Bước tới nội dung

Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiếu Kính Hiến hoàng hậu)
Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu
孝敬憲皇后
Ung Chính Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị10 tháng 3 năm 1723
29 tháng 10 năm 1731
(8 năm, 233 ngày)
Đăng quang21 tháng 12 năm 1723
Tiền nhiệmHiếu Ý Nhân Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Hiền Thuần Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh(1681-06-28)28 tháng 6, 1681
Mất29 tháng 10, 1731(1731-10-29) (50 tuổi)
Sướng Xuân viên, Bắc Kinh
An táng2 tháng 3 năm 1737
Thái lăng
Phối ngẫuThanh Thế Tông
Ung Chính Hoàng đế
Hậu duệ
Thụy hiệu
Hiếu Kính Cung Hòa Ý Thuận Chiêu Huệ Trang Túc An Khang Tá Thiên Dực Thánh Hiến Hoàng hậu
(孝敬恭和懿順昭惠莊肅安康佐天翊聖憲皇后)
Thân phụPhí Dương Cổ

Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu (chữ Hán: 孝敬憲皇后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᡝᠩᡤᡠᠨ
ᡨᡝᠮᡤᡝᡨᡠᠯᡝᡥᡝ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga enggun temgetulehe hūwangheo, Abkai: hiyouxungga enggun temgetulehe hvwangheu; 28 tháng 6, năm 1681 - 29 tháng 10, năm 1731), là Hoàng hậu duy nhất tại vị của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế.

Là nguyên phối thê tử của Ung Chính Đế, Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu được trọng vọng không chỉ bởi xuất thân cao quý mà còn vì khả năng chủ trì lục cung, mẫu nghi thiên hạ. Đặc biệt, căn cứ tuổi tác và tư lịch, Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu là vị tiêu phòng thanh mai trúc mã của Ung Chính Đế, cùng ông trải qua những năm cuối thời Khang Hi tranh đoạt Hoàng vị. Từ đây có thể thấy được, địa vị của Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu dẫu không phải ân ái sâu sắc, nhưng cũng là cực kì kính nể.

Trong lịch sử Đại Thanh, Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu là vị Hoàng hậu nguyên phối đầu tiên được ["hợp táng"] một mình cùng với Hoàng đế, do Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu được táng vào lăng mộ riêng biệt tại Thanh Tây lăng. Trong Thái lăng, tuy cũng có Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị được táng cùng Đế - Hậu, song do chỉ là phi tần, địa vị hoàn toàn bất đồng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân đại tộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị.

Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu Na Lạp thị sinh ngày 13 tháng 5 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 20, xuất thân từ gia tộc Ô Lạp Na Lạp thị của Hải Tây Nữ Chân cổ đại, nguyên kỳ tịch là Mãn Châu Chính Hoàng kỳ.

Căn cứ theo thông tin từ Mãn Châu Bát kỳ thị tộc thông phổ (八旗满洲氏族通谱), tổ tiên của Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu là Đại bộ chủ thứ 4 của Hỗ Luân quốc tên Đô Nhĩ Hi (都尔希), sinh ra trưởng tử tên Ngạch Diệc Thương Cổ (额亦商古), khởi thủy của nhánh gia tộc của Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu. Ô Lạp Na Lạp thị, tức [Dòng họ Na Lạp thị ở đất Ô Lạp], vốn là một dòng họ lâu đời. Thủy tổ Đô Nhĩ Hi là hậu duệ của Nạp Tề Bố Lộc (纳齐布禄) - tương truyền là dòng dõi của hoàng tộc nhà Kim, khai sinh ra [Hỗ Luân quốc; 扈伦国]. Theo tiến trình lịch sử, Hỗ Luân quốc diệt vong, nhánh lớn của Đô Nhĩ Hi là Ngạch Diệc Thương Cổ không ghi lại, nhưng nhánh nhỏ Cổ Đối Châu Nhan (古对珠颜) là Bố Nhan về sau khai sinh ra Ô Lạp bộ tộc, một trong Hải Tây Nữ Chân.

Tằng tổ Thấu Nột Ba Đồ Lỗ (透讷巴图鲁), sinh ra tổ phụ của Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu gọi Bác Hô Sát (博瑚察), lúc này thì Bác Hô Sát đã là tằng tôn của Ngạch Diệc Thương Cổ. Vào đầu thời Hậu Kim, Bác Hô Sát đã quy phụ, nhậm chức Tá lĩnh. Trưởng tử của Bác Hô Sát tên Nặc Mục Tề (诺穆齐), kế nhậm Tá lĩnh, còn con thứ của Bác Hô Sát tên Phí Dương Cổ (費揚古), nhận mệnh Thanh Thái Tông làm Bao y, vào cung sinh hoạt, dần lên [Nhị đẳng Thị vệ] do lập nhiều quân công. Vị Phí Dương Cổ này chính là sinh phụ của Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu. Vào thời sau, Phí Dương Cổ lại thăng [Kỵ đô úy], Hộ quân Thống lĩnh, Nội vụ phủ Đại thần. Do đó, Phí Dương Cổ quy bổn kỳ, xóa bỏ thân phận Bao y, lại thăng Nhất phẩm Bộ quân Thống lĩnh, kiêm tước [Nhất Vân kỵ úy; 一雲騎尉]. Sau khi mất, người cháu Phú Tồn (富存) tập [Kỵ đô úy], kiêm Nhất Vân kỵ úy, tiếp nhận chức vị Nhị đẳng Thị vệ[1]. Chính thê của Phí Dương Cổ là Đa La cách cách Giác La thị, thuộc dòng dõi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, là con gái của Bối tử Mục Nhĩ Hỗ (穆尔祜) - cháu 3 đời của Phế Thái tử Chử Anh. Không rõ sinh mẫu của bà, song theo nhiều biểu hiện thì bà được Đích mẫu Giác La thị nuôi dạy[2].

Ung vương Đích phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 30 (1691), do Khang Hi Đế chỉ định, Na Lạp thị thành thân với Hoàng tứ tử Dận Chân và được sắc phong thành Đích Phúc tấn[3][4][5]. Lúc này Dận Chân được 13 tuổi, còn Na Lạp thị chỉ mới 10 tuổi. Năm thứ 33 (1694), Khang Hi Đế ban phủ đệ cho Hoàng tứ tử Dận Chân, là Ung Hòa cung, đương thời gọi ["Tứ gia phủ"].

Năm Khang Hi thứ 36 (1697), ngày 26 tháng 3 (tức ngày 17 tháng 4 dương lịch), Na Lạp thị sinh hạ Hoằng Huy (弘晖), là con trai đầu tiên của Hoàng tử Dận Chân. Sang năm sau (1698), Dận Chân được ban tước Đa La Bối lặc (多罗贝勒), một trong "Nhập bát phân tước vị" của hệ thống tước hiệu hoàng thất. Việc một Hoàng tử được phong tước khi Hoàng đế còn sống, đối với thời kỳ Khang Hi vẫn là tương đối hiếm thấy. Ngay 1 năm sau khi Đích Phúc tấn hạ sinh Hoằng Huy, Khang Hi Đế liền gia phong cho Dận Chân, có thể nhìn ra hai chuyện này có liên quan.

Năm Khang Hi thứ 43 (1704), ngày 6 tháng 6 (tức ngày 17 tháng 8 dương lịch), Hoằng Huy qua đời khi 8 tuổi, nhập táng Hoàng Hoa sơnThanh Đông lăng. Sau khi Hoằng Huy qua đời, Phúc tấn Na Lạp thị không còn hoài thai thêm lần nào nữa. Song, Bối lặc Dận Chân là người hòa nhã, vẫn rất coi trọng Phúc tấn. Vào năm Khang Hi thứ 46 (1707), Khang Hi Đế ban cho Bối lặc Dận Chân Viên Minh Viên, Dận Chân bèn mở yến tiệc mời Hoàng đế dùng bữa, trong đó Na Lạp thị hầu yến. Năm thứ 48 (1709), Khang Hi Đế gia phong Dận Chân tước vị Hòa Thạc Ung Thân vương (和碩雍親王).

Địa vị nhóm Phúc tấn của Hoàng tử thời Thanh, trên cơ bản lấy thân phận Hoàng tử của chồng làm nền tảng, mà thân phận của Tông Thất lấy quan hệ của bản thân đối với quân chủ mà luận, trong đó Hoàng tử - dù thụ tước hay chưa - vẫn là nhóm thành viên cao nhất. Điều này có nghĩa rằng bất luận người đó có thưởng tước hiệu hay chưa thì vẫn là địa vị Hoàng tử, đợi Thái tử kế vị thì mới luận theo Bối phận tước hiệu mà trên dưới khác nhau. Có thể nói, từ khi Dận Chân là "Bối lặc" đến khi trở thành "Ung Thân vương", thì Na Lạp thị vẫn là hàng "Hoàng tử Phúc tấn" cao nhất trong hoàng gia, cao hơn nhóm "Vương tước Phúc tấn" là vợ các Thân vương cùng Quận vương.

Hoàng hậu Đại Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Đế băng hà. Sang ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), Ung Thân vương Dận Chân lên ngôi, tức [Ung Chính Đế].

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ngày 4 tháng 2 (tức ngày 10 tháng 3 dương lịch), ra chỉ dụ sách lập Đích Phúc tấn Na Lạp thị làm Hoàng hậu[6][7]. Lời dụ năm đó viết:

  • 「教化之始,实赖宫内辅佐。人伦之本首在正坤道,此天地之定礼,帝王等永恒之理。嫡福晋那拉氏,风姿品德天赋之声誉卓著,尽孝敬承欢,颁布恩慈仁爱下人,既助帝之盛,宫显封中宫,应立为皇后,以展官内教化,钦此。朕钦遵慈训,册立嫡福晋为皇后,应行之礼仪,尔部详查具奏。特谕」
  • Khởi đầu của giáo hóa, chính là nằm ở phụ tá nội cung. Căn bản của nhân luân nằm ở đạo chính của quẻ Khôn, như vậy cái định lễ của thiên địa, cũng là cái cốt vĩnh hằng của bậc Đế vương. Đích Phúc tấn Na Lạp thị, phong tư phẩm đức thiên phú đã nổi danh, tẫn hiếu kính thừa hoan, ban bố ân từ nhân ái xuống hạ nhân. Kí trợ sự nghiệp Đế vương, xứng vị Trung cung, đáng được lập làm Hoàng hậu, để thi hành giáo hóa chốn quan nội. Khâm thử. Trẫm khâm tuân Từ huấn, sách lập Đích Phúc tấn làm Hoàng hậu. Các điển lễ nên tiến hành, dụ Nội các cùng nhau thảo luận. Đặc dụ!

Sang ngày 21 tháng 12 (tức ngày 17 tháng 1 năm 1724), lấy Thái bảo Lại bộ Thượng thư Long Khoa Đa làm Chính sứ, Lãnh thị vệ Nội đại thần Mã Võ (马武) làm Phó sứ, chính thức tuyên sách Ung Thân vương Đích phi Na Lạp thị làm Hoàng hậu. Chiếu cáo thiên hạ[8].

Sách văn rằng:

Phụ thân của Hoàng hậu là Phí Dương Cổ được truy phong làm [Nhất đẳng Thừa Ân công; 一等承恩公], mẫu thân Giác La thị được truy phong làm [Đa La Cách cách; 多罗格格]. Truy phong tằng tổ phụ và tổ phụ tước [Nhất đẳng Công], tằng tổ mẫu làm [Nhất phẩm Phu nhân], cấp cáo mệnh cho con cháu thừa tước [Nhất đẳng Hầu; 一等侯], thế tập truyền đời. Sang năm Ung Chính thứ 4 (1726), em trai của Hoàng hậu là Ngũ Cách (五格) được thừa tước.

Thời Ung Chính, Hoàng đế sủng ái Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị, là em gái của Niên Canh Nghiêu, thế nhưng cũng không vì thế mà ông để Hoàng hậu Na Lạp thị chịu thiệt thòi xem nhẹ. Theo ghi chép của linh mục Étienne Souciet chứng kiến lễ sách lập của Hoàng hậu Na Lạp thị, lễ này không quá hoành tráng do đang vướng tang kỳ của Khang Hi Đế. Bản thân Ung Chính Đế rất tự hào về dòng dõi của Hoàng hậu, tiểu thư của một gia tộc có đại công cho triều đình. Khi các ngoại thần đến hành lễ, Quý phi Niên thị cũng nhận được lễ bái của các Công chúa, Mệnh phụ trong lễ Khánh hạ do được sách phong cùng ngày sách lập Hoàng hậu. Sang năm thứ 3 (1725), đã hết tang kỳ của Khang Hi Đế, triều đình làm lễ gia viên, ý là muốn trang trọng chúc mừng sách lập Hoàng hậu, nhân đó có ý muốn bái lạy Quý phi do đại điển lập Hậu từng bái kiến qua. Nhưng Ung Chính Đế khước từ và nói chúc mừng Hoàng hậu sách lập thì chỉ nên có Hoàng hậu được hưởng, Quý phi chỉ là tần phi, làm sao có thể hưởng thụ được. Điều này có thể nhìn ra, Ung Chính Đế đối với Hoàng hậu Na Lạp thị vẫn có sự tôn trọng nhất định[10]. Cũng trong năm này, Ung Chính Đế từng ["Y chiếu cổ lệ"; 依照古例], ra chỉ ban dụ ban chẩn thưởng tiền cho phụ nữ nghèo khổ hơn 70 tuổi trong cả nước. Theo tính toán, chỉ một tỉnh Quảng Đông, chịu ban cho 70 tuổi phụ nữ liền có 98220 người, 80 tuổi trở lên có 40893 người, gần trăm tuổi 3453 người. Đây dường như là lần duy nhất mà triều Thanh ra loại chỉ dụ ban thưởng đặc biệt này[11].

Trong hậu cung, địa vị của bà rất chắc chắn. Căn cứ theo những sách văn mà Ung Chính Đế viết về bà, có thể thấy ngay cả khi Khang Hi Đế cùng Hiếu Huệ Chương Hoàng hậuHiếu Cung Nhân Hoàng hậu còn sống, Na Lạp thị đã có tiếng hiếu thảo, mọi sự chu toàn, nhận được sự yêu thích của các trưởng bối trong nội đình. Đối với người dưới, Na Lạp thị được nhận xét [Khoan đại nhân từ; 宽大仁慈], lưu truyền đức tốt.

Tình cảm của bà với Ung Chính Đế, tuy hay bị đánh giá là có Quý phi Niên thị xen ngang đoạt hết sủng ái, song trên thực tế thực sự là tốt đẹp. Khoảng năm Ung Chính thứ 6 (1728), tháng 4, Hoàng hậu ngẫu nhiên cảm phong hàn, Ung Chính Đế liền mệnh Ngô Khiêm vì Hoàng hậu mà chữa trị, mấy ngày sau không thấy khởi sắc, Ung Chính Đế triệu hỏi Ngô Khiêm thì vị Ngự y này sắc mặt bình thản không sợ hãi, tựa như không phải điều quan trọng, và Hoàng đế lập tức giao bộ Hình xét xử, lại tịch thu gia sản của Ngô Khiêm cho Thái y viện. Sau, Ngô Khiêm bị Ung Chính Đế miễn tội chết, song bắt phải chữa bệnh cho phạm nhân trong tù. Cùng năm ngày 12 tháng 5 (âm lịch), chỉ dụ:["Hoàng hậu thân thể không khoẻ, nay tuy hơi đỡ, thân thể vẫn còn hư nhược, lại gặp ngày trai, không tiện mua vui"; 皇后身体违和,今虽稍愈,尚觉软弱,又逢斋戒之日,不便作乐][12].

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ung Chính thứ 9 (1731), ngày 29 tháng 9 (âm lịch), Hoàng hậu Na Lạp thị qua đời tại Sướng Xuân viên (畅春园), thọ 51 tuổi[13].

Nghe tin Hoàng hậu Na Lạp thị băng thệ, Ung Chính Đế đau buồn. Theo đó, Ung Chính Đế nghỉ triều 5 ngày, mệnh chư Vương, Bối lặc, Quan văn quan võ, Công chúa, Phúc tấn cùng các Mệnh phụ có Cáo mệnh lập tức từ Bắc Kinh về Sướng Xuân viên chịu tang Hoàng hậu, cầm phục 27 ngày. Kim quan của bà tạm quàn tại Cửu Kinh Tam Sự điện (九经三事殿) - chính điện lớn của Sướng Xuân viên, và cũng là nơi Khang Hi Đế sinh thời từng ở[14][15].

Chư đại thần thương nghị, lấy tang lễ Hoàng hậu nhà Minh cử hành, chọn hai vị Hoàng tử chưa có tước vị (tức Hoằng LịchHoằng Trú) sớm chiều tế điện cùng ngộ tế cho Đại Hành Hoàng hậu, nhưng Ung Chính Đế khước từ vì muốn đích thân trí tế. Ngày 3 tháng 10 năm đó, Ung Chính Đế bèn ra chỉ dụ, trong đó đại ý:"Hoàng hậu tuổi trẻ khi xưa, phụng mệnh Hoàng khảo (Thanh Thánh Tổ), tác phối với trẫm. Kết li[16] tới nay, hơn 40 năm, hiếu thuận cung kính, thủy chung nhất trí. Trẫm điều trị quanh năm, nay bệnh đã khỏi, nếu đích thân tới tang nghi, sợ tức cảnh bi thương, ảnh hưởng không tốt cho việc điều dưỡng. Thế nhưng Hoàng hậu tang sự, quốc gia điển nghi tuy đủ, mà trẫm lễ nghĩa chưa chu đều không phải lẽ. Cân nhắc nặng nhẹ, các khanh bàn định xem mà sắp xếp cho đúng ý trẫm, sau đó tấu lại cho trẫm"[17].

Sang ngày 4 tháng 10, định thụy hiệu cho Đại Hành Hoàng hậu, Ung Chính Đế lại ra một chỉ dụ[18][19][20]. Nội dung:

  • [甲午。谕礼部。皇后那拉氏作配朕躬。经四十载。奉事皇祖妣孝惠章皇后皇考圣祖仁皇帝皇妣孝恭仁皇后克尽孝忱。深蒙慈爱。服膺朕训。历久而敬德弥纯。懋著坤仪。正位而小心益至。居身节俭。待下宽仁。慈惠播于宫闱。柔顺发于诚悃。昔年藩邸。内政聿修。九载中宫。德辉愈耀。兹于雍正九年九月二十九日崩逝。惓惟壸职。襄赞多年。追念懿徽。良深痛悼。宜加称谥。以永休光。著内阁翰林院拟奏应行典礼。尔部详察以闻。寻大学士等议奏、恭惟大行皇后肃雍德懋。慈惠性成。孝道尽于庭闱蒙圣心之慈爱。内则修于中阃。佐帝治以勤劳。至敬允合乎坤仪。厚德祗承夫乾健谨按谥法。慈惠爱亲曰孝。夙兴恭事曰敬。恭拟皇后尊谥曰孝敬皇后。得上□日、依议]
  • Ngày Giáp Ngọ. Dụ Lễ bộ. Hoàng hậu Na Lạp thị, tác phối với trẫm. Hơn bốn mươi năm nay, Phụng sự Hoàng tổ tỉ Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, Hoàng khảo Thánh Tổ Nhân Hoàng đế cùng Hoàng tỉ Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu nhiều năm, luôn làm tròn hiếu tâm tỉ mỉ. Đạt được yêu quý từ các lão nhân gia, hết lòng yểu huấn đạo của trẫm. Từ thuở nhỏ nàng đã kính đức di thuần, có tướng khôn nghi, đến khi chính vị Trung cung vẫn tiếp tục đức tốt, bản thân luôn tiết kiệm từ tốn, lại khoản đãi hạ nhân. Tâm từ huệ thống lĩnh chốn cung vi, tính nhu thuận là cơ sở huấn thành. Từ khi còn ở Phiên để, nội chính đã chỉnh tề. Lâu năm tại vị Trung cung, đức độ sáng ngời. Ngày 29 tháng 9 năm Ung Chính thứ 9, bất hạnh mà băng thệ. Quyền duy khổn chức. Tương tán đa niên. Truy niệm ý huy. Lương thâm thống điệu. Nghi gia xưng thụy, để biểu tỏ đức tốt của nàng. Dụ Nội các Hàn Lâm viện nghĩ tấu điển lễ nên làm.
    Nay các Nghị sự đại thần tâu: "Cung duy Đại Hành hoàng hậu túc ung đức mậu. Từ huệ tính thành. Hiếu đạo tẫn vu đình vi mông thánh tâm chi từ ái. Nội tắc tu vu trung khổn. Tá đế trị dĩ cần lao. Chí kính duẫn hợp hồ khôn nghi. Hậu đức chi thừa phu càn kiện cẩn án thụy pháp. Từ huệ ái thân viết Hiếu, Túc hưng cung sự viết Kính. Cung nghĩ Đại Hành Hoàng hậu tôn thụy viết Hiếu Kính Hoàng hậu".

Ngày 10 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 1 năm 1732 dương lịch), Ung Chính Đế mệnh Hiển Thân vương Diễn Hoàng, lấy con trai Phế Thái tử Dận Nhưng là Lý Thân vương Hoằng Tích cầm sách bảo, tuyên chiếu ban thụy phong cho Hiếu Kính Hoàng hậu[21].

Sách thụy văn viết:

Ngày 11 tháng 12 (tức ngày 8 tháng 1 năm 1732), lấy sách thụy Hiếu Kính Hoàng hậu ban chiếu cáo thiên hạ[22].

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 21 tháng 11 (âm lịch), Càn Long Đế dâng thêm thụy hiệu cho Hiếu Kính Hoàng hậu, toàn xưng Hiếu Kính Cung Hòa Ý Thuận Chiêu Huệ Tá Thiên Dực Thánh Hiến Hoàng hậu (孝敬恭和懿順昭惠佐天翊聖憲皇后)[23][24]. Gọi tắt [Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu]. Cũng khoảng thời gian này, Càn Long Đế truy tặng cả Hoằng Huy - con trai duy nhất của Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu tước vị Đoan Thân vương (端亲王)[25], Hoàng đế từng nói về Hoằng Huy: ["Dụ, Trẫm huynh Đại a ca, nãi Hoàng tỷ Hiếu Kính Hoàng hậu sở sinh, Trẫm đệ Bát A ca, tố vì Hoàng khảo sở chung ái, đương nhật tằng dĩ Thân vương cải táng. Kim Trẫm túc quyến thủ túc chi nghị, câu trứ truy phong Thân vương; 谕、朕兄大阿哥。乃皇妣孝敬皇后所生。朕弟八阿哥。素为皇考所钟爱当日曾以亲王殡葬. 今朕眷念手足之谊。俱著追封亲王][26].

Năm Càn Long thứ 2 (1737), ngày 2 tháng 3 (âm lịch), Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu được hợp táng cùng Ung Chính Đế vào trong trong Thái lăng (泰陵), thuộc Thanh Tây lăng.

Thụy hiệu của bà qua các triều Gia Khánh, Đạo Quang đều được dâng thêm, dần đầy đủ là Hiếu Kính Cung Hòa Ý Thuận Chiêu Huệ Trang Túc An Khang Tá Thiên Dực Thánh Hiến Hoàng hậu (孝敬恭和懿順昭惠莊肅安康佐天翊聖憲皇后).

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim ảnh truyền hình Diễn viên Nhân vật
2011 Cung tỏa tâm ngọc Từ Kỳ Văn Ô Lạp Na Lạp Kim Chi
2011 Bộ bộ kinh tâm Mục Đình Đình Ô Lạp Na Lạp thị
2012 Cung tỏa châu liêm Tôn Phi Phi Ô Lạp Na Lạp Trân Nhi
2012 Hậu cung Chân Hoàn truyện Thái Thiếu Phân Ô Lạp Na Lạp Nhu Tắc, Đích Phúc tấn của Ung Thân vương Dân Chân (tức Ung Chính Đế), nhưng mất sớm, được truy phong Thuần Nguyên Hoàng Hậu. Ô Lạp Na Lạp Nghi Tu là em gái cùng cha, vào vương phủ trước nhưng chỉ được lập làm Trắc Phúc tấn, sau khi chị gái chết đi thì được lập làm Kế Phúc Tấn rồi trở thành Hoàng Hậu khi Ung Thân vương đăng cơ. Sau bị thu hồi sách bảo, không được ghi vào sử sách, hợp nhất mọi hành vi khi còn sống với Thuần Nguyên Hoàng Hậu, trở thành Hiếu Kính Hiến Hoàng Hậu duy nhất.
2017 Hoa Lạc Cung Đình Thác Lưu Niên Đàm Vĩ Ô Lạp Na Lạp Ngưng Tú
2018 Diên Hi công lược Mã Xuân Yên Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu
2018 Như Ý truyện Trần Xung Ô Lạp Na Lạp Nghi Tu. Hợp nhất nhân vật với Hiếu Kính Hiến Hoàng Hậu.
  1. ^ 《清史稿 卷一百六十七 表七》載孝敬憲皇后父烏喇那拉氏·費揚古為滿洲正黃旗人。 奉(康熙皇帝)諭旨:烏喇那拉氏·費揚古,系初設步軍統領,即克勝任,甚屬可嘉。著交部議敘,欽此。續經部復議,將費揚古升授正一品步軍統領。奉特恩,再賜一雲騎尉,尋擢侍衛內大臣。不久烏喇那拉氏·費揚古卒。
  2. ^ Căn cứ theo sách tặng mà Ung Chính Đế gia phong cho Giác La thị: [皇帝諭祭內大臣提督九門步軍統領追封一等公費揚古妻多羅格格之靈曰;因親寵錫,誼莫重於宗支;自近推恩,情尤殷於外族。况柔嘉之令德,炳於生前;宜綸綍之榮施,隆於歿後。爾多羅格格,毓秀銀潢,于歸華胄。從容中禮,響應節之璜琚;婉娩同心,奏諧聲之琴瑟。誕生淑德,位正坤元。實藉芳型,教端內則。茲特崇以典禮,培爾佳城,用揚壺德之徽,聿展中心之貺。嗚呼!懿範徒存,悼褕褘之永隔;松楸式賁,應寵命以常新。爾靈有知,尚其來格。]
  3. ^ 乾隆《清高宗純皇帝实录》描述烏拉那拉氏在康熙末年時:康熙聖祖幸(圓明園)中進膳。特命(嫡福晋烏拉那拉氏)率(藩邸格格鈕祜祿氏)問安拜覲。天顏喜溢。連稱:藩邸格格鈕祜祿氏有福之人。
  4. ^ 《清史稿》列傳:世宗孝敬憲皇后,烏拉那拉氏,內大臣費揚古女。世宗為皇子,(康熙)聖祖冊後為嫡福晉。雍正元年,冊為皇后。九年九月己丑崩。(自孝敬憲皇后那拉氏在暢春園駕崩後),时(雍正)上病初愈,欲亲临含敛,诸大臣谏止。上谕曰:「皇后自垂髫之年奉皇考(康熙)命作配朕躬,结褵(結婚)以来四十馀载孝顺恭敬始终一致。(雍正)调理经年今始痊愈,若亲临丧次触景增悲,非摄养所宜。但皇后丧事国家典儀虽备,而朕礼数未周,权衡轻重,如何使情文兼尽,其具议以闻」。 (某大官)最后议定說:「按照明朝会典皇后丧无亲临祭奠的礼节制度,让皇子朝夕奠,遇祭,例可遣官,乞停亲奠」。(雍正)从之,谥孝敬皇后,及世宗崩,合葬泰陵。
  5. ^ 《清史稿》描述烏拉那拉氏在雍正末年時:諸位典儀官議(奠儀):按照明朝会典皇后丧无亲临祭奠的礼节制度,让皇子朝夕奠,遇祭,例可遣官,乞停亲奠」。(雍正)从之。
  6. ^ 《雍正朝满文朱批奏折全译》-中国第一历史档案馆-2504页
  7. ^ 雍正元年二月四日(1723年03月10日): 雍正元年雍正皇帝谕礼部:「朕奉皇太后懿旨:风化之基,必资内辅人伦之本,首重坤仪。此天地之定位,帝王之常经也。嫡福晋那拉氏,懿范性成,徽音素著。孝敬尽乎承欢,惠慈彰于逮下。宜承光宸极,显号中宫。应立为皇后,以宣壶教。朕祗遵慈训。嫡福晋(王妃)为皇后应行典礼,尔部详察具奏」。
  8. ^ 清实录雍正朝实录 录卷之十四 Lưu trữ 2019-02-24 tại Wayback Machine: 戊辰。以册立皇后礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟乾施坤成。乃布和于四序。日明月俪。并临照于万方。故王者建邦。必正宫庭之位。圣人作则。首隆册命之文。所以理叙人伦。辅修内治也。朕丕缵鸿基。钦承大业。奉皇妣孝恭仁皇后谕上□日。以嫡妃那拉氏、诞秀高门。禀贞华胄。淑恭中度。懿范性成。孝敬尽于晨昏。承颜养志。柔嘉著于宫壸。惠下肃躬。令德克全。徽章允称。宜册立皇后。洎慈闱失恃。典礼久稽。而宗事聿严。正名斯亟。兹敬遵慈训。载考旧仪。祗告天地太庙社稷。于雍正元年十二月二十二日、册立那拉氏为皇后。俾承光于轩耀。式正号于长秋。大礼既成。湛施应溥。于戏。祉贻璇室。宏昭式榖之原。福备椒庭。广锡敷恩之典。布告天下。咸使闻知
  9. ^ 雍正元年雍正皇帝谕礼部:朕奉皇太后懿旨:风化之基,必资内辅人伦之本,首重坤仪。此天地之定位,帝王之常经也。嫡妃那拉氏,懿范性成,徽音素著。孝敬尽乎承欢,惠慈彰于逮下。宜承光宸极,显号中宫。应立为皇后,以宣壶教。朕祗遵慈训。王妃为皇后应行典礼,尔部详察具奏。册文曰:朕惟道原天地,乾始必赖乎坤成,化洽家邦,外治恒资乎内职,既应符而作配,宜正位以居尊。咨尔嫡妃那拉氏,祥钟华胄,秀毓名门,温惠秉心,柔嘉表度,六行悉备,久昭淑德。于宫中四教弘宣,允合母仪于天下。曾奉皇太后慈命,以册宝册立尔为皇后,尔其承颜思孝,务必敬而必诚,逮下为仁,益克勤克俭,恪共祀事。聿观福履之成,勉嗣徽音,用赞和平之治。钦哉。
  10. ^ 《耶稣会士中国书简集:中国回忆录 Ⅲ》 - 耶稣会传教士龚当信神父致本会爱梯埃尼·苏西埃(Etienen Souciet)神父的信(1727年12月15日撰写於广州): 雍正元年(1723年)十二月,朝廷全体祝贺皇后的册封:①「新皇帝登基(约)两年以後,在他的嫔妃中选定一人为皇后。皇后是位出身显赫、立过大功的家族的满族公主。皇帝下达圣旨向全国公布了他的选择,在圣旨中,雍正赞扬了他所选择的皇后。本来应该举行盛大庆典的,但是皇帝为父(康熙)守孝3年期未满,必须有所不同,所以"没有大张旗鼓地庆祝"…」。② 邸报提到了山东总督就此项工作向皇帝作的奏报及他向赈济部报的账。七十岁以上的妇女有98222人,八十岁以上的妇女有40894人,九十岁以上的妇女有3453人。仅仅在一个省里,尤其在山东省,就有那么多如此高龄的妇女,在欧洲真是难以相信的。而且还有一些以前做过官或现在正在职的官员人家的妇女,她们不愿意在此列,羞于留下她们的姓氏,羞于去领受这笔主要是给穷人的施舍。如果把这些妇女加进友,这数目就远远不止于此了。但是这数目对于周游中国的传教士来说是不足为奇的。传教士们本身就了解中国人口众多,一般说,中同人节衣缩食的消耗量足够欧洲人吃很久o高龄妇女的数目极其庞大,怎么来设想皇帝的这一大笔施舍呢?仅以山东省为例,七十岁以上妇女每人两个埃居,八十岁以上的妇女每人三个埃居,九十岁以上的妇女每人四个埃居,这已经是最起码的数了,因为九十岁以上的妇女得到的相当于四盎司银子,大约二十法郎,除山东省的这笔支出以外,中国还有其他十三个省也同样要支出这么多,在辽东可以看到这次施舍确是朝廷给的。以上说的是新皇后给年纪大的妇女的恩赐。皇帝从他登基元年开始,就规定给三个年龄段的老人类似的赏赐。这方面,皇帝和皇后做出了尊老(孝道)的榜样。这种对老人的尊敬在中国还不止于此。当一个男人或一个女人活到百岁,无论贫富,都要给他在家门前立一个类似凯旋门的牌坊,或者—块石碑,上边刻一些颂扬他们的文字,费用由皇帝负担。③ 。雍正三年阴历八月,皇帝守孝期满,负责处理此类庆典的礼部奏报皇上说,朝廷全体请求以深深的敬意来向皇上和皇后祝贺她的册封。皇上允准了,礼部决定阴历十月初六按照园家的礼仪规定举行庆典...贵妃意为皇帝的珍贵的妃子,是仅次於皇后的最得宠的妃子,有时比皇后更得宠。本来也要向贵妃祝贺,但是(雍正)皇帝看了礼部几天前呈上的这次仪式的详细报告後,用朱笔批上:‘‘朕同意你们的所有意见,只删除有关贵妃的仪式’’。贵妃(敦肃皇贵妃)对皇帝的这个决定不是很高兴,但是皇上以此表示:‘‘在这个国家里只有一位皇帝,一位皇后,(雍正)他不愿意让女人们来左右他’’。
  11. ^ 伏尔泰《风俗论》(梁守锵译)第一章:"中国的报纸是世界上最可靠、最有用的报纸,因为报上载有有关公众要求、各级官府的收益的详细情况。例如,据报载,公元1725年,雍正皇帝册封皇后时,依照古例,由皇后赐赈全国年逾70的贫苦妇女。报纸计算,仅广东一省受赐的70岁的妇女就有98220人,80岁以上的有40893人,近百岁的3453人。没有受赐的又有多少!请看,在这些已经不算有用的女人当中,仅一个省便有142000人受到赏赐。那么全国人口该有多少!在整个帝国之内,如果这些妇女们每人受赐价值10利弗的东西,那么这次赈济总额又该有多少!
  12. ^ 《雍正朝漢文諭旨彙編一冊325頁》, 《雍正朝漢文諭旨彙編四冊169頁》: 雍正六年(1728年)四月,皇后偶感风寒,雍正帝便命吴谦为皇后医治,岂料数日后未见起色,雍正帝降旨寻问吴谦时,吴谦竟全无愧惧之色,雍正帝便命内务府总管将吴谦上九条锁,拿交刑部定拟具奏,吴谦因此被抄没,虽然家产被赏给太医院,但是后来雍正免除他的死刑,但需要在监狱给囚犯诊治医病;同年五月十二日,内阁奉上谕:"皇后身体违和,今虽稍愈,尚觉软弱,又逢斋戒之日,不便作乐"。
  13. ^ 《清世宗宪皇帝实录》雍正九年(1731)九月二十九日,皇后病笃,移驻畅春园,上亲往看视,逾时回宫。未刻,皇后崩逝,上痛悼不已。次日,辍朝五日,在京诸王以下及文武各官、公主王妃以下及旗下二品命妇俱齐集畅春园举哀,持服二十七日。
  14. ^ 乾隆《清高宗纯皇帝实录》:乾隆四十二年。丁酉。正月。○乾隆谕军机大臣等、今日奉移大行(崇庆皇太后)梓宫于畅春园之九经三事殿,妥侑圣灵。盖缘畅春园乃皇祖康熙帝旧居。雍正九年。皇妣孝敬宪皇后(乌喇那拉氏)丧仪。即在此安奉。朕恭奉崇庆皇太后颐和养志。四十余年。于畅春园神御所安。最为怡适。是用易盖黄瓦。敬设几筵。奉移成礼。所谓礼缘义起。行乎心之所安也。若圆明园之正大光明殿。则自皇考世宗宪皇帝爰及朕躬。
  15. ^ 《皇朝文献通考》雍正九年九月己丑 孝敬皇后崩奉安 梓宫於畅春园九经三事殿
  16. ^ Kết li (結縭): Khăn mang giắt của con gái ngày xưa. Lúc con gái về nhà chồng, dùng khăn đỏ phủ kín mặt gọi là Kết li. Về sau, "kết hôn" gọi là kết li.
  17. ^ 清实录雍正朝实录 录卷之一百十一 Lưu trữ 2019-02-22 tại Wayback Machine: ○癸巳。谕大学士九卿等。皇后崩逝。朕心震悼。此时即欲亲临含殓。大臣等以朕躬初愈。本日已经临视。不宜再劳。恳词力阻。朕勉从其请。暂停前往。今该部具奏祭奠礼仪日期。朕思皇考昔年、于皇妣孝诚仁皇后孝昭仁皇后之丧。如何亲临尽礼之处。朕虽未见。至康熙二十八年。皇妣孝懿仁皇后崩逝。当梓宫未移之时。皇考朝夕临奠。及奉移之后。每遇祭祀日期悉皆亲往。此朕所亲见者。今皇后自垂髫之年。奉皇考恩命。作配朕躬。结褵以来。四十余载。孝顺恭敬。始终一致。忽焉长逝。实深怆恻。一切致祭典仪。本欲亲往。以展悲怀。乃自上年以来。朕躬违和。调理经年。近始痊愈。医家皆言尚宜静摄。不可过劳。因思上年怡贤亲王薨逝之后。朕悲情难遏。曾亲奠数次。颇觉精力勉强。朕躬受皇考付托之重。宗社攸关。为亿万臣民所倚赖。今夙恙初痊。正当加谨保护。况目前军务紧要。一切机宜。甚费筹画。若又亲临丧次。不但往来奠醊之间。外劳形骸。而触景增悲。更致内伤心气。实非摄养之所宜。即朕自度力量。亦觉勉强。但今皇后丧事。国家典仪虽备。而朕躬礼数未周。于理恐有未协。于情实为难忍。权衡轻重之间。如何可使情理兼尽、以慰朕心。著公同定议具奏。寻议、圣躬所关。至重至大。时届初冬。天气乍寒。圣躬虽已全安。尚须加谨保护。大行皇后诸事。俱已遵照旧章。仪文隆备。前月二十九日。皇上已经临视。若遇祭祀之期。又复亲往奠醊。劳动悲伤。实非所宜。伏查明代会典。皇后丧仪。止载皇子及百官应行典礼。无亲临祭奠之仪。今大行皇后丧次。有皇子朝夕祭奠。若遇祭期。例可遣官致祭。伏乞停止亲往。于理允协。于情亦复甚安。从之
  18. ^ 雍正當朝史《清世宗憲皇帝實錄》: 雍正九年冬十月四日(1731年11月03日)(雍正帝)谕礼部:皇后那拉氏作配朕躬。经四十载。奉事皇祖妣孝惠章皇后、皇考(康熙聖祖)、皇妣孝恭仁皇后克尽孝忱,深蒙慈爱。……………恭惟大行皇后肃雍德懋。慈惠性成。孝道尽于『庭闱』蒙圣心之慈爱。内则修于中阃。佐帝治以勤劳。至敬允合乎坤仪。厚德祗承夫乾健谨按谥法。『慈惠爱亲』曰:孝。『夙兴恭事』曰:敬。恭拟皇后尊谥曰:孝敬皇后。(庭闱:皇帝父母居住的地方,暢春園)。
  19. ^ 《清史稿·卷二百十四·列传一》 记载如下: 时上病初愈,欲亲临含敛,诸大臣谏止。上谕曰:"皇后自垂髫之年,奉皇考命,作配朕躬。结褵以来,四十馀载,孝顺恭敬,始终一致。朕调理经年,今始全愈,若亲临丧次,触景增悲,非摄养所宜。但皇后丧事,国家典仪虽备,而朕礼数未周。权衡轻重,如何使情文兼尽,其具议以闻。"诸大臣议,以明会典皇后丧无亲临祭奠之礼,令皇子朝夕奠,遇祭,例可遣官,乞停亲奠,从之。谥孝敬皇后。及世宗崩,合葬泰陵。乾隆、嘉庆累加谥,曰孝敬恭和懿顺昭惠庄肃安康佐天翊圣宪皇后。
  20. ^ 《上谕内阁_(四库全书本)/卷111》雍正谕礼部:皇后那拉氏作配朕躬经四十载奉事,皇祖妣孝惠章皇后、皇考圣祖仁皇帝、皇妣孝恭仁皇后,克尽孝忱,深䝉慈爱。服膺朕训。厯久而敬徳弥纯。懋著坤仪,正位而小心益至,居身节俭,待下寛仁慈,惠播于宫闱,柔顺发于诚悃。昔年藩邸内政聿修九载中宫,徳辉逾耀,兹于雍正九年九月二十九日崩逝,惓惟壸职襄赞多年追念懿徽良深痛悼宜加称谥以永休光着内阁翰林院拟奏应行典礼尔部详察议奏。
  21. ^ 册文曰:"地宏厚载,承乾道以时行,月炳阴辉,助曦轮而垂照。正位,彰母仪之盛化茂周南,褆躬备妇德之全名高妫汭。式稽令典,宜表徽称皇后那拉氏毓质粹和,秉心柔顺,兰闺佩训,蹈女史之规型。朱邸来嫔娴天潢之礼度。问安内殿,尽孝谨于先皇,侍宴禁闱,奉懽愉于母后。逮登大宝,爰陟坤宁。处贵逾谦,居尊弥懋。深怀恪敬,凛夙夜于椒庭。永念兢勤,赞儆咨于黼座。恩流九御,颂樛木之慈仁,俭率六宫。敦葛覃之澹约,袆衣肃穆,方期福履之绥。璜佩渺茫,忽感音容之永隔。乃颂纶命聿诏近臣,考谥法之相符,询佥谋而惟允,特以册宝谥曰孝敬皇后。于戏!播鸿声于万国,采焕金函扬徽行于千秋。光腾瑶牒,祗膺宠贲。用具哀荣。
  22. ^ 雍正九年十二月十一日 - 以册谥孝敬皇后。颁诏天下。雍正诏曰:朕闻治家教国化始宫闱,维坤承乾,义隆翊赞,诚徽音之茂著,必显号之昭垂。《礼》曰,谥以尊名,成周以来斯为钜典。皇后那拉氏,仁慈天赋,淑惠性成,祗事皇祖妣孝惠章皇后,皇考圣祖仁皇帝,皇妣孝恭仁皇后,备蒙慈爱,克以孝称。佐朕内政经四十载,温恭实本于至诚。祗肃常形其匪懈,自膺册命,于今九年,俭以持躬,恩能逮下,综六宫之庶务,而静正,咸树万国之母仪。而安贞允协,懋宣淑范,久著令闻。朕旰食宵衣,励精图治,睠兹宫壶,良资赞襄。今雍正九年九月二十九日崩逝,深为怆悼。追维恪慎之光仪,洵洽褒扬之彝德。爰诏所司详稽礼制,慎拟徽称。祗告太庙,以十二月初十日册谥为孝敬皇后。于戏!德美关雎,懿袆翟鸿名永著于寰区。颁示天下,咸使闻知。
  23. ^ 清实录乾隆朝实录 > 卷之七 Lưu trữ 2019-02-12 tại Wayback Machine: 册文曰。慈徽永慕。垂懿范于千秋。茂典追崇。耀鸿声于万叶。晋瑶函而展孝。溯淑德而扬休。钦惟皇妣孝敬皇后。体顺承天。含章应地。性成纯孝。重闱之奉养。备得欢心。化洽肃雝。朱邸之赞襄。久彰令则。迨正中宫之位。益宏内治之功。躬节俭以表率宫庭。履敬慎而分忧宵旰。温恭示教。茂昭恺悌之风。惠爱覃敷。咸颂宽和之德。顾惟冲<?耳少>。夙荷恩晖。兰殿瞻依。缅训言之如在。云軿长往。怆岁序之频迁。兹当继序之初。倍切显扬之愿。敬循彝典。祇奉尊称。谨奉册宝。恭上尊谥曰。孝敬恭和懿顺昭惠佐天翊圣宪皇后。伏冀慈鉴丕昭。锡蕃禧而昌后。鸿庥垂庇。贻介福以流徽。永怀罔极之恩。佑启无疆之祚。谨言。
  24. ^ 丁已。以恭上孝敬宪皇后尊谥礼成。诏示天下。诏曰、朕惟礼先报本。君后并祀于明禋孝重尊亲。显扬宜隆夫鸿号缅怀慈范。倍深追远之忱。式耀前徽。爰有加崇之典。载稽往牒。彝制维昭。钦惟皇妣孝敬皇后。功符厚载。德懋安贞。殚诚敬于庭闱。孝思备笃。表肃雝于壸掖。雅化咸宜。翼赞鸿猷。佐勤劳以熙绩。宣昭阃教秉淑慎以垂型。俭约持躬。效葛覃之美烈。宽慈下逮。普樛木之仁风。理庶务于六宫。树母仪于万国。觏昇平之大业。帝治加隆。兆昌炽之嘉祥。贻谋益裕。朕自惟幼冲。备蒙顾复。遐思圣善。曷罄敷扬是用敬考旧章。博咨群议。祗告天、地、宗庙、社。稷。于雍正十三年十一月二十一日。率诸王贝勒大臣文武群臣恭奉册。宝上尊谥曰。孝敬恭和懿顺昭惠佐天翊圣宪皇后。既展追崇之礼宜推锡类之恩所有事宜。开列于后一岳镇四渎。庙宇倾颓者。该地方奏明修葺。以致诚敬。一、满汉孝子顺孙、义夫节妇、该管官细加咨访确具事实奏闻。礼部核实。以凭旌表。一、会试文武举人。已经中式者。除过犯革黜外。其有因殿试誊写错误。不合体式者。著礼兵二部察明核实准其再行殿试一乡试已经中式文武举人除过犯黜革外其有磨勘原卷、字句错误以致停科者俱著赦免。准其会试一各省要路桥梁间有损坏行人劳苦交与地方官查明验看应修之处该督抚奏明修理。一八旗满洲蒙古汉军包衣佐领下妇人年六十以上者。查明分别等次赏赉。一、直隶各省妇女。年七十以上者。给与布一疋米五斗。八十以上者。给与绢一疋。为一石。九十以上者倍之。百岁者。题明给建坊银两一军流人犯。有本人身故其妻子愿回本籍者。著该管官查明一面报部一面即令回籍不得留难永著为例一、从前发往各处安置人员。有情罪尚轻而在外巳过三年。能安静悔过者著该管官查明所犯情罪。具奏请旨于戏。懿德丕昭于奕世。瑶牒垂光。隆称永炳于千秋。璇图衍庆布告中外咸使闻知
  25. ^ 《清史稿》列傳:端親王弘晖,世宗第一子。8歲殤。高宗即位,追封親王,謚曰端。
  26. ^ 《清实录乾隆朝实录 。 卷之六》 Lưu trữ 2019-08-28 tại Wayback Machine: ○谕、朕兄大阿哥。乃皇妣孝敬皇后所生。朕弟八阿哥。素为皇考所钟爱当日曾以亲王殡葬

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]