Bước tới nội dung

Gioan thành Damascus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thánh Gioan thành Damascus
linh ảnh Ả Rập
Tu sĩ, Tiến sĩ Hội thánh
Sinhc. 675 or 676
Damascus, Bilad al-Sham, Umayyad Caliphate
Mất(749-12-04)4 tháng 12, 749
Mar Saba, Jerusalem, Bilad al-Sham, Umayyad Caliphate
Tuyên thánhPre-Congregation bởi Eastern Orthodox Church
Roman Catholic Church
Anglican Communion
Commemorated in Lutheranism
Lễ kínhDecember 4
March 27 (General Roman Calendar 1890–1969)
Biểu trưngSevered hand, icon
Quan thầy củaPharmacists, icon painters, theology students

Thánh Gioan thành Damascus (tiếng Hy Lạp: Ἰωάννης ὁ Δαμασκηνός, Iōannēs ho Damaskēnos; tiếng Latinh: Ioannes Damascenus; tiếng Ả Rập: يوحنا الدمشقي, ALA-LC: Yūḥannā ad-Dimashqī), cũng có tên khác là Gioan người Damascus và Χρυσορρόας / Chrysorrhoas (nghĩa đen "dòng suối vàng"; nghĩa là "diễn giả vàng"; sinh năm 675 hoặc 676 – 4 tháng 12 năm 749) là một tu sĩ và linh mục người Syria. Sinh ra và lớn lên ở Damascus, ông mất tại tu viện Mar Saba gần Jerusalem.[1]

Ông là học giả đa ngành với các nghiên cứu và đóng góp trong các lĩnh vực luật pháp, thần học, triết họcâm nhạc. Một số nguồn cho rằng ông là người quản lý chính của caliph Hồi giáo tại thành phố Damascus trước khi trở thành linh mục.[2][3] Ông viết tác phẩm trình bày đức tin Kitô giáo, và sáng tác các bài thánh ca mà nay vẫn được sử dụng trong phụng vụ Kitô giáo Đông phương trên khắp thế giới cũng như trong Giáo hội Luther vào dịp lễ Phục sinh.[4] Ông là một trong các Giáo phụ của Chính thống giáo Đông phương và được biết đến với việc nhiệt thành bảo vệ các linh ảnh.[5]  Giáo hội Công giáo Rôma coi ông là một Tiến sĩ Hội Thánh, thường được gọi là Tiến sĩ Mông Triệu do các bài viết của ông về việc Mẹ Maria được đưa lên trời.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ M. Walsh, ed.
  2. ^ Suzanne Conklin Akbari, Idols in the East: European representations of Islam and the Orient, 1100-1450, Cornell University Press, 2009 p. 204
  3. ^ David Richard Thomas, Syrian Christians under Islam: the first thousand years, Brill 2001 p. 19.
  4. ^ Lutheran Service Book (Concordia Publishing House, St. Louis, 2006), pp. 478, 487.
  5. ^ Aquilina 1999, tr. 222
  6. ^ Rengers, Christopher (2000). The 33 Doctors of the Church. Tan Books. tr. 200. ISBN 978-0-89555-440-6.