Jaya Indravarman II
Jaya Indravarman II | |||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quốc vương Champa Lãnh chúa Indrapura | |||||||||||||||||
Thống trị | 854 - 898 | ||||||||||||||||
Tiền nhiệm | Jaya Vikrantavarman III | ||||||||||||||||
Kế nhiệm | Jaya Simhavarman I | ||||||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||||||
Sinh | ? Indrapura | ||||||||||||||||
Mất | 898 Indrapura | ||||||||||||||||
Thê thiếp | ? | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
Tước hiệu | Raja-di-raja | ||||||||||||||||
Hoàng triều | Indrapura | ||||||||||||||||
Thân phụ | ? | ||||||||||||||||
Thân mẫu | ? |
Jaya Indravarman II (Phạn văn: जय इंद्रवर्मन, chữ Hán: 釋利因陀羅跋摩 / Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma, trị vì 854 - 898) là người sáng lập triều đại thứ sáu của liên bang Champa. Hành trạng của ông được chứng thực bởi di chỉ tháp Đồng Dương.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Khoảng năm 854, vua cuối cùng của triều đại thứ 5 là Jaya Vikrantavarman III băng hà với căn nguyên chưa rõ, một vương tôn vốn lừng lẫy chiến công được chỉ định tức vị với đế hiệu Jaya Indravarman hoặc Sri Indravarman (श्री इंद्रवर्मन)[1], lại có tôn hiệu Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin (लक्ष्मीन्द्र भूमिस्वर ग्रामास्वामी)[2][3][4].
Indravarman được biết đến như một Phật tử thuần thành nhất[5], đã hạ lệnh khởi công xây các ngôi chùa lớn tại đô thành từ năm 875[3], mà dấu tích hiện còn là tháp Đồng Dương. Ông cũng là vị hoàng đế Champa đầu tiên cải theo Đại thừa và ấn định làm quốc giáo. Đương thời, người ta luôn được chứng kiến các cuộc viếng thăm hoàng cung Indravarman của giới tu hành từ khắp nơi trên đất Champa và lân quốc.
Trong các năm 861 - 862 - 865, Indravarman thừa thế nhà Đường ít phòng ngừa phía Nam để mở các cuộc quấy nhiễu đất An Nam, chiếm đoạt của cải rồi về. Sau đó, triều đình phương Bắc phải điều động nhiều tướng giỏi truy quét. Theo Cựu Đường thư, do Indravarman nhận thấy chưa đủ lực đối kháng nhà Đường, nên vào năm 877 ông đã sai sứ giả của mình dâng cống lên Đường Hi Tông ba con voi để xin hòa[6]. Tựu trung, đây là giai đoạn Champa tương đối thái bình thịnh trị.
Năm 889, vua Angkor là Yasovarman I mở hai cuộc tiến công nhằm chinh phục Champa, nhưng thảy bị Indravarman đả bại. Đến năm 890, trong một cuộc giao tranh với quân Champa, Yasovarman bị sát hại trong rừng sâu[7]:54. Quân lực của Indravarman nhân đấy lấn sâu vào lãnh thổ Angkor, chiếm được những nơi hiện nay là Đồng Nai Thượng, Ratanakiri, Mondulkiri. Nhờ thế, lãnh thổ Champa đạt tới cực đại trong lịch sử.
Vào năm 898, Indravarman tạ thế khi chưa kịp có con nối, do đó triều thần lại đề cử một kế vương là Sri Jaya Guhesvara[3], tức Jaya Simhavarman I, người gọi Indravarman bằng cậu.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 馬司培羅《占婆史》第五章《占城》,臺灣商務印書館中譯本,50頁。
- ^ 馬司培羅《占婆史》第二章《起源》,臺灣商務印書館中譯本,19-20頁。
- ^ a b c 馬司培羅《占婆史》第五章《占城》,臺灣商務印書館中譯本,51頁。
- ^ 《南詔野史·大蒙國·世隆》,雲南人民出版社版,148-149頁。
- ^ 馬司培羅《占婆史》第一章《土地及人民》,臺灣商務印書館中譯本,8頁。
- ^ 劉恂《嶺表錄異》卷上,收錄於《欽定四庫全書·史部》第589冊,上海古籍出版社書影本,85頁。
- ^ Maspero, G., 2002, The Champa Kingdom, Bangkok: White Lotus Co., Ltd., ISBN 9789747534993
- 喬治·馬司培羅. 《占婆史》 (bằng tiếng Trung). 馮承鈞譯. 台灣: 臺灣商務印書館(民國62)(1973).
- 馬伯樂(喬治·馬司培羅的另一譯名). 《占婆史》,收錄於《東蒙古遼代舊城探考記(外二種)》 (bằng tiếng Trung). 馮承鈞譯. 北京: 中華書局(2004)ISBN 7101042228.
- 倪輅輯、胡蔚增訂、木芹會證. 《南詔野史會證》 (bằng tiếng Trung). 昆明: 雲南人民出版社(1990)ISBN 7222005412.
- 劉恂. 《嶺表錄異》,收錄於《欽定四庫全書·史部》第589冊 (bằng tiếng Trung). 上海: 上海古籍出版社(1987).