Bước tới nội dung

JSC Kuznetsov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
JSC Kuznetsov
Loại hình
Công ty cổ phần
Ngành nghềCơ khí
Thành lập1912; 113 năm trước (1912)
Trụ sở chínhSamara, Nga
Sản phẩmĐộng cơ hàng không, động cơ tên lửa, tuốc bin
Công ty mẹUnited Engine Corporation
Websitekuznetsov-motors.ru

JSC Kuznetsov (tiếng Nga: ПАО «Кузнецов») là một trong những nhà sản xuất động cơ máy bay lớn của Nga, ngoài ra JSC Kuznetsov cũng phát triển và chế tạo động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng cũng như động cơ tua bin khí và trạm module.

Công ty cổ phần JSC Kuznetsov được hình thành từ việc sáp nhập các công ty động cơ có trụ sở ở Samara, bao gồm JSC N.D. Kuznetsov SNTK, JSC Samara Design Bureau of Machine Building và JSC NPO Povolzhskiy AviTI.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty được thành lập vào năm 1912 tại Moskva, là nhà máy chuyên lắp ráp động cơ máy bay cho công ty Gnome et Rhône của Pháp.[1] Vào năm 1925 nó đổi tên thành Nhà máy Frunze số 24, đặt theo tên của lãnh đạo Bolshevik Mikhail Frunze.[1] Nhà máy hàng không sau đó được sơ tán đến Samara vào năm 1941.[1]

Samara Frunze Engine-Building Production Association là một trong những tổ hợp sản xuất động cơ hàng không vũ trụ chính ở Nga, với sáu nhà máy và 25.000 nhân viên vào đầu những năm 1990. Nhà máy đã sản xuất động cơ phản lực và động cơ tuốc bin cánh quạt cho quân sự và dân sự, bao gồm máy bay ném bom Tu-160 BlackjackTu-22M Backfire và máy bay chở khách Tu-154. Động cơ NK-12M được sản xuất tại Nhà máy hàng không Frunze là một trong những động cơ phản lực cánh quạt mạnh nhất thế giới. Samara Frunze cũng sản xuất động cơ cho tàu vũ trụ Salyut và cho trạm vũ trụ Hòa Bình.[2]

Công ty được tái thành lập với tên gọi Motorostroitel vào năm 1994, và vẫn giữ cái tên này cho tới năm 2010, khi nó sáp nhập với các nhà máy chế tạo động cơ của thành phố Samara đang trên bờ vực bị phá sản.[1] Sau khi sáp nhập công ty đổi tên thành JSC Kuznetsov theo tên Phòng thiết kế động cơ Kuznetsov.[3]

Các sản phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay sản phẩm chính của JSC Kuznetsov bao gồm động cơ tên lửa NK-33, động cơ hàng không Kuznetsov NK-32 cho máy bay ném bom Tu-160 và Tu-144 và động cơ công nghiệp NK-37ST.[4] Năm 2016 công ty JSC Kuznetsov đã tuyên bố công ty có kế hoạch sản xuất động cơ NK-32 hiện đại hóa vào cuối năm.[cần dẫn nguồn]

Động cơ hàng không

Viện thiết kế Kuznetsov nổi tiếng nhờ động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12 sử dụng trên máy bay ném bom Tupolev Tu-95 từ năm 1952, đây là động cơ được phát triển từ động cơ Junkers 0022. Động cơ mới có công suất 15.000 mã lực (11,2 megawatts), bỏ xa các động cơ tuốc bin cánh quạt của phương Tây thời bấy giờ, loại động cơ này cũng được trang bị trên máy bay vận tải Antonov An-22 của Không quân Liên Xô.

Kuznetsov cũng sản xuất động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Kuznetsov NK-8 có lực đẩy 90 kN (20.000 lbf) sử dụng trên máy bay chở khách Ilyushin Il-62Tupolev Tu-154. Động cơ này sau đó được nâng cấp để tạo ra động cơ Kuznetsov NK-86 có lực đẩy 125 kN (28.000 lbf) sử dụng trên máy bay Ilyushin Il-86. Viện thiết kế Kuznetsov cũng thiết kế động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đốt sau Kuznetsov NK-144. Động cơ này được trang bị cho máy bay chở khách siêu âm Tupolev Tu-144.

Ngoài ra, viện thiết kế Kuznetsov còn phát triển động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Kuznetsov NK-87 sử dụng trên máy bay ekranoplan lớp Lun. (Chỉ một chiếc được chế tạo.)

Động cơ hàng không mạnh nhất do Kuznetsov sản xuất là Kuznetsov NK-321 sử dụng trên máy bay ném bom Tupolev Tu-160 và trước đó từng sử dụng trên máy bay chở khách siêu âm Tu-144. Động cơ NK-321 tạo ra lực đẩy tối đa khoảng 245 kN (55.000 lbf) of thrust.

Những động cơ máy bay mà Kuznetsov đã sản xuất bao gồm

Động cơ tuốc bin khí công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

JSC Kuznetsov chế tạo các động cơ tuốc bin khí cho đường ống dẫn khí đốt của Nga

Động cơ tên lửa

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, Sergey Korolev yêu cầu viện thiết kế động cơ của Kuznetsov thiết kế động cơ tên lửa để sử dụng trên tên lửa Global Rocket 1 (GR-1), tên lửa sau đó không được đưa vào chế tạo. Kết quả là Kuznetsov đã thiết kế động cơ NK-9, một trong những động cơ chu trình đốt theo giai đoạn đầu tiên. Kuznetsov tiếp tục phát triển và đưa ra động cơ NK-15NK-33 vào những năm 1960s, và theo ông đó là những động cơ có hiệu suất tốt nhất từng được chế tạo. Các động cơ này dự kiến được sử dụng trên tên lửa đẩy N1 tuy nhiên cả 4 lần phóng thử nghiệm đều thất bại.[5] Tính đến năm 2011, động cơ NK-33 từng sản xuất từ cách đây nửa thế kỷ vẫn là động cơ nhiên liệu Ôxy lỏng/Kerosene có hiệu suất cao nhất (xét theo tỉ lệ lực đẩy/trọng lượng) từng được chế tạo.[6]

Tên lửa đẩy Antares sử dụng hai động cơ NK-33 trên tầng đẩy 1.[7] Các động cơ NK-33 đã được Nga xuất khẩu cho Mỹ và được đổi tên thành Aerojet AJ26, cùng với các thay đổi nhỏ về phần cứng, thiết bị điện tử và có khả năng sử dụng nhiên liệu tên lửa của Mỹ.[8]

Các động cơ tên lửa do Kuznetsov thiết kế gồm

  • Động cơ nhiên liệu RP-1/LOX: NK-9, NK-15, NK-19, NK-21, NK-33, NK-39, NK-43
  • Động cơ RD-107A sử dụng trên tên lửa đẩy phụ của dòng tên lửa R-7 gồm Soyuz-FGSoyuz-2.[9]
  • Động cơ RD-108A sử dụng trên tầng đẩy trung tâm của Soyuz-FGSoyuz-2 .[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “The Historical Chronicles of Kuznetsov JSC”. Kuznetsov-motors.ru (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ “Russian Defense Business Directory”. Federation of American Scientists. US Department of Commerce Bureau of Export Administration. tháng 5 năm 1995. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2017.[liên kết hỏng] Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  3. ^ “ОАО "Моторостроитель" переименован в ОАО "Кузнецов". АвиаПорт.Ru (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ “Products”. Kuznetsov-motors.ru (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ Lindroos, Marcus. THE SOVIET MANNED LUNAR PROGRAM MIT. Accessed: 4 October 2011.
  6. ^ “NK-33 and NK-43 Rocket Engines”.
  7. ^ “Antares”. Orbital.
  8. ^ Clark, Stephen (15 tháng 3 năm 2010). “Aerojet confirms Russian engine is ready for duty”. Spaceflight Now. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2010.
  9. ^ a b “RD-107, RD-108”. JSC Kuznetsov. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2015.
[sửa | sửa mã nguồn]