Bước tới nội dung

Hố va chạm Popigai

71°39′B 111°11′Đ / 71,65°B 111,183°Đ / 71.650; 111.183
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hố va chạm Popigai

Hố va chạm Popigai là một hố va chạmSiberia, Nga cùng với hố va chạm Manicouagan là hố va chạm đã được kiểm tra lớn thứ 7 trên thế giới.[1][2]. Hố va chạm này đã được tạo ra khi một thiên thạch khổng lồ lao xuống Trái Đất khoảng 35,7 ± 0,2 (2σ) triệu năm trước cuối thế Eocen (niên đại tầng Priabona)[3][4], để lại hố sâu đường kính 100 km. Hố va chạm này cách Khatanga 1½ giờ đi máy bay trực thăng. Hố này được UNESCO đưa vào danh mục công viên địa chất thế giới.[5].

Mỏ kim cương

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực này được phát hiện từ năm 1970, nhưng không được công bố vì chính quyền Liên Xô viết muốn tập trung vào việc sản xuất kim cương nhân tạo phục vụ công nghiệp.

Trong tháng 9 năm 2012, Nga đã chính thức tuyên bố có dự trữ kim cương lớn dưới miệng núi lửa có chứa "hàng nghìn tỷ cara" (hàng trăm ngàn tấn) và tuyên bố có đủ kim cương trong khu vực này để đảm bảo nhu cầu kim cương cho toàn cầu trong 3.000 năm tới[6]. Kim cương hình thành trong hố này có đặc tính là độ cứng đặc biệt cao, độ cứng cao hơn 58% so với kim cương thường[7], chỉ thích hợp dùng cho mục đích khoa học và công nghiệp thay vì trở thành những vật trang sức đắt tiền. Nhiều viên kim cương tại Popigai chứa tinh thể lonsdaleite, một thù hình của carbon có một mạng tinh thể hình lục giác[8]. Những viên kim cương cũng có các tính năng mài mòn khác thường và kích thước hạt lớn có thể khiến cho chúng cực kỳ hữu ích cho các ứng dụng công nghiệp và khoa học.

Những viên kim cương thuộc loại này còn được biết đến như là "kim cương va chạm" vì chúng được cho là được tạo ra khi một thiên thạch lao vào một mỏ graphit với tốc độ cao[8]. Chúng có thể có công dụng công nghiệp nhưng được coi là không ổn định cho mục đích sử dụng làm đá quý[9].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Popigai”. Kho Tư liệu va chạm Địa cầu. Đại học New Brunswick. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ Masaitis, Victor L. (2003). Popigai Crater: General Geology. Springer. tr. 81–85. ISBN 978-3-540-43517-4.
  3. ^ Alexander Deutsch & Christian Koeberl (2006). “Establishing the link between the Chesapeake Bay impact structure and the North American tektite strewn field: The Sr-Nd isotopic evidence” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Meteoritics & Planetary Science. 41 (5): 689–703. Bibcode:2006M&PS...41..689D. doi:10.1111/j.1945-5100.2006.tb00985.x. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  4. ^ Richard Armstrong & S. Vishnevsky & C. Koeberl (2003). U-Pb Analysis of zircons from the Popigai impact tructure, Russia: First Results. Springer. tr. 99–116. ISBN 978-3-540-43517-4.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Alexander Deutsch & V.L. Masaitis, F. Langenhorst & R.A.F. Grieve (2000). “Popigai, Siberia—well preserved giant impact structure, national treasury, and world's geological heritage” (PDF). Episodes. 23 (1): 3–12. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Christian Science Monitor article of ngày 17 tháng 9 năm 2012
  7. ^ Pan, Zicheng; Sun, Hong; Zhang, Yi; and Chen, Changfeng (2009). “Harder than Diamond: Superior Indentation Strength of Wurtzite BN and Lonsdaleite”. Physical Review Letters. 102 (5): 055503. Bibcode:2009PhRvL.102e5503P. doi:10.1103/PhysRevLett.102.055503. PMID 19257519. Tóm lược dễ hiểuPhysorg.com (ngày 12 tháng 2 năm 2009).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ a b “Russia declassifies deposit of impact diamonds”. ITAR-TASS. 17 tháng 9 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2012. Truy cập 17 tháng 9 năm 2012.
  9. ^ Pros and cons of extraterrestrial diamonds Lưu trữ 2012-10-10 tại Wayback Machine, from "Rough&Polished–information and analytics on diamond and jewellery markets."