Bước tới nội dung

Họ Ếch đuôi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Ếch đuôi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Phân lớp (subclass)Lissamphibia
Bộ (ordo)Anura
Phân bộ (subordo)Archaeobatrachia
Họ (familia)Ascaphidae

Các chi
Xem văn bản

Họ Ếch đuôi (danh pháp khoa học: Ascaphidae) là một họ động vật lưỡng cư trong bộ Anura. Họ này nếu được công nhận thì có 2 loài.[1] Tuy nhiên, nó có thể gộp cùng các loài thuộc chi Leiopelma để lập ra họ Leiopelmatidae nghĩa rộng (sensu lato).

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Miền tây nam Canada và duyên hải tây bắc Hoa Kỳ tới miền bắc California; tây Montana và bắc Idaho tới đông bắc Oregon và tây nam Washington, Hoa Kỳ.

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Ascaphidae khi được công nhận chỉ bao gồm 1 chi như sau:

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủng hộ chia tách hai họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Savage (1973)[2] công nhận Ascaphidae cho riêng chi Ascaphus, chỉ để lại Leiopelma trong họ Leiopelmatidae.

Green và Cannatella (1993)[3] hay Ford và Cannatella (1993)[4] đã thảo luận các lý do cho việc tách nhóm này khỏi Leiopelma.

Bossuyt và Roelants (2009)[5], mở rộng trên cơ sở phân tích phát sinh chủng loài ếch nhái năm 2007 của họ đã gợi ý rằng trên cơ sở thời gian rẽ nhánh thì LeiopelmatidaeAscaphidae nên được coi là các họ tách biệt, có lẽ đã rẽ nhánh ra khỏi nhau trong kỷ Trias (251-200 Ma).

Pyron và Wiens (2011)[6] trong nghiên cứu của họ về các trình tự Genbank, xác nhận vị trí của Ascaphus như là đơn vị phân loại chị em của Leiopelma và đi theo đề xuất của Roelants và Bossuyt (2009), coi 2 chi này như là đại diện cho 2 họ ngang hàng.

Blackburn và Wake (2011)[7] xem xét tóm tắt lịch sử phân loại của đơn vị phân loại này và coi 2 chi còn sinh tồn này như là hợp thành 2 họ đơn chi khác biệt, mặc dầu sự dự phòng này là không cần thiết cho tính hiệu quả phân loại.

Ủng hộ hợp nhất thành 1 họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Frost và ctv (2006)[8] đã thảo luận tại sao LeiopelmaAscaphus nên gộp lại và nhận thấy rằng đơn vị phân loại gộp chung này về mặt phát sinh chủng loài nằm ở vị trí như là đơn vị phân loại chị-em với tất cả các nhóm ếch nhái khác, cũng giống như các kết quả của Roelants và ctv. (2007)[9]

Blackburn và ctv. (2010)[10], trên cơ sở phân tích phân tử gợi ý rằng AscaphusLeiopelma tạo thành một nhóm đơn ngành với tổ tiên chung gần nhất xuất hiện trong kỷ Creta (145-65 Ma).

Irisarri và ctv. (2010)[11] tìm thấy rằng Leiopelmatidae (sensu lato) là đơn ngành trên cơ sở phân tích DNA của họ.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ascaphidae”. AmphibiaWeb: Information on amphibian biology and conservation. 2013. Berkeley, California: AmphibiaWeb. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Savage J. M. 1973. The geographic distribution of frogs: patterns and predictions. Trong Vial J. L. (chủ biên), Evolutionary Biology of the Anurans: Contemporary Research on Major Problems. Nhà in Đại học Missouri, Columbia, Missouri, tr. 351-445.
  3. ^ Green D. M. và D. C. Cannatella. 1993. Phylogenetic significance of the amphicoelous frogs, Ascaphidae and Leiopelmatidae. Ethology, Ecology & Evolution 5: 233-245
  4. ^ Ford L. S. và D. C. Cannatella. 1993. The major clades of frogs. Herpetological Monographs 7: 94-117.
  5. ^ Bossuyt F. và K. Roelants. 2009. Anura. Trong: Hedges S. B. và S. Kumar (chủ biên), The Timetree of Life. Nhà in Đại học Oxford, New York, Hoa Kỳ, tr. 357-364.
  6. ^ Pyron R. A. và J. J. Wiens. 2011. A large-scale phylogeny of Amphibia including over 2800 species, and a revised classification of advanced frogs, salamanders, and caecilians. Molecular Phylogenetics and Evolution 61: 543-583.
  7. ^ Blackburn D. C. và D. B. Wake. 2011. Class Amphibia Gray, 1825. Trong: Zhang Z. Q. (chủ biên), Animal biodiversity: An outline of higher-level classification and survey of taxonomic richness. Zootaxa. 3148: 39-55.
  8. ^ Frost D. R., T. Grant, J. Faivovich, R. H. Bain, A. Haas, C. F. B. Haddad, R. O. de Sá, A. Channing, M. Wilkinson, S. C. Donnellan, C. J. Raxworthy, J. A. Campbell, B. L. Blotto, P. E. Moler, R. C. Drewes, R. A. Nussbaum, J. D. Lynch, D. M. Green, Wheeler. 2006. The amphibian tree of life. Bulletin of the American Museum of Natural History 297: 1-370.
  9. ^ Roelants K., D. J. Gower, M. Wilkinson, S. P. Loader, S. D. Biju, K. Guillaume, L. Moriau, F. Bossuyt. 2007. Global patterns of diversification in the history of modern amphibians. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America 104: 887-892.
  10. ^ Blackburn D. C., D. P. Bickford, A. C. Diesmos, D. T. Iskandar, và R. M. Brown. 2010. An ancient origin for the enigmatic Flat-headed Frogs (Bombinatoridae: Barbourula) from the islands of Southeast Asia. PLoS (Public Library of Science) One 5 (8: e 12090): 1-8.
  11. ^ Irisarri I., D. San Mauro, D. M. Green, và R. Zardoya. 2010. The complete mitochondrial genome of the relict frog Leiopelma archeyi: Insights into the root of the frog Tree of Life. Mitochondrial DNA 21: 173-182.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]