnh thổ Phần Lan thuộc vương quốc Thụy Điển, và sự yêu mến được cho là của họ đối với vùng đất này đã truyền cảm hứng cho những người theo chủ nghĩa dân tộc Phần Lan. Những vấn đề tôn giáo khiến Katarzyna không được lòng người cùng thời dần được xóa bỏ, thay vào đó bà thường được miêu tả như một vị Vương hậu nhân ái và trung thành.

Ngaòi ra, phiên bản đầu tiên của Drottningholm Palaca (Hòn của Vương hậu) được xây dựng và đặt theo tên của Vương hậu Katarzyna.

Tổ tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Katarina Jagellonica, urn:sbl:12406, Svenskt biografiskt lexikon (art av Birgitta Lager-Kromnow), hämtad 2013-12-05.
  2. ^ a b Mattsson, Eva, Furstinnan: en biografi om drottning Katarina Jagellonica, Bring to Life, Vadstena, 2018

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]