Bước tới nội dung

Họ Nhái sừng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Nhái sừng
Hemiphractus fasciatus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Bộ (ordo)Anura
Phân bộ (subordo)Neobatrachia
Liên họ (superfamilia)Hyloidea
Họ (familia)Hemiphractidae
Peters, 1862
Loài điển hình
Hemiphractus spixii Wagler, 1828 (= Rana scutata Spix, 1824)
Các chi
Xem trong bài.

Họ Nhái sừng (danh pháp khoa học: Hemiphractidae) là một họ nhái phân bố ở Nam MỹTrung Mỹ.

Lịch sử phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, nhóm nhái này được xếp trong phân họ Hemiphractinae thuộc họ Nhái bén. Nghiên cứu của Darst và ctv (2004) cho thấy Hemiphractinae (sensu lato) là đa ngành và không có quan hệ họ hàng gần với phần còn lại của Hylidae[1]. Faivovich và ctv (2005) thu được kết quả tương tự và chuyển "Hemiphractinae" ra khỏi họ Hylidae, đưa vào tổ hợp "Leptodactylidae" (sensu lato, một hạng (grade) hay nhánh cơ sở của nhóm nhái Hyloidea, không phải họ Leptodactylidae sensu stricto)[2] để làm cho họ Hylidae trở thành đơn ngành. Wiens và ctv (2005)[3] cũng cho thấy Hemiphractinae (sensu lato) không thuộc về họ Hylidae, nhưng công nhận nó như là họ Hemiphractidae. Tuy nhiên, Wiens và ctv (2006) lại nhận thấy "Hemiphractinae" là không đơn ngành[4]. Frost và ctv (2006) đưa ra kết luận rằng "Hemiphractinae" như định nghĩa trước đây bao gồm 3 đơn vị phân loại chỉ có quan hệ họ hàng xa về mặt phát sinh chủng loài, được họ tách ra thành ba họ: Amphignathodontidae (Flectonotus + Gastrotheca), Cryptobatrachidae (Cryptobatrachus + Stefania) và Hemiphractidae (Hemiphractus)[5].

Wiens và ctv (2007)[6] thừa nhận tính đơn ngành của Hemiphractidae (sensu lato) vì mục đích phân tích các mối quan hệ của Hemiphractidae và sử dụng các ngoại nhóm có thể được coi là nội nhóm trong sắp xếp phát sinh chủng loài của Frost và ctv. (2006)[5]. Guayasamin và ctv (2008) coi Amphignathodontidae, Cryptobatrachidae và Hemiphractidae tạo thành một nhóm đơn ngành, được họ gọi chung là Hemiphractidae[7]. Vitt và ctv (2009) đưa ra miêu tả phân loại chung cho ba họ Hemiphractidae, Cryptobatrachidae, Amphignathodontidae[8].

Họ Hemiphractidae được chia thành các chi sau:

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Darst C. R., D. C. Cannatella. 2004. Novel relationships among hyloid frogs inferred from 12S and 16S mitochondrial DNA sequences. Mol. Phylogenet. Evol. 31(2):462-475.
  2. ^ Faivovich J., Haddad C. F. B., Garcia P. C. O., Frost D. R., Campbell J.A., Wheeler W. C. (2005): Systematic review of the frog family Hylidae, with special reference to Hylinae: Phylogenetic analysis and taxonomic revision. Bulletin of the American Museum of Natural History. 294: 1-240.
  3. ^ Wiens J. J., J. W. Fetzner, C. L. Parkinson, T. W. Reeder. 2005. Hylid frog phylogeny and sampling strategies for speciose clades. Syst. Biol. 54:719-748, doi:10.1080/10635150500234625.
  4. ^ Wiens J. J., C. H. Graham, D. S. Moen, S. A. Smith, T. W. Reeder. 2006. Evolutionary and ecological causes of the latitudinal diversity gradient in hylid frogs: treefrogs unearth the roots of high tropical diversity Lưu trữ 2011-08-12 tại Wayback Machine. American Naturalist 168(5):579-596.
  5. ^ a b Frost D. R., T. Grant, J. Faivovich, R. H. Bain, A. Haas, C. F. B. Haddad, R. O. de Sá, A. Channing, M. Wilkinson, S. C. Donnellan, C. J. Raxworthy, J. A. Campbell, B. L. Blotto, P. E. Moler, R. C. Drewes, R. A. Nussbaum, J. D. Lynch, D. M. Green, W. 2006. The amphibian tree of life. Bulletin of the American Museum of Natural History 297:1-370
  6. ^ Wiens J. J., C. A. Kuczynski, W. E. Duellman, T. W. Reeder. 2007. Loss and re-evolution of complex life cycles in marsupial frogs: does ancestral trait reconstruction mislead? Lưu trữ 2011-08-12 tại Wayback Machine. Evolution 61:1886-1899, doi:10.1111/j.1558-5646.2007.00159.x.
  7. ^ Guayasamin J. M., S. Castroviejo-Fisher, J. Ayarzagüena, L. Trueb, C. Vilà. 2008. Phylogenetic relationships of glassfrogs (Centrolenidae) based on mitochondrial and nuclear genes. Mol. Phylogenet. Evol. 48(2):574-595. doi:10.1016/j.ympev.2008.04.012
  8. ^ Vitt L. J., J. P. Caldwell. 2009. Herpetology: An Introductory Biology of Amphibians and Reptiles. Ấn bản lần 3. Burlington, Massachusetts, Hoa Kỳ. Academic Press.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]