An Nam đô hộ phủ
An Nam đô hộ phủ
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||
679–866 | |||||||||
Bản đồ biểu thị sáu đô hộ phủ của nhà Đường với tông màu be; An Nam đô hộ phủ nằm ở phía nam. | |||||||||
Vị thế | Đô hộ phủ trực thuộc nhà Đường | ||||||||
Thủ đô | Tống Bình (La Thành, sau là Đại La) | ||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | |||||||||
Tôn giáo chính | |||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Quân chủ chuyên chế | ||||||||
Hoàng đế nhà Đường | |||||||||
• 649–683 | Đường Cao Tông | ||||||||
• 859–873 | Đường Ý Tông | ||||||||
Đô đốc/Đô hộ/Kinh lược sứ | |||||||||
• 684–687 | Lưu Diên Hựu | ||||||||
• 862–863 | Sái Tập | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
Lịch sử | |||||||||
• Thành lập | 679 | ||||||||
• Khởi nghĩa Lý Tự Tiên | 687 | ||||||||
• Khởi nghĩa Mai Thúc Loan | 722 | ||||||||
• Khởi nghĩa Phùng Hưng/Đỗ Anh Hàn | 791 | ||||||||
• Nam Chiếu xâm lược | 864–866 | ||||||||
• Giải thể | 866 | ||||||||
|
An Nam đô hộ phủ | |||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 安南都護府 | ||||||||
Giản thể | 安南都护府 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||
Chữ Quốc ngữ | An Nam đô hộ phủ | ||||||||
Chữ Hán | 安南都護府 |
An Nam đô hộ phủ (chữ Hán: 安南都護府) là tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3, từ năm 679 đến năm 866, với bộ máy cai trị của nhà Đường trên vùng tương ứng với một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra.
Đô hộ phủ (chữ Hán: 都護府) là các cơ quan quản lý các khu vực biên giới của một số triều đại phong kiến Trung Quốc.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 8 năm Điều Lộ thứ nhất (679), nhà Đường đổi Giao Châu đô đốc phủ (lập năm 624) thành An Nam đô hộ phủ, bao gồm 12 châu với 59 huyện:
- Giao Châu
- Lục Châu
- Phong Châu
- Ái Châu
- Hoan Châu
- Trường Châu
- Phúc Lộc Châu
- Thang Châu
- Chi Châu
- Vũ Nga Châu
- Diễn Châu
- Vũ An Châu
- Các châu kimi
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 757, nhà Đường đổi là An Nam đô hộ phủ, chín năm sau lấy lại tên cũ. Năm 825, lị sở An Nam đô hộ phủ đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Chức quan đứng đầu An Nam đô hộ phủ là Kinh lược sứ. An Nam đô hộ phủ không được xem ngang hàng như các "quân" - đơn vị hành chính ở Trung Quốc đương thời. Cho tới năm 866, Đường Ý Tông theo thỉnh cầu của Cao Biền, thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 687, các thủ lĩnh người Việt là Lý Tự Tiên và Đinh Kiến nổi dậy, giết chết vị quan nhà Đường là Lưu Diên Hựu. Nhà Đường phái Tào Huyền Tĩnh sang trấn áp.
Cuối thế kỷ 7, đạo Hồi và người Ả rập đã có mặt tại Giao Châu.
Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo một cuộc nổi dậy của người Việt, chiếm được lị sở Tống Bình, giữ được độc lập trong vòng 10 năm. Nhà Đường phải huy động 10 vạn quân mới tái chiếm được.
Năm 757 - 758, các thương nhân người Ba Tư và Ả Rập nổi dậy làm loạn ở thành Tống Bình.
Năm 761 -767, Abe no Nakamaro (阿倍仲麻呂, tức là Triều Hành) người Nhật Bản du học và làm quan cho nhà Đường được cử làm người đứng đầu An Nam đô hộ phủ.
Năm 767, các thế lực quân sự Srivijaya từ đảo Java (các tư liệu lịch sử cũ gọi là Chà Và) tấn công vào Chu Diên.
Năm 791, hào trưởng người Việt là Phùng Hưng, đánh chiếm được thành Tống Bình, giữ độc lập được một thời gian.
Cuối thế kỷ 8, Cảnh giáo đã xuất hiện tại Giao Châu.
Đầu thế kỷ 9, Hoàn vương quốc (tiền thân là Lâm Ấp) tấn công biên giới phía Nam. Năm 808, tiết độ sứ là Trương Chu tấn công Hoàn vương quốc và giành thắng lợi.
Năm 819, thủ lĩnh người Việt là Dương Thanh nổi dậy giết quan nhà Đường là Lý Tượng Cổ, giữ được 2 năm thì bị dẹp.
Từ năm 846, Nam Chiếu nhiều lần tấn công An Nam đô hộ phủ. Mãi đến năm 866, Cao Biền mới đánh lui được hoàn toàn quân Nam Chiếu.
Trong quan hệ ngoại giao đời sau
[sửa | sửa mã nguồn]Khác với tên gọi Tĩnh Hải quân sau đó chỉ được các triều đình phương Bắc dùng làm một tên gọi Việt Nam trong vòng 50 năm sau khi tên gọi này chấm dứt (968), tên gọi An Nam được các triều đình phương Bắc dùng gần như suốt thời kỳ quân chủ để gọi Việt Nam.
Dù không còn là "đô hộ phủ" khi Việt Nam đã chính thức độc lập, có quốc hiệu và niên hiệu riêng, tên gọi "An Nam" vẫn được dùng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nhiều vua Việt Nam từ thời Lý tới thời Tây Sơn đã nhận danh hiệu An Nam quốc vương do vua Trung Quốc phong.
Những người đứng đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời gian tồn tại từ năm 679 đến 866, An Nam đô hộ phủ gồm có những người đứng đầu (với chức danh khác nhau) sau đây (danh sách không đầy đủ, những người chết vì cuộc chiến tại An Nam đô hộ phủ có tên in nghiêng)[1]:
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược.
- Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
- Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội