Bước tới nội dung

Giải phóng Paris

48°52′24,6″B 2°17′47,1″Đ / 48,86667°B 2,28333°Đ / 48.86667; 2.28333
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải phóng Paris
Một phần của Mặt trận phía Tây thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

Quân Đồng Minh tiến vào giải phóng Paris
Thời gian19 tháng 8 năm 194425 tháng 8 năm 1944
Địa điểm
Kết quả Phe Đồng Minh thắng, tái lập nền Cộng hòa Pháp
Tham chiến
 Pháp Tự do
 Hoa Kỳ
 Đức
Milice
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng Pháp quốc Tự do Philippe Leclerc
Lực lượng Pháp quốc Tự do Henri Rol-Tanguy
Lực lượng Pháp quốc Tự do Jacques Chaban-Delmas
Hoa Kỳ Raymond O. Barton
Đức Quốc xã Dietrich von Choltitz (POW)
Thành phần tham chiến

Lực lượng Pháp quốc Tự do FFI
Pháp 2nd Armored Division

Hoa Kỳ 4th Infantry Division
Đức Quốc xã 325th Security Division
Milice
Lực lượng
2nd French Armoured Division,
French Forces of the Interior,
4th Hoa Kỳ Infantry Division
5.000 trong Paris
15.000 ngoại ô
Tổng cộng 20.000
Thương vong và tổn thất
Kháng chiến Pháp: 1.500 chết[1]
Quân giải phóng Pháp: 130 chết, 319 bị thương[2]
Hoa Kỳ: Không rõ [3]
3.200 chết, 12.800 bị bắt[1]
Giải phóng Paris trên bản đồ Paris
Giải phóng Paris
Vị trí trong Paris

Sự kiện giải phóng Paris, hay còn được biết với tên trận Paris, diễn ra trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, từ ngày 19 tháng 8 năm 1944 cho tới khi lực lượng chiếm đóng Đức đầu hàng vào ngày 25 cùng tháng. Trước đó, thủ đô Pháp phải chịu sự quản lý của Đức Quốc xã từ tháng 6 năm 1940 khi quân đội Đức chiếm miền Bắc và Tây Pháp trong Trận chiến nước Pháp, còn chính phủ bù nhìn Vichy thành lập thủ đô ở thành phố Vichy, thuộc vùng Auvergne-Rhône-Alpes. Đối với Hoa Kỳ, trận giải phóng Paris có ý nghĩa lịch sử như sự kết thúc thắng lợi của chiến dịch Normandie đẫm máu vào mùa hè,[4] trong khi người châu Âu coi sự kiện này là một bước ngoặt cho cuộc chiến.[5] Nói cách khác, người ta cho rằng sự kiện giải phóng Paris đã chấm dứt cuộc giải phóng nước Pháp với thắng lợi hoàn toàn của phe Đồng Minh.[6]

Thị dân Paris đã bắt đầu nổi dậy từ ngày 19 tháng 8 năm 1944, nhưng quân đội Đức đã sắp sửa dập tắt được cuộc nổi dậy này.[6] Nhưng sau cùng, với việc Sư đoàn Thiết giáp số 2 của Pháp dưới quyền Tướng Philippe Leclerc cùng với quân đội Hoa Kỳ kéo vào Paris (quân Hoa Kỳ đã "dọn dẹp" hướng Đông thành phố), quân Đức phải đầu hàng sau khi Sở Chỉ huy quân Đức bị đánh úp.[7][8] Tướng Dietrich von Choltitz của Đức đã được giao trách nhiệm kêu gọi ngừng bắn[7]. Sau khi Paris được giải phóng, quân Đồng Minh khải hoàn tiến vào thành phố vào ngày 26 tháng 8 năm 1944.[7] Tướng Charles De Gaulle đã tái cơ cấu Chính phủ Pháp.[6] Trong niềm hoan hỉ, ông đã tổ chức lễ diễu binh chiến thắng cùng với lực lượng Kháng chiến quân Pháp và quân Mỹ từ Khải Hoàn môn xuống điện Elysées.[7][7][9]

Là đỉnh cao thắng lợi cho cuộc tiến công nước Pháp của quân lực Đồng Minh,[10] Sự kiện giải phóng Paris đã kết thúc sự chiếm đóng của người Đức trên đất Pháp, tái lập nền Cộng hòa, cũng là dấu chấm hết cho chính phủ Vichy. Do đó, theo góc nhìn của De Gaulle, cuộc giải phóng Paris đã hoàn tất mục tiêu trọng đại của ông.[11] Thắng lợi của cuộc giải phóng Paris đã mang lại kết thúc tốt đẹp cho mối quan hệ đầy sóng gió giữa De Gaulle với lực lượng Pháp tự do trong thời chiến.[12] Ngoài ra, thắng lợi này của quân lực Đồng Minh cũng biểu trưng cho sự sụp đổ hoàn toàn của Quân đội Đức Quốc xã tại nước Pháp.[13]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Libération de Paris” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  2. ^ History Channel: The Lost evidence-Liberation of Paris
  3. ^ Libération de Paris forces américaines
  4. ^ Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Liberation of Paris 1944: Patton's Race for the Seine, trang 90
  5. ^ Arnold Clement Franco, Paula Aselin Spellman, Code to victory: coming of age in World War II, trang 117
  6. ^ a b c Thomas B. Buell, John N. Bradley, Thomas E. Griess, Jack W. Dice, John H. Bradley, The Second World War: Europe and the Mediterranean, trang 342
  7. ^ a b c d e Julian Jackson, France: The Dark Years, 1940-1944
  8. ^ Dominique François, Normandy: Breaching the Atlantic Wall: From D-Day to the Breakout and Liberation, trang 274
  9. ^ Ross Steele, When in France, do as the French do: the clued-in guide to French life, language, and culture, trang 114
  10. ^ Andrew Michael Shanken, 194X: architecture, planning, and consumer culture on the American home front, trang 167
  11. ^ Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Liberation of Paris 1944: Patton's Race for the Seine, trang 22
  12. ^ Cross Channel Currents: 100 Years of The Entente Cordiale, trang 120
  13. ^ Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Liberation of Paris 1944: Patton's Race for the Seine, trang 7

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]