I-52 (tàu ngầm Nhật) (1942)
Lịch sử | |
---|---|
Đế quốc Nhật Bản | |
Tên gọi | Tàu ngầm số 625 |
Xưởng đóng tàu | Xưởng vũ khí Hải quân Kure, Kure, Hiroshima |
Đặt lườn | 18 tháng 3, 1942 |
Đổi tên | I-52, 20 tháng 8, 1942 |
Tên gọi | I-52, tên mã Momi (樅: tung, cây thông) |
Hạ thủy | 10 tháng 11, 1942 |
Hoàn thành | 28 tháng 12, 1943 |
Nhập biên chế | 28 tháng 12, 1943 |
Số phận | Bị máy bay từ tàu sân bay hộ tống USS Bogue đánh chìm tại Đại Tây Dương, 24 tháng 6, 1944 |
Xóa đăng bạ | 10 tháng 12, 1944 |
Đặc điểm khái quát | |
Lớp tàu | tàu ngầm Type C3 |
Trọng tải choán nước | |
Chiều dài | 108,7 m (356 ft 8 in) chung[1] |
Sườn ngang | 9,3 m (30 ft 6 in)[1] |
Mớn nước | 5,1 m (16 ft 9 in)[1] |
Công suất lắp đặt |
|
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ |
|
Tầm xa | |
Độ sâu thử nghiệm | 100 m (330 ft)[1] |
Thủy thủ đoàn tối đa | 94[1] |
Vũ khí |
|
I-52 là một tàu ngầm tuần dương thuộc lớp Type C3 được Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu ngầm thứ hai của Hải quân Nhật mang cái tên này, sau khi chiếc I-52 thứ nhất được đổi tên thành I-152 vào năm 1942. Nhập biên chế vào cuối năm 1943, nó thực hiện một nhiệm vụ Yanagi nhằm trao đổi vật tư chiến lược, nhân sự và hàng hóa với Đức Quốc Xã. Dưới tên mã Momi, I-52 lên đường vào tháng 3, 1944 để hướng sang Châu Âu, gặp gỡ tàu ngầm U-530 ngoài khơi Tây Phi, nhưng bị các máy bay TBF Avenger từ tàu sân bay hộ tống Hoa Kỳ USS Bogue đánh chìm vào ngày 24 tháng 6, 1944 trước khi đi đến được cảng Lorient, Pháp. I-52 trở thành tàu ngầm Nhật Bản cuối cùng tham gia một nhiệm vụ Yanagi trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Tàu ngầm Type C3 là biến thể tàu ngầm vận tải dựa trên Type C2 dẫn trước, với ít hơn hai ống phóng ngư lôi, tăng thêm một khẩu hải pháo trên boong, và động cơ có công suất yếu hơn để nâng cao tầm xa hoạt động. Chúng có trọng lượng choán nước 2.605 tấn (2.564 tấn Anh) khi nổi và 3.702 tấn (3.644 tấn Anh) khi lặn, lườn tàu có chiều dài 108,7 m (356 ft 8 in), mạn tàu rộng 9,3 m (30 ft 6 in) và mớn nước sâu 5,1 m (16 ft 9 in). Con tàu có thể lặn sâu đến 100 m (328 ft).[3]
Tàu ngầm Type C3 chỉ được trang bị hai động cơ diesel công suất 2.350 mã lực phanh (1.752 kW), mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện công suất 600 mã lực (447 kW). Khi di chuyển trên mặt nước nó đạt tốc độ tối đa 17,75 hải lý trên giờ (32,87 km/h; 20,43 mph) và 6,5 hải lý trên giờ (12,0 km/h; 7,5 mph) khi lặn dưới nước,[4] tầm xa hoạt động của Type C là 27.000 hải lý (50.000 km; 31.000 mi) ở tốc độ 12 hải lý trên giờ (22 km/h; 14 mph), và có thể lặn xa 105 nmi (194 km; 121 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph).[5]
Các con tàu có sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), tất cả được bố trí trước mũi, và mang theo tổng cộng 19 quả ngư lôi. Vũ khí trên boong tàu bao gồm hai khẩu hải pháo 14 cm (5,5 in), cùng một pháo phòng không 25 mm Type 96 nòng đôi.[5] Vào lúc nó hoàn tất, I-53 được trang bị radar Type 13 phòng không và radar Type 22 dò tìm mặt biển.[6]
Chế tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Được đặt hàng trong Chương trình Maru Tsui năm 1941, I-52 được đặt lườn như là chiếc Tàu ngầm số 625 tại Xưởng vũ khí Hải quân Kure ở Kure, Hiroshima vào ngày 18 tháng 3, 1942.[6][7] Nó được đổi tên thành I-52 vào ngày 20 tháng 8, 1942,[7] trở thành tàu ngầm thứ hai của Nhật Bản mang cái tên này, sau khi chiếc I-52 thứ nhất được đổi tên thành I-152 vào ngày 20 tháng 5, 1942.[8] Con tàu được hạ thủy vào ngày 10 tháng 11, 1942,[6][7] rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 28 tháng 12, 1943,[6][7] dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân Uno Kaneo.[6][7]
Nhiệm vụ Yanagi
[sửa | sửa mã nguồn]Theo tinh thần Hiệp ước Ba bên (Tripartite Pact) được ký kết giữa Đức Quốc Xã, Ý và Nhật Bản vào tháng 9, 1940, Nhật Bản trao đổi nhân sự, vật tư chiến lược và hàng hóa với Đức và Ý, thoạt tiên sử dụng tàu chở hàng, nhưng phải chuyển sang tàu ngầm khi các vùng biển bị lực lượng Đồng Minh phong tỏa.
Lần lượt đã tổ chức các chuyến: I-30 vào tháng 4, 1942; I-29 vào tháng 4, 1943; I-8 vào tháng 6, 1943; I-34 vào tháng 10, 1943; U-511 vào tháng 8, 1943; I-52 vào tháng 6, 1944; và U-234 vào tháng 5, 1945. Trong số này, I-30 đắm do trúng thủy lôi và I-34 bị tàu ngầm Anh HMS Taurus đánh chìm, sau đó I-52 chịu cùng chung số phận. Vào tháng 5, 1945, U-234 đang thực hiện chuyến đi cuối cùng khi Đức Quốc Xã đầu hàng, nên U-234 bị chiếm giữ tại Newfoundland, kết thúc việc trao đổi kỹ thuật với Nhật Bản.
Hàng hóa giá trị
[sửa | sửa mã nguồn]I-52 được biết đến như là "Tàu ngầm vàng" của Nhật Bản, vì nó vận chuyển hàng hóa vàng sang Đức để thanh toán những vật tư và kỹ thuật nhận được. Có nguồn cho rằng một đề nghị hòa bình cho phía Đồng Minh được mang trên tàu, nhưng điều này ít có khả năng xảy ra vì hai lý do: Không có chứng cứ cho thấy chính phủ Nhật Bản quan tâm đến đàm phán hòa bình vào giai đoạn này của cuộc xung đột; và phía Nhật Bản vẫn duy trì kênh đối thoại mở qua các tùy viên ngoại giao bằng vô tuyến hay gửi tài liệu ngoại giao trung chuyển qua Liên Xô (trung lập), nên không cần đến phương cách vận chuyển kéo dài và không chắc chắn sang Châu Âu bằng tàu ngầm này.
Người ta tin rằng 800 kg (1.800 lb) uranium oxide đang chờ đợi tại Lorient để được I-52 vận chuyển về Nhật Bản. Số vật tư này sẽ giúp Nhật Bản phát triển vũ khí phóng xạ (bom bẩn) để chống lại Hoa Kỳ. Lượng uranium oxide chưa làm giàu này không đủ để chế tạo một quả bom nguyên tử, nhưng có thể tạo ra những vật liệu phóng xạ dùng trong quân sự.[9]
I-52 được dự định sẽ trang bị ống hơi tại Lorient. Ngoài ra khoảng 35 đến 40 tấn tài liệu mật, bản vẽ và vật tư chiến lược chờ đợi để được chiếc tàu ngầm vận chuyển về Nhật Bản. Chúng bao gồm ngư lôi G7es, động cơ máy bay Junkers Jumo 213 trang bị trên máy bay tiêm kích Focke-Wulf Fw 190D, thiết bị radar, bóng chân không, vòng bi, máy ngắm ném bom, hóa chất, hợp kim, kính quang học.
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i j k l m n “Type C3”. combinedfleet.com. 2016. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
- ^ Campbell (1985), tr. 191.
- ^ Bagnasco (1977), tr. 192.
- ^ Chesneau (1980), tr. 201.
- ^ a b Carpenter & Polmar (1986), tr. 104.
- ^ a b c d e Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2014). “IJN Submarine I-52: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
- ^ a b c d e “I-52(2) ex No-625”. ijnsubsite.info. 1 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
- ^ Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2016). “IJN Submarine I-153: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
- ^ Billings (2006), tr. 311.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Bagnasco, Erminio (1977). Submarines of World War Two. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-962-6.
- Billings, Richard N. (2006). Battleground Atlantic: How The Sinking of a Single Japanese Submarine Assured the Outcome of World War II. NAL Hardcover. ISBN 978-0451217660.
- Boyd, Carl & Yoshida, Akikiko (2002). The Japanese Submarine Force and World War II. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-015-0.
- Boyd, Carl (tháng 4 năm 1999). “U.S. Navy Radio Intelligence During the Second World War and the Sinking of the Japanese Submarine I-52”. Journal of Military History. 63 (2): 339–354.
- Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 978-0870214592.
- Carpenter, Dorr B. & Polmar, Norman (1986). Submarines of the Imperial Japanese Navy 1904–1945. London: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-396-6.
- Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922–1946. Greenwich, UK: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
- Hamilton-Paterson, James (1999). Three Miles Down: A Hunt for Sunken Treasure. New York: Lyons Press. ISBN 978-1558218772.
- Hashimoto, Mochitsura (1954). Sunk: The Story of the Japanese Submarine Fleet 1942 – 1945. Colegrave, E.H.M. (translator). London: Cassell and Company. ASIN B000QSM3L0.
- Milanovich, Kathrin (2021). “The IJN Submarines of the I 15 Class”. Trong Jordan, John (biên tập). Warship 2021. Oxford, UK: Osprey Publishing. tr. 29–43. ISBN 978-1-4728-4779-9.
- Morison, Samuel Eliot (1949). “The Struggle for Guadalcanal”. The History of United States Naval Operations in World War II. 5. Edison, NJ: Castle Books. tr. 131–134, 233.
- Stille, Mark (2007). Imperial Japanese Navy Submarines 1941-45. New Vanguard. 135. Botley, Oxford, UK: Osprey Publishing. ISBN 978-1-84603-090-1.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- “I-52(2) ex No-625”. ijnsubsite.com. 1 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
- Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2014). “IJN Submarine I-52: Tabular Record of Movement”. Combinedfleet.com. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
- Pictures from various sources related to I-52 (captions in French)